Để xảy ra TNGT, hàng trăm cán bộ bị xử lý
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, có đến hàng trăm cán bộ bị xử lý nghiêm vì để xảy ra tai nạn giao thông.
Tại chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, phát sóng trên VTV tối 29/12, ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải nhận được nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ngành mình khi để diễn ra các vụ tai nạn nhiêm trọng.
Người dân ở xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: Ở làng chúng tôi có tới hơn 2.000 con em đi làm việc tại khắp các địa phương trong cả nước. Mỗi lần nghe tin ở đâu xảy ra TNGT thì chúng tôi lại lo lắng con cháu mình bị tai nạn. Xin Bộ trưởng cho các cháu lời khuyên, đi làm ở địa phương nào thì an toàn hơn?
BT Đinh La Thăng: Năm 2013 xảy ra gần 30.000 vụ tai nạn giao thông làm chết hơn 9 nghìn người, bị thương 29.500 người. So với năm 2012, số vụ giảm 5,2%, số người chết giảm 0,6% và số người bị thương giảm 9,4%.
Có thể nói đây là kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, có thể thấy số vụ, số người chết, số người bị thương vẫn ở mức cao. Các địa phương tổ chức tốt tuyên truyền vận động người dân thì ở đó sẽ đảm bảo an toàn giao thông.
Tôi lấy ví dụ như ở Hà Nội, TPHCM là nơi có mật độ giao thông dày đặc, lớn nhất cả nước nhưng năm 2013, các tiêu chí về tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí. Tôi cho rằng, tổ chức ở các địa phương này hết sức tốt.
Ông Đinh La Thăng – Bộ trưởng Bộ Giao thông – Vận tải
Thực tế vi phạm Luật giao thông nhưng nhiều trường hợp không bị xử lý. Theo Bộ trưởng, xảy ra tình trạng này phải chăng do lực lượng xử lý vi phạm giao thông còn mỏng, địa bàn phức tạp và thủ đoạn vi phạm giao thông thì càng tinh vi hay không? (Câu hỏi này từ nhiều cán bộ hưu trí ở Hà Nội).
Video đang HOT
BT Đinh La Thăng: Đây là câu hỏi nhưng cũng là lời trách cứ đối với ngành giao thông. Trước hết về hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm của chúng ta chưa tốt. Chúng ta chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phát hiện và xử lý vi phạm.
Nhưng một nguyên nhân hết sức quan trọng đó chính là ý thức của người tham gia giao thông. Có đến 70% tai nạn do cố tình phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia trong quá trình tham gia giao thông…
Để khắc phục tình trạng này, chúng ta phải tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu quả xử lý vi phạm; xử lý công bằng, công khai, minh bạch, không dung túng, không bao che, không nương nhẹ và đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho người dân tham gia giao thông phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
Muốn như vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục phải đi vào từng gia đình, từng dòng họ, từng ngõ phố, từng khu dân cư. Và như vậy, chúng ta sẽ xây dựng được văn hóa giao thông và xây dựng được xã hội văn hóa, an toàn.
Bộ trưởng nhiều lần nhắc tới trách nhiệm của những người thực thi công vụ trong lĩnh vực quản lý giao thông. Năm 2013, vẫn còn nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết nhiều người. Vậy ai là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào và trong Bộ Giao thông – Vận tải có ai bị kỷ luật không?
BT Đinh La Thăng: Trước hết, trách nhiệm thuộc về những người điều khiển phương tiện. Họ chính là những người điều khiển và trực tiếp gây ra tai nạn. Nhưng nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân sâu xa, chúng tôi nhận thức được đó chính là công tác quản lý nhà nước còn yếu kém. Đặc biệt là yếu kém trong quản lý hoạt động vận tải.
Còn trách nhiệm quản lý nhà nước chính là Bộ Giao thông – Vận tải và sở Giao thông – Vận tải các địa phương, đứng đầu là Bộ trưởng và Giám đốc Sở. Tất cả các vụ tai nạn giao thông chúng tôi đều xác định rõ và tìm ra nguyên nhân cũng như có xử lý nghiêm.
Trong nhiều năm qua, cũng như trong năm 2013, rất nhiều cán bộ công chức, viên chức người lao động ngành Giao thông Vận tải bị xử lý trách nhiệm. Đó là cán bộ nhân viên đăng kiểm, cán bộ nhân viên đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cán bộ đầu tư ban quản lý dự án, rồi tư vấn thiết kế, đơn vị thi công…
Tất cả những ai vi phạm, chúng tôi đều xử lý nghiêm minh. Có thể nói trong nhiều năm qua có đến hàng trăm cán bộ bị xử lý nghiêm túc.
