Hiệu trưởng chuyên Trần Đại Nghĩa: Cần thay đổi tiêu chí chọn HS vào chuyên
Theo thầy Nguyễn Minh, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, trường chuyên là nơi để đào tạo, phát triển các năng lực đặc thù của học sinh
Tại Việt Nam hiện nay hầu hết các địa phương trong cả nước đều có các chính sách đặc thù áp dụng đối với các trường chuyên.
Nhiều trường chuyên được các địa phương được coi là nơi đào tạo trọng điểm, đầu tư nguồn kinh phí rất lớn vào cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị hiện đại, mời các giáo sư, phó giáo sư về giảng dạy…
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Trường trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Trường Phổ Thông Năng Khiếu (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thì trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa (quận 1) hàng năm cung cấp rất nhiều học sinh giỏi cho thành phố và cả nước.
Trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: nguồn Hội phụ huynh nhà trường)
Nói về hệ thống trường chuyên trên cả nước hiện nay, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Minh – Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa cho biết, vai trò của các trường chuyên chủ yếu để phát triển các năng lực đặc thù của học sinh, để có định hướng nghề nghiệp cho các em ở bậc học cao hơn.
Về vấn đề có nên tồn tại mô hình trường chuyên hay không, theo thầy Nguyễn Minh, chủ yếu thể hiện ở góc độ tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường, sự khẳng định thương hiệu của trường chuyên đó đối với xã hội.
“Phần lớn các trường chuyên trong cả nước đều đã làm được việc này” – thầy Nguyễn Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, thầy Nguyễn Minh còn nói rằng, cần lấy nhu cầu của xã hội để mà đánh giá. Nhiều phụ huynh vẫn có nguyện vọng được cho con vào học trường chuyên. Như vậy, sự tồn tại của trường chuyên vẫn đáp ứng được nguyện vọng của phụ huynh, học sinh.
Tại đề án phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai đoạn 2010 – 2020 (ban hành kèm theo quyết định 959/QĐ-TTg ngày 24/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ) có tiêu chí là học sinh ở các trường chuyên có thể được ưu tiên học liên thông lên đại học ở các trường có môn chuyên đã học phổ thông.
Video đang HOT
Ví dụ: Ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Khoa Học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thì có thể ưu tiên học sinh học chuyên Sinh.
Còn đối với bậc trung học cơ sở, hiện nay như mô hình của trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa là không áp dụng chuyên.
Thầy Nguyễn Minh giải thích: Sở dĩ thành phố phải tổ chức việc khảo sát đầu vào lớp 6 là do nhu cầu đăng ký xét tuyển đầu vào luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với chỉ tiêu tuyển sinh.
Do đó, học sinh lớp 6 phải thực hiện một bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh bao gồm các nội dung ở môn Toán, tiếng Việt và kiến thức thường thức (hiểu biết của học sinh về các vấn đề xã hội).
Kiến thức chủ yếu nằm trong phần nội dung lớp 5. Toàn bộ những quy trình xét tuyển, kiểm tra khảo sát đầu vào lớp 6 này đều do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, thực hiện.
Việc khảo sát này thực hiện từ năm 2015, chủ yếu nhằm nâng cao các năng lực ngành nghề mũi nhọn, phát triển học sinh có năng lực ngoại ngữ cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệu trưởng trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa khẳng định rằng, việc này hoàn toàn không trái với quy định là không có trường chuyên, lớp chọn ở bậc tiểu học, trung học cơ sở.
Trả lời câu hỏi của phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về sự khác nhau giữa thi tuyển đầu vào với khảo sát đầu vào, thầy Nguyễn Minh trả lời: Nếu nói về thi thì cần phải có, xây dựng được quy chế thi, còn khảo sát đầu vào lớp 6 ở đây chỉ có các tiêu chí khảo sát.
Hàng năm, ở bậc trung học cơ sở, kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 Thành phố Hồ Chí Minh, trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa luôn được cử hẳn 1 đội thi riêng, còn các quận huyện khác và thành phố Thủ Đức mỗi nơi chỉ có 1 đội thi.
Kết quả là các thành viên trong đội tuyển thi của trường đều có giải gần hết. Học sinh sau khi học xong lớp 9 tại trường, thi vào lớp 10 chuyên như những học sinh khác trong toàn thành phố.
