Hiểu thế nào là tự chủ đại học
Cùng với sự ra đời của phương thức quản lý công mới vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980, quản lý giáo dục đại học (GDĐH) trên thế giới cũng chuyển dần từ mô hình nhà nước kiểm soát sang mô hình nhà nước giám sát.
Tự chủ ĐH trở thành chủ đề được thảo luận, trao đổi, tranh luận trong giới GDĐH cũng như trong các nhà hoạch định chính sách giáo dục từ đó đến nay. Tuy nhiên, đến nay vẫn có những cách hiểu khác nhau về tự chủ ĐH.
Ảnh minh họa/internet
“Hiểu thế nào là tự chủ đại học” là nội dung được TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ GD&ĐT – đóng góp trong diễn đàn “Tự chủ đại học – những vấn đề đặt ra”, nằm trong tham luận của ông về “Kinh nghiệm quốc tế và một số vấn đề đư do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức mới đây.
Tự chủ đại học là gì?
Tham luận của TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến đưa thông tin: Tháng 11/1997, Đại hội đồng UNESCO trong Bản khuyến nghị về vị thế giảng viên ĐH đã đưa ra định nghĩa sau:
“Tự chủ là mức độ tự quản mà cơ sở giáo dục ĐH cần có để ra quyết định hữu hiệu về công tác chuyên môn, các chuẩn mực, nhiệm vụ quản lý và các hoạt động liên quan, nhất quán với các hệ thống giải trình công, đặc biệt là giải trình về ngân sách nhà nước, về sự tôn trọng quyền tự do học thuật và quyền con người. Tuy nhiên, bản chất về quyền tự chủ nhà trường có thể thay đổi tùy theo loại hình nhà trường”.
Một năm sau, Hiệp hội quốc tế các ĐH (IAU) trong bản Tuyên bố về tự do học thuật, tự chủ ĐH và trách nhiệm xã hội, đã tiếp tục làm rõ như sau:
“Nguyên tắc về tự chủ ĐH có thể được hiểu là mức độ độc lập cần thiết đối với sự can thiệp bên ngoài mà trường ĐH cần có trong tổ chức và quản trị nội bộ, trong phân bổ nội bộ các nguồn lực tài chính và huy động thu nhập từ các nguồn ngoài ngân sách, trong tuyển dụng giảng viên, trong quy định các điều kiện học tập, và cuối cùng, trong việc tự do giảng dạy và nghiên cứu”.
Nói một cách ngắn gọn thì tự chủ ĐH là quyền tự do của nhà trường ĐH trong việc quyết định những công việc của chính mình; những công việc này hiện được quan tâm chủ yếu ở bốn lĩnh vực: học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự.
Tuy thế khảo sát năm 2003 của OECD cho thấy vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về tự chủ ĐH (nội dung, phạm vi, mức độ) được chia sẻ giữa các quốc gia thuộc khối OECD cũng như giữa các hệ thống GDĐH. Điều này có liên quan trước hết đến nhận thức về tầm quan trọng của tự chủ ĐH.
Video đang HOT
Nhận thức, xử sự khác nhau đối với việc thực hiện quyền tự chủ ĐH
Tầm quan trọng này, theo tham luận của TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, được làm rõ trong lý thuyết quản lý công mới. Theo đó, để nâng cao hiệu quả-chi phí trong các đơn vị công cần vận dụng cách quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở phát huy quyền tự chủ của đơn vị.
Vì thế, ở các nước đi đầu trong quản lý công mới, quyền tự chủ ĐH được nhà nước giao cho nhà trường trên cơ sở niềm tin rằng nếu được tự chủ thì nhà trường sẽ thực hiện tốt hơn việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Vì niềm tin này dựa chủ yếu vào lý luận quản lý hơn là bằng chứng tổng kết từ thực tiễn nên từng nước, tùy theo trình độ phát triển kinh tế, truyền thống văn hóa, chế độ chính trị và thể chế giáo dục, sẽ có những nhận thức khác nhau và xử sự khác nhau đối với việc thực hiện quyền tự chủ ĐH.
Lấy ví dụ về việc thực hiện tự chủ ĐH ở các nước Châu Âu. Khảo sát năm 2007-2008 của Hiệp hội ĐH Châu Âu (EUA) nhận định: “Mặc dù khảo sát cho thấy một xu thế chung trong toàn Châu Âu về việc tăng tự chủ ĐH, nhưng vẫn còn một số lớn nước chưa trao được là bao quyền tự chủ cho các ĐH của mình, vì vậy hạn chế kết quả thực hiện của nhà trường.