Lâu nay ở nhiều địa phương đi đâu cũng gặp cảnh làm đường và sửa đường. Xin Bộ trưởng cho biết có giải pháp gì không để cho bà con đỡ khổ tại những khu vực làm đường hay sửa đường?
BT Đinh La Thăng: Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi đã bố trí kinh phí để bảo trì sửa chữa dự án đường giãn và bố trí kinh phí đảm bảo giao thông cho các dự án đang triển khai. Kiên quyết thay thế ban quản lý, nhà thầu, tư vấn thiết kế mà không thực hiện đúng thiết kế tổ chức thi công và yêu cầu dừng ngay nếu không đảm bảo an toàn giao thông và môi trường cho người dân.
Cuối cùng là chúng tôi đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng. Chúng tôi rất mong sự chia sẻ của người dân và tham gia giám sát và có phản ánh kịp thời những dự án thi công ảnh hưởng đến sự tham gia giao thông của người dân, chúng tôi kịp thời khắc phục và chấn chỉnh.
Theo Khampha
Hãi hùng lời kể nạn nhân vụ xe cấp cứu đâm xe tải
"Đang nằm ngủ thì tôi nghe tiếng tông rầm rầm, khung cảnh rất hỗn độn. Đầu xe cấp cứu nát bét, ống kim, dịch truyền văng tứ tung. Anh trai tôi bất tỉnh, tài xế, nữ điều dưỡng và dượng tôi chết. Tôi cố trườn người ra ngoài xe kêu cứu nhưng không còn sức", anh Bùi Tuấn Vũ kể lại thời điểm anh gặp tai nạn kinh hoàng.
Sáng ngày 21/12, tại Phòng hồi sức khoa chấn thương sọ não, anh Bùi Tuấn Vũ (22 tuổi) cùng anh trai Bùi Văn Cảnh (27 tuổi, cả hai cùng huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã qua cơn nguy kịch, nói chuyện bình thường nhưng trên cơ thể vẫn còn chi chít những vết thương trong vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng ngày 20/12 trên đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM (huyện Bến Lức, tỉnh Long An).
Số tôi chưa chết
Nằm trên giường bệnh, vẫn còn đau ê ẩm trong người anh Vũ vẫn chưa hết kinh hoàng kể về vụ tai nạn. Theo anh Vũ, tối ngày 19/12, một người chị hàng xóm bị đau bụng nhưng không có ai chở đi khám bệnh để mua thuốc. Sẵn đang rảnh nên anh Vũ lấy xe máy chạy đi ra tiệm thuốc ngoài thị trấn mua thuốc cho người chị này. Khi chạy về còn cách nhà gần 2km thì anh bỗng choáng váng, loạng choạng tay lái té trượt dài xuống đường. Anh Vũ được bà con đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Nhật Tân (tỉnh An Giang). Tuy nhiên, do bệnh tình của anh Vũ có chuyển biến phức tạp nên bệnh viện và người nhà chuyển anh lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM điều trị. Anh Vũ được đưa lên băng ca đi trên xe cứu thương của bệnh viện ngay trong đêm. Đi cùng anh có anh trai Bùi Văn Cảnh (27 tuổi), người dượng (hơn 40 tuổi) cùng nữ điều dưỡng Lâm Thị Lan (51 tuổi) và tài xế xe cấp cứu Trần Minh Hiếu (27 tuổi). Người dượng được bố trí ngồi phía trước cùng tài xế nói chuyện cho tài xế đỡ buồn ngủ khi lái xe. Anh Vũ nằm trên băng ca phía sau xe được nữ điều dưỡng Lan và anh trai chăm sóc.
"Trước tai nạn kinh hoàng xảy ra, tôi có thức giấc hỏi anh Cảnh còn bao lâu nữa là tới bệnh viện Chợ Rẫy thì được anh thông báo là "khoảng 1 giờ nữa, em cố lên". Sau đó, tôi ngủ thiếp đi. Đang ngủ thì tôi nghe tiếng tông nhau chát chúa, rầm rầm. Giật mình dậy thì tôi thấy mình kẹt cứng giữa thân xe. Phần đầu xe phía trước bẹp dúm về phía sau. Tài xế và dượng tôi đã chết. Trong ánh đèn lờ mờ, tôi cố gượng dậy tìm anh trai thì thấy anh đã bất tỉnh. Nữ điều dưỡng cũng đã chết. Khung cảnh thật kinh hoàng. Kim tiêm, bịch truyền dịch, kính xe văng khắp nơi. Cố trườn ra ngoài gọi mọi người cứu nhưng tôi không còn sức nên ngất đi. Khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trong bệnh viện Chợ Rẫy". Anh Vũ kể lại đêm kinh hoàng trên chuyến xe chở anh đi cấp cứu.Theo đó, xe cấp cứu chở anh Vũ lưu thông trên đường cao tốc Trung Lương - TP.HCM. Khi còn cách Trạm thu phí phía đầu TP.HCM 9km (thuộc huyện Bến Lức, tỉnh Long An) thì tông cực mạnh vào đuôi xe tải chở trụ bê tông lưu thông phía trước. Cú tông kinh hoàng khiến xe cấp cứu biến dạng hoàn toàn phần đầu.