Phần lớn các em đều đậu vào lớp 10 của trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, hay những trường trung học phổ thông chuyên khác như Lê Hồng Phong, Phổ thông Năng khiếu.
“Nếu không, học sinh của trường cũng đậu vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông có điểm chuẩn cao nhất nhì thành phố” – thầy Nguyễn Minh cho biết.
Về đề xuất hướng phát triển của mô hình trường chuyên trong thời gian tới, thầy Nguyễn Minh chia sẻ, phải nhìn nhận rằng, các em học sinh sẽ có nhiều điều kiện phát triển niềm đam mê của mình khi vào học ở các trường chuyên.
Chính vì vậy, tiêu chí để lựa chọn học sinh vào học ở các trường chuyên cũng cần phải thay đổi.
Thầy Nguyễn Minh đưa ra ví dụ là có thể đưa thêm các tiêu chí phụ như học sinh cần có giải học sinh giỏi cấp thành phố ở môn thi chuyên, thì có thể được cộng thêm điểm khuyến khích, để nhằm xác định sát hơn năng lực của học sinh muốn vào học chuyên.
Song song đó, thầy Nguyễn Minh còn mong muốn sẽ thay đổi cách đào tạo ở các trường chuyên, có thể phối hợp với các trường đại học để xây dựng các chuyên đề, để học sinh có thể học “2 trong 1″, có nghĩa là cả phổ thông và đại học đều có nội dung này.
Học sinh nào đã được học ở bậc phổ thông rồi, thì lên đại học không cần học nữa, mà chỉ cần thực hiện các bài kiểm tra hay khảo sát.
Điều này có thể sẽ giúp cho rút ngắn thời gian đào tạo ở bậc đại học. Với vị trí là người đứng đầu trường trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa, thầy Nguyễn Minh nhấn mạnh, sắp tới, trường Trần Đại Nghĩa cũng sẽ thực hiện việc này, nhằm tiệm cận hơn nữa năng lực học tập của học sinh.
Gần 250 đơn kêu cứu vì cách xét tuyển lớp 10 chuyên, Sở GD-ĐT nói gì?
243 phụ huynh ở TP.HCM, trong đó chủ yếu là phụ huynh Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã gửi đơn đề nghị xem lại phương án xét tuyển lớp 10 trường chuyên.
Theo những phụ huynh này, Đơn được gửi đến Bộ GD-ĐT, UBND TP.HCM, Sở GD-ĐT TP.HCM và nhiều lãnh đạo của thành phố như Bí thư Nguyễn Văn Nên, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP... sau khi Sở GD-ĐT TP.HCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên.
Họ "sốc" khi 2/3 học sinh giỏi của 1 lớp ở Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không đỗ vào lớp 10 ở 2 trường chuyên của thành phố theo hình thức xét tuyển. Nguyên nhân theo những phụ huynh này là quy định cộng điểm khuyến khích vào điểm xét tuyển vào lớp 10 bất hợp lý. Việc cộng điểm lại được ban hành sau này khi huỷ kỳ thi khiến toàn bộ phụ huynh, học sinh lớp 9 tại TP.HCM không được thông báo về trước để ra quyết định tham dự thi kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Hơn nữa, việc cộng từ 1 đến 5 điểm khi chưa quy đổi về hệ số chung với điểm trung bình môn học cả năm là vô lý. Vì nếu cộng 1 điểm với điểm trung bình chung môn học khi xét tuyển thì sẽ tương đương với 10 điểm của môn học đó, trong khi đó đáng lẽ ra phải quy đổi về cùng một hệ số trước khi cộng điểm với điểm trung bình môn, ví dụ 1 điểm = 0,1; 5 điểm = 0,5 thì sẽ giảm sự chênh lệch trong xét tuyển.
2/3 học sinh giỏi lớp 9 của 1 lớp ở Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa không đỗ vào lớp 10 chuyên dù điểm trung bình môn học cao. Tuy nhiên, khi thi tuyển thì những em này lại đỗ vào Trường Phổ thông Năng khiếu dù đề thi trường này nổi tiếng là khó.