Cũng có một số trường hợp, quyền tự chủ đã được trao nay lại bị xiết lại. Cũng phổ biến là khoảng cách giữa tự chủ trên văn bản với mức độ thực tế để ĐH có thể hành động với sự độc lập nào đó”.
Mới đây nhất, trên cơ sở đánh giá và xếp hạng tự chủ ĐH trong phạm vi 29 hệ thống GDĐH Châu Âu năm 2016, EUA nhận định: “Không có xu thế tự nhiên hướng tới việc tăng quyền tự chủ ĐH trong toàn Châu Âu.
Việc đánh giá cho thấy phần nào tính phức tạp của vấn đề bắt nguồn từ các đặc trưng và cấu trúc của từng hệ thống GDĐH và liên quan đến một số khía cạnh khác, chẳng hạn sự sẵn sàng của nguồn lực.
Quyền tự chủ ĐH chỉ được tăng cường khi có sự cam kết liên tục và đối thoại tích cực giữa ngành GDĐH với các cơ quan công quyền”.
Như thế, có thể thấy, dù rằng xu thế chung là hướng tới phát huy quyền tự chủ đại học, nhưng từ nhận thức đến các quy định pháp lý về tự chủ ĐH, có sự khác biệt đáng kể từ nước này sang nước khác và từ lĩnh vực tự chủ này sang lĩnh vực tự chủ khác.
Hải Bình (ghi)
Theo giaoducthoidai
Đánh học sinh, phạt tiền: "Giáo viên không phải đi buôn trốn thuế"
Một số vi phạm liên quan đến chuẩn mực, đạo đức nhà giáo đều bị quy thành tiền phạt là việc không nên, có thể tạo ra những áp lực cho giáo viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa đưa ra dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến góp ý.
Dự thảo Nghị định đưa ra nhiều chế tài nhằm ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong môi trường giáo dục.
Đặc biệt, có nhiều quy định liên quan đến chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Tất cả các lỗi như chửi, xúc phạm, đánh học sinh đều được quy trực tiếp ra tiền phạt nếu vi phạm.
Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo Nghị định nh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục để lấy ý kiến. (Ảnh minh họa, nguồn: Vietnamnet)
Cụ thể, Điều 32 Dự thảo Nghị định quy định: Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học. Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi xâm phạm thân thể người học.
Bên cạnh đó, giáo viên còn buộc phải xin lỗi công khai học sinh hoặc bị đình chỉ giảng dạy từ 1-6 tháng.
Dự thảo nghị định sẽ được đưa ra lấy ý kiến đến hết ngày 25/11, sau đó sẽ được ban hành chính thức.
Dự thảo này đang nhận được ý kiến trái chiều từ giáo viên và các chuyên gia giáo dục.
Theo Cô Nguyễn Diệu Minh, giáo viên dạy tiểu học tại huyện Như Thanh, Thanh Hóa, bạo lực không phải là cách tốt để giáo dục trẻ em. Nếu thường xuyên dùng bạo lực với trẻ, các em cũng sẽ có xu hướng bạo lực với người khác.
"Giáo viên chúng tôi luôn cố gắng để không phải đánh học sinh. Nhưng nhiều khi chỉ cần 1 cái tét mông, các con sẽ ngoan hơn, học tốt hơn. Phương pháp dùng đòn roi thực tế mà nói có từ cấp 1 đến cấp 2, hầu như ở trường lớp nào ít nhiều cũng có. Dù không phải cách tốt, nhưng nhiều khi phụ huynh còn khuyến khích cô giáo đánh con. Nhưng cũng cần biết rằng đánh học sinh như thế nào, giơ cao đánh khẽ, để con biết sai, biết sợ chứ không phải đánh đau thật.
Nếu Bộ GD-ĐT đưa ra cách phạt tiền thì thực sự không phải là giải pháp tốt, mà chỉ làm tăng thêm áp lực cho giáo viên", cô Minh cho biết.
"Sở dĩ giáo viên đánh học sinh nhiều khi cũng chỉ vì áp lực từ chính nhà trường, phụ huynh, mong cho các con ngoan hơn, học tốt hơn. Ví dụ, con tôi đang học mẫu giáo, vì cháu lười ăn, nên tôi nói với cô giáo rằng không cần ép cháu ăn quá nhiều trên lớp nếu cháu không muốn. Như vây, sẽ không có chuyện cô phải dọa, hay ép cho con ăn bằng được. Là giáo viên, chúng tôi cũng có con, và không muốn đánh học sinh của chính mình, nhưng giáo viên đang có rất nhiều áp lực. Quy định này nếu áp dụng sẽ vô cùng cứng nhắc và khó thuyết phục", cô Minh bày tỏ.
