Hiệu quả thanh tra GTVT chưa cao
Năm 2013, lực lượng thanh tra Bộ GTVT đã thực hiện hàng loạt đợt thanh tra, kiểm tra hoạt động vận tải, xây dựng hạ tầng, qua đó nhiều vi phạm được phát hiện, nhiều nhà thầu bị đình chỉ. Tuy nhiên, vi phạm trong lĩnh vực này vẫn nhiều mà qua thanh tra không phát hiện được.
Vụ cháy tàu cánh ngầm Vina Express01 lộ ra nhiều sai phạm trong hoạt động thanh tra
“ Nóng” vấn đề đấu thầu, bán thầu
Theo báo cáo của Thanh tra Bộ GTVT, năm 2013 lực lượng này đã thực hiện gần 82.000 cuộc thanh tra, kiểm tra và phát hiện hơn 220.000 vụ vi phạm, xử phạt hơn 214.000 vụ với số tiền 306 tỷ 386,101 triệu đồng, tạm giữ 1.186 ô tô, tước quyền sử dụng 44.907 giấy phép lái xe, bằng thuyền trưởng, đình chỉ 235 bến đò ngang và 13 phương tiện thủy. Cũng trong năm 2013, lần đầu tiên Bộ GTVT thành lập 7 đoàn kiểm tra do 7 Thứ trưởng trực tiếp kiểm tra về quản lý hoạt động vận tải tại 21 tỉnh, thành. Kết quả cho thấy 18/21 tỉnh thành có nhiều yếu kém, buông lỏng quản lý dẫn đến sai phạm.
Đặc biệt, 4 nhà thầu bị cấm đấu thầu, không xem xét chỉ định thầu; 14 nhà thầu khác bị gửi thông báo tới các chủ đầu tư cần lưu ý thận trọng xem xét năng lực khi tham gia đấu thầu là số lượng doanh nghiệp bị Thanh tra Bộ GTVT xử lý cao nhất từ trước tới nay, sau các cuộc thanh tra các dự án đầu tư xây dựng công trình năm 2013. “Các nhà thầu bị xử lý do vi phạm hợp đồng xây dựng, có hành vi chuyển nhượng khối lượng trái phép hoặc không hợp tác, cung cấp tài liệu đầy đủ cho các đoàn thanh tra”, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết.
Video đang HOT
Qua 17 cuộc thanh tra hành chính, Thanh tra Bộ GTVT đã tiến hành xử lý về kinh tế hơn 400 tỷ đồng; giảm trừ giá trị thanh toán tại các dự án hơn 121 tỷ đồng; yêu cầu thu hồi về ngân sách 12,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu tính bình quân các dự án được thanh tra thì mỗi dự án chỉ bị đoàn kiểm tra thu hồi chưa đầy 500 triệu đồng.
Theo đánh giá của Thanh tra Bộ GTVT, sai phạm nổi cộm tại các dự án giao thông được kiểm tra là có không ít nhà thầu sau khi ký hợp đồng đã bán thầu hoặc ký hợp đồng với thầu phụ không đảm bảo chất lượng mà không có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư. “Công tác mở thầu, chấm thầu có nhiều sai sót, nặng về hình thức, nên nhiều dự án để lọt các nhà thầu không đủ năng lực trúng thầu thi công”, đại diện Thanh tra Bộ GTVT đánh giá.
Điều đáng báo động là, tình trạng khiếu nại trong đấu thầu tại các dự án giao thông có xu hướng tăng, trong năm 2013, Thanh tra Bộ GTVT phải tổ chức ít nhất 2 cuộc thanh tra đột xuất, nhằm xác minh các đơn tố cáo tại Dự án Nâng cấp, cải tạo Quốc lộ 217 và Dự án Phát triển giao thông Đồng bằng Bắc bộ WB6.
Thanh tra chưa ra sai phạm?
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cho rằng hiệu quả công tác thanh tra của lực lượng Thanh tra GTVT trong năm 2013 chưa cao, bởi thực tế rất nhiều vấn đề nhưng lực lượng này làm chưa tốt. “Thanh tra đi thanh tra thường xuyên mà không phát hiện sai phạm, trong khi đó báo chí và nhân dân lại phát hiện ra rất nhiều vi phạm về GTVT. Đơn cử như thanh tra đăng kiểm tàu cánh ngầm, trong cả năm 2013 lực lượng thanh tra không phát hiện vi phạm nào nhưng báo chí lại phát hiện ra những vi phạm rất lớn, vậy là sao? Ở đây phải đặt vấn đề, do trình độ của thanh tra kém hay do bao che?”, Bộ trưởng Đinh La Thăng đặt câu hỏi.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ GTVT, trên toàn quốc đang triển khai thực hiện 150 công trình, dự án do Bộ này phê duyệt đầu tư, với tổng mức đầu tư hơn 800.000 tỷ đồng. Với quy mô rất lớn về nguồn vốn, cùng với chính sách quản lý đầu tư chưa thật sự hoàn thiện, lĩnh vực xây dựng cơ bản vẫn sẽ là điểm nhạy cảm cần tiếp tục được giám sát chặt chẽ trong năm 2014.
Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, báo cáo của thanh tra ngành nêu ra rất nhiều cuộc thanh tra, với kết quả khác nhau, nhưng thực tế thì đi đến đâu mọi người cũng đều kêu ca về chất lượng công trình giao thông có vấn đề, tiến độ thi công chậm… “Đối với các dự án hạ tầng giao thông, các kết luận thanh tra phải chỉ ra và phải có chế tài buộc những tổ chức, cá nhân phải bỏ tiền “đền” cho những hư hỏng, khiếm khuyết”, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu.
Theo ANTD
25 doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan bị đình chỉ
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB&XH) cho biết: Từ ngày hôm nay (20/2), 14 công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) Việt Nam và 11 công ty môi giới Đài Loan sẽ bị tạm dừng hoạt động cung ứng lao động sang Đài Loan vì thu phí của người lao động sai quy định. Thời gian bị tạm dừng từ 20-60 ngày.
Các công ty XKLĐ Việt Nam bị đình chỉ hoạt động vì đã thu phí, khấu trừ tiền ăn của người lao động cao hơn quy định và giữ lương của người lao động.
Danh sách doanh nghiệp Việt Nam bị xử phạt gồm: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp và chuyển giao công nghệ Việt Nam (Vinagimex), Tổng công ty cổ phần thương mại xây dựng (Vietracimex), Công ty cổ phần cung ứng nhân lực và thương mại Vietcom (Vietcom Human), Công ty cổ phần hữu nghị Bắc Giang, Công ty vận tải biển và xuất khẩu lao động Isalco, Công ty xuất khẩu lao động Vinamotor, công ty Phu Tho Co, công ty đào tạo và cung ứng nhân lực Letco, Trung tâm hợp tác nhân lực quốc tế Emico, Công ty cổ phần Simco Sông Đà, Công ty cổ phần nhân lực quốc tế và thương mại Sông Hồng (Song Hong Im), Công ty cổ phần cung ứng nhân lực quốc tế Polimex (Polimex HR), Công ty Vicm Co, Công ty Cienco 8.
25 Doanh nghiệp XKLĐ sang Đài Loan bị đình chỉ hoạt động vì thu phí của người lao động sai quy định (Ảnh: minh hoạ)
Ngoài 14 công ty Việt Nam, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng tạm dừng xác nhận hồ sơ tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài Loan đối với 11 công ty môi giới Đài Loan do có hành vi vi phạm về thu phí của người lao động, giữ lương và khấu trừ tiền ăn, ở từ lương của người lao động.
Danh sách các công ty môi giới Đài Loan bị tạm dừng hoạt động gồm: Công ty Chính Cách, Công ty Tam Hòa, Công ty Triển Lâm, Công ty Hâm Thụy, Công ty Liên Dương, Công ty Điền Gia, Công ty Lợ Thiên, Công ty Nam Á, Công ty An An, Công ty Lực Thông, Công ty Vịnh Ngạn.
Ngày 18/2, Cục quản lý LĐNN cũng đã yêu cầu 25 doanh nghiệp trên không triển khai tư vấn, tạo nguồn, tuyển chọn, đào tạo lao động để đưa sang làm việc tại Đài Loan trong thời gian bị tạm dừng để rà soát, chấn chỉnh và báo cáo Cục để xem xét các biện pháp xử lý tiếp theo.
Trước đó, tháng 11/2013, Cục Quản lý LĐNN cũng đã tạm dừng hoạt động của 18 công ty xuất khẩu lao động đi Đài Loan vì thu phí của người lao động sai quy định.
Năm 2014, tổng chi phí đi Đài Loan theo quy định đã được Bộ LĐTB&XH giảm từ không quá 4.500 USD xuống không quá 4.000 USD và sẽ xem xét điều chỉnh chi phí giảm dần theo từng năm, để tạo điều kiện cho người lao động.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Hà Nội lập đoàn kiểm tra lễ hội UBND TP Hà Nội đã quyết định thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra quản lý lễ hội trên địa bàn. Giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội là Tổ trưởng liên ngành, có 3 Tổ phó là Phó Giám đốc các Sở: Y tế, Công Thương, và CATP Hà Nội. ảnh minh họa Các thành viên Tổ liên ngành gồm Phó...