Anh Vũ cùng anh trai đang điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Anh Vũ cho biết: "Mạng tôi còn lớn nên thoát khỏi "lưỡi hái tử thần. Hai lần xảy ra tai nạn thoát được nạn. Xe cấp cứu tông kinh hoàng như vậy nên trường hợp sống sót là rất khó".
Anh Bùi Văn Cảnh kể: "Lúc tai nạn xảy ra, tôi bị văng ra phía sau xe. Cố rướn người dậy kêu cứu nhưng dậy không nổi, hai chân bị kẹt cứng. Tôi ú ớ vài tiếng rồi ngất đi".
Tức tốc phá cửa xe cứu người
Khuôn mặt đầy mồ hôi sau nhiều giờ cứu người trong chiếc xe cấp cứu gặp nạn, ông Nguyễn Văn Thường Em, Ca trưởng đội tuần tra đảm bảo an toàn giao thông cao tốc Trung Lương - TP.HCM cho biết: "Khoảng 4h30, tôi nhận được tin báo có một xe cứu thương đâm xe tải trên đường cao tốc đoạn cách Trạm thu phía đầu TP.HCM 9km, địa bàn huyện Bến Lức, tỉnh Long An nên cùng lực lượng cứu hộ, y tế lập tức lên đường. Sau 15 phút, chúng tôi tiếp cận được chiếc xe cấp cứu gặp nạn. "Đập vào mắt tôi là chiếc xe cấp cứu bị biến dạng, nát bét phần đầu. Nhiều người kẹt cứng trong xe. Phía đầu xe, tài xế và người đàn ông đã chết bị kẹt chặt trong đống sắt của đầu xe. Phía sau, hai thanh niên máu me đầy người kêu cứu yếu ớt. Kế bên người phụ nữ điều dưỡng cũng đã tử vong". Ngay lập tức ông Em cùng đồng nghiệp dùng xà beng, búa, phá cửa phía hông xe đưa hai người thanh niên ra ngoài và nhanh chóng chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Ông Em cho biết: "Lúc đó, tôi nghĩ thời gian cứu người là tất cả. Nhanh phút nào hay phút ấy. Càng nhanh càng có thời gian để hai nạn nhân nam được cứu sống. Do hai nạn nhân bị kẹt chặt trong xe nên tôi lập tức dùng xà beng phá cửa. Các đồng nghiệp cũng dùng kiềm cộng lực cắt các thanh sắt đưa an toàn hai nạn nhân ra ngoài". 3 nạn nhân còn lại gồm tài xế Hiếu, điều dưỡng Lan và người dượng của anh Vũ lần lượt được đưa ra ngoài và chuyển về nhà xác của bệnh viện tỉnh Long An.
Chiếc xe cấp cứu chở anh Vũ từ An Giang lên Bệnh viện Chợ Rẫy gặp nạn, đầu xe nát bét, 3 người tử vong tại chỗ.
Theo bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân Vũ bị chấn thương đầu, bị thương chân phải, xuất huyết não. Bệnh nhân Cảnh, anh trai của Vũ bị thương nặng hơn khi tụ khí trong não, nứt sọ, gãy xương đòn, gãy sườn trái, mắt trái không nhìn thấy, tổn thương phổi. Hiện hai anh em Cảnh, Vũ đang được các bác sĩ theo dõi tích cực.
Trong một diễn biến khác, sáng 21/12 ông Nguyễn Hoàng Phương, đại diện Bệnh viện Đa khoa Nhật Tân (TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) đã đến giường bệnh hai nạn nhân Cảnh, Vũ để thăm hỏi, động viên. Theo ông Phương, phía bệnh viện Nhật Tân tạm thời hỗ trợ mỗi nạn nhân 10 triệu đồng và chịu toàn bộ chi phí điều trị cho hai anh em Cảnh, Vũ.
Theo Khampha
Xe tải lùi cán chết người đi đường Vụ tai nạn xảy ra khoảng 8h 25 sáng nay (19/12), trên QL1A, đoạn qua địa chỉ số D5/34, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TPHCM. Nhiều người dân cho biết, xe máy BKS 52T6-7300 do ông Phan Phú Cường (60 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) điều khiển lưu thông hướng TP.HCM - Long An. Khi ông Cường chạy xe đến...