Hiệu trưởng ‘cúi đầu xin lỗi’ vì học sinh dị ứng thuốc phun muỗi
Lá thư xin lỗi của thầy giáo Nguyễn Xuân Khang – hiệu trưởng Trường Marie Curie, Hà Nội khiến nhiều phụ huynh, học sinh cảm động vì sự chân thành, sẵn sáng nhận trách nhiệm khi nhà trường có lỗi.
Lá thư xin lỗi của thầy hiệu trưởng gây xúc động với nhiều học sinh
Trước đó, trường này tổ chức phun thuốc chống muỗi vào ngày chủ nhật 6-5. Thông tin từ nhà trường cho biết đây là lần thứ hai nhà trường phun thuốc muỗi trong khoảng 1 tháng.
Tuy nhiên lần này đơn vị phun thuốc đổi loại thuốc khác để tránh muỗi kháng thuốc, tăng nồng độ so với đợt 1 nên thuốc chưa kịp khuếch tán khiến một số học sinh bị dị ứng vào buổi đi học đầu tuần (ngày 7-5).
Khi sự việc xảy ra, phòng ý tế của trường đã tiến hành sơ cứu cho học sinh và tập trung lực lượng lau cửa sổ, bàn ghế, bật quạt, thay ga gối… để khắc phục hậu quả.
Vì sự cố này, thầy hiệu trưởng đã có thư xin lỗi, trong thư viết: “Tôi cúi đầu xin lỗi quý vị cha mẹ học sinh và các con gặp sự cố sức khỏe ngày hôm nay. Tôi xin được chia sẻ trách nhiệm trước sức khỏe của các học sinh. Mong quý vị tha lỗi. Tôi vô cùng cảm ơn”.
Video đang HOT
Trong thư, thầy Nguyễn Xuân Khang cũng nói đây là bài học lớn cho nhà trường, cho ông trong những việc liên quan tới sức khỏe học sinh.
Đặc biệt, khi chia sẻ với học sinh của mình, vị hiệu trưởng già đã xưng là “ông nội” và gọi học sinh là “các con”.
“Ông nội mong các con cố gắng đến trường, trường hợp không cố gắng được, các con cứ ở nhà. Ông nội đã dặn các thầy cô cho các con thi sau (kiểm tra cuối kì). Ông nội thương các con vô cùng”.
Trước đây trên địa bàn Hà Nội cũng từng có những trường học vì phun thuốc diệt muỗi mà khiến học sinh, giáo viên bị dị ứng. Nhưng thay vì giải quyết hậu quả, xin lỗi phụ huynh, học sinh, lãnh đạo nhà trường lại lo giấu giếm, từ chối trách nhiệm dẫn tới bức xúc của giáo viên, học sinh.
Theo tuoitre.vn
Nguyên tắc tối thượng là tôn trọng những quy định của Luật
Đó là ý kiến và góc nhìn của GS Hồ Đắc Lộc - Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TPHCM (HUTECH) khi trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại quanh sự kiện GS Trương Nguyện Thành - người không đủ điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH) năm 2012 để bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen.
Từ vụ việc GS Trương Nguyện Thành không đủ điều kiện được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng ĐH Hoa Sen vì vướng tiêu chí "5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở GDĐH" theo Điều 20 của Luật GDĐH năm 2012, ông có thể cho biết ý kiến của mình về sự việc này thế nào?
Trước hết phải nói đây là điều đáng tiếc đối với ĐH Hoa Sen vì người được Hội đồng quản trị (HĐQT) tín nhiệm đề xuất đã không được công nhận chức danh hiệu trưởng. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận điều này theo quy định hiện hành.
Luật và các văn bản dưới luật thì buộc phải thực hiện nghiêm túc. Qua trường hợp của GS Thành, cá nhân ông nhận thấy Luật GDĐH sắp tới cần điều chỉnh thêm điều gì?
Theo tôi, Luật GDĐH chỉ nên quy định các yêu cầu tối thiểu đối với chức danh hiệu trưởng mang tính định lượng, như: Bằng cấp, chức danh...; còn các năng lực khác do HĐQT hoặc Hội đồng Trường đánh giá và quyết định chọn ứng viên cho chức danh hiệu trưởng.
Bộ GD&ĐT cũng đã nhận thấy những điểm hạn chế của Luật GDĐH năm 2012 và tiến hành lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung. Tuy nhiên, trong quá trình lấy ý kiến vừa qua, vẫn rất nhiều góp ý cho rằng không nên bỏ tiêu chí "5 năm kinh nghiệm quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở GDĐH" với chuẩn hiệu trưởng. Là người người từng tham gia các buổi lấy ý kiến đó, ông có thể lý giải vì sao lại như vậy?
Chúng ta có thể thấy kinh nghiệm quản lý cấp khoa, phòng sẽ giúp ích rất nhiều cho hiệu trưởng trong công tác điều hành nhà trường. Có lẽ vì vậy mà từ thực tiễn công việc của mình các nhà quản lý GDĐH mong muốn Hiệu trưởng có kinh nghiệm quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở GDĐH.
Nhiều cán bộ quản lý cho rằng, tiêu chí kinh nghiệm công tác trong chuẩn hiệu trưởng trường ĐH là nhằm nâng cao chất lượng cán bộ quản lý. Theo ông, nếu bỏ tiêu chí này có tác động gì đến chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý không?
Tôi cho rằng, mọi vị trí công tác đều cần kinh nghiệm. Hiệu trưởng cần có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực GD, nhưng không nhất thiết phải là lãnh đạo khoa, phòng. Vì vậy, chỉ nên quy định thời gian công tác tối thiểu của ứng viên hiệu trưởng (có thể là 3 năm) trong lĩnh vực GDĐH. Điều này không làm giảm chất lượng cán bộ quản lý.
Xin cảm ơn ông!
"Như tôi đã nói ở trên, Luật hiện hành quy định ra sao thì chúng ta phải thực hiện đúng như thế. Bởi thế, tôi cho rằng trong sự việc này các bên liên quan đã áp dụng đúng quy định, dù đúng là cũng có sự đáng tiếc. Thế nhưng đã là luật thì phải thực thi, không có chuyện linh động ở đây. Tuy nhiên đó cũng là điều bất cập mà trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật GDĐH hiện nay cần hết sức quan tâm". GS Hồ Đắc Lộc
Anh Tú (thực hiện)
Theo giaoducthoidai.vn
Thừa Thiên Huế: Kết luận nhiều nội dung tố cáo nữ Hiệu trưởng cấp 1 làm sai Ngày 7/5 tin từ UBND huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết vừa có văn bản kết luận nội dung tố cáo đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học Nước Ngọt 2, xã Lộc Thủy. Theo đó đơn tố cáo ngày 2/11/2017 có nội dung: "Bà Nguyễn Thị Thu Hoa, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nước Ngọt 2 cắt xén chương...