Các phụ huynh lấy ví dụ: một học sinh học ngoại thành đỗ top đầu chuyên Hóa Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong theo phương thức xét tuyển, nhưng đã trượt kỳ thi tuyển sinh vào Trường Phổ thông Năng Khiếu (vì môn Hóa chuyên được 4,5 điểm). Còn một em là học sinh lớp 9 Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa, thi đỗ chuyên Hóa Trường Phổ thông Năng khiếu thì lại rớt tất cả trường chuyên thuộc Sở theo phương thức xét tuyển.
Theo thống kê, để trúng tuyển lớp chuyên mà không có điểm ưu tiên, học sinh phải có điểm trung bình học bạ toàn 9,10 ở cả 3 môn Toán - Văn - Anh
Nhóm phụ huynh mong muốn, một là sửa đổi việc cộng điểm khuyến khích trong xét tuyển vào lớp 10 năm nay. Hai là có chính sách riêng đối với học sinh lớp 9 Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa khi xét tuyển để đảm bảo được nguyên tắc xét tuyển đảm bảo chất lượng đầu vào của học sinh trường chuyên.
Theo họ, Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa là một trong số ít các trường phải thi tuyển đầu vào từ năm lớp 6, với tỉ lệ chọi rất cao (tỷ lệ 1/8 vào năm học 2017-2020) để lựa chọn được những học sinh ưu tú vào trường. Vì thế, chất lượng học sinh đã được sàng lọc rất kỹ. Tỷ lệ học sinh của trường đậu vào các Trường Phổ thông Năng Khiếu, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Trường Chuyên Trần Đại Nghĩa và các trường chuyên khác qua các kỳ thi tuyển sinh trong các năm học trước đạt từ hơn 90%" - phụ huynh nêu.
Với phương án này, nhóm phụ huynh đề xuất TP.HCM xem xét quyết định mở thêm lớp không chuyên/lớp tích học của trường chuyên để đón nhận các em về trường, nếu các em có nguyện vọng đăng ký.
VietNamNet liên hệ với ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT TP.HCM. Ông Hiếu cho hay đã nhận được phản ánh của phụ huynh, Sở đang chuẩn bị nội dung và sẽ có phản hồi về vấn đề này.
Trong năm đầu tiên TP.HCM thực hiện xét tuyển vào lớp 10, điểm chuẩn lớp 10 chuyên theo phương thức xét tuyển cao ngất ngưởng.
Với cách tính điểm xét tuyển lớp 10 chuyên = tổng điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn Văn, Toán, Ngoại ngữ Điểm trung bình môn cả năm lớp 9 của môn đăng ký thi chuyên x 2 Điểm khuyến khích (nếu có), Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong có điểm chuẩn cao nhất.
Trong đó, ở nguyện vọng 1 vào lớp 10 chuyên Sinh có điểm chuẩn là 49,4 điểm; Chuyên Toán và Hoá xếp thứ 2 với mức điểm chuẩn là 49,1 điểm.
Còn ở nguyện vọng 2, lớp chuyên Toán có điểm chuẩn là 50 điểm. Như vậy, nếu thí sinh không có điểm khuyến khích thì điểm học lớp 9 các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ phải đạt tuyệt đối 10 điểm thì mới trúng tuyển. Còn tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, ở nguyện vọng 1 vào lớp 10 chuyên Sinh và Toán có điểm chuẩn cao nhất với 47,6 điểm. Điểm chuẩn vào các lớp chuyên ở các trường khác từ 45 điểm trở lên. Với mặt bằng điểm chuẩn này, học sinh phải có điểm các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và môn đăng ký chuyên năm lớp 9 đạt từ 9 điểm trở lên (nếu không có ưu tiên) mới có thể trúng tuyển.
'Ôm' giáo sư về trường chuyên: Câu chuyện sản xuất nhỏ Sở GD-ĐT tỉnh Hòa Bình lấy ý kiến về dự thảo tờ trình và nghị quyết của HĐND tỉnh quy định một số chính sách đặc thù đối với trường THPT chuyên. Dự thảo đề xuất hỗ trợ 1 tỷ đồng cho GS, PGS về làm việc tại trường. Trước đề xuất này, nhiều người quan tâm và có những ý kiến khác...