Nữ giáo viên cho biết, để giải quyết những vấn đề về bạo lực học đường, cần thay đổi tư duy giáo dục, để tránh gây áp lực cho cả giáo viên và học sinh thay vì tìm cách đánh trực tiếp vào túi tiền để răn đe.
Trong khi đó, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam tỏ ra khó hiểu khi Bộ GD-ĐT đưa ra quy định phạt tiền các vấn đề liên quan đến đạo đức nhà giáo. "Có nhiều hình thức để giải quyết, nhưng không hiểu sao Bộ GD-ĐT lại nghĩ ra cách phạt tiền, có vẻ sưu cao thuế nặng. Tôi không hiểu sao lại nghĩ ra cách đối xử với nhà giáo bằng cách phạt tiền. Giáo viên không phải là người buôn bán, trốn thuế hay gian lận mà phải xử phạt bằng tiền".
Trong dự thảo tờ trình, Bộ GD-ĐT cho rằng, một số hành vi trái pháp luật đã xảy ra trên thực tế, nhưng chưa có các quy định để xử phạt, một số quy định mới được ban hành để tăng cường quản lý hoạt động giáo dục chưa có chế tài. Vì vậy, cần bổ sung hành vi vi phạm để có cơ sở pháp lý xử phạt....
Tuy nhiên, GS Phạm Tất Dong cho rằng, những vụ việc giáo viên đánh học sinh chỉ là hãn hữu, cá biệt. Không thể vì các hiện tượng này mà đưa ra các quy định phạt tiền. Nếu ứng xử với các giáo viên không đúng, dễ gây ra mặc cảm với giáo viên. Những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, có thể đuổi việc, cắt hợp đồng, thậm chí cho ra khỏi ngành, những trường hợp vi phạm lần đầu, không quá nghiêm trọng có thể phạt cảnh cáo, khiển trách...
Ngoài ra, GS Dong cho rằng, hầu hết các địa phương hiện nay đều đang gặp phải tình trạng quá tải lớp học, áp lực sĩ số đè nặng lên giáo viên, như vậy, nếu phạt tiền giáo viên có giải quyết được vấn đề? Ngược lại, nếu làm không tốt, sẽ dễ nảy sinh ra sự tâm lý ức chế, "mặc kệ" của giáo viên, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Thế nào là dạy thêm?
Cũng trong dự thảo Nghị định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các quy định về xử phạt đối với việc dạy thêm sai quy định.
Tuy nhiên, theo GS Phạm Tất Dong, quy định này khó áp dụng vào thực tế, bởi hiện nay chưa có bất cứ quy định cụ thể nào về việc thế nào được coi là dạy thêm, cấm dạy thêm trong những trường hợp nào?
"Nên hiểu thế nào là dạy thêm, không phải cứ dạy thêm là phạt, hiện nay ai cũng cần phải học, xã hội học tập, ai học thêm được điều gì hay điều ấy. Chỉ nên phạt trong những trường hợp trên lớp giáo viên không dạy hết kiến thức, nhưng hết giờ lại bắt học sinh học thêm để lấy tiền, nếu không học thêm thì không làm được các bài kiểm tra, hay kết quả học tập kém. Chỉ những việc làm này với đáng lên án. Trường hợp giáo viên dạy Toán, nhưng lại có khả năng tiếng Anh, nhạc họa tốt, dạy thêm những môn này ngoài giờ cũng là sai quy định? Như vậy cần làm rõ định nghĩa thế nào là dạy thêm, cấm dạy thêm trong những trường hợp nào?
Nếu muốn chặt chẽ hơn nữa, có thể quy định thầy giáo không nên dạy thêm cho học sinh lớp mình hay thầy giáo không được dạy thêm cho học sinh trong trường. Nếu cứ nói dạy thêm là phạt thì không thuyết phục. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên trao đổi trực tiếp, lấy ý kiến giáo viên một cách cần trọng", GS Dong nêu rõ./.
Theo vov
Những chính sách giáo dục nổi bật nào có hiệu lực từ tháng 10 Giáo sư phải có ít nhất 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế; Giáo viên sẽ được đánh giá theo 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí hay bỏ giới hạn tuổi với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học là những chính sách giáo dục nổi bật có hiệu lực từ ngày 10/10. Giáo sư phải có ít nhất...