Hiệu quả mô hình “Một học, hai làm, ba yêu, bốn nói”
Chiến sĩ Nguyễn Thành Đạt (Đại đội 3, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4) quê ở huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh, có mẹ và em bị bệnh, mọi thu nhập của gia đình phụ thuộc vào việc đi làm thuê hằng ngày của bố.
Hoàn cảnh khó khăn khiến Đạt nhiều lúc buồn chán, ít tiếp xúc với đồng đội, đôi khi cáu gắt. Thấu hiểu hoàn cảnh của đồng chí, đồng đội, Chỉ huy Đại đội 3 đã chủ động gặp gỡ, trò chuyện, trao đổi và động viên Đạt. Không chỉ có vậy, cấp ủy, chỉ huy đại đội còn vận động cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đóng góp từ 10.000 đến 20.000 đồng/người giúp gia đình Đạt. Mới đây, đơn vị đã cử cán bộ đến thăm, tặng quà gia đình Đạt. Đón nhận tình cảm của đơn vị, Đạt đã yên tâm công tác, gần gũi gắn bó, đoàn kết với đồng đội.
Chỉ huy Đại đội 3 trò chuyện với chiến sĩ trong giờ nghỉ. Ảnh: Quang Tưởng
Đây chỉ là một ví dụ cụ thể trong thực hiện mô hình “Một học, hai làm, ba yêu, bốn nói” của Sư đoàn 9 trong nhiều năm qua. Với cách làm này, chúng tôi đã xây dựng tình đoàn kết thương yêu, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Theo đó, “một học” là học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; “hai làm” là làm vì đơn vị, vì sự trưởng thành của cán bộ, chiến sĩ, bản thân; “ba yêu” là yêu đơn vị, đồng đội; “bốn nói” là nói không với bè phái cục bộ, vi phạm kỷ luật.
Tôi cũng cho rằng, để triển khai tốt mô hình, đội ngũ cán bộ các cấp cần chú ý nắm tâm tư, tập quán, văn hóa, hoàn cảnh, năng lực, sở trường, các mối quan hệ tình cảm của quân nhân thông qua gặp gỡ, trao đổi chung, riêng và các cuộc thi, diễn đàn, thể dục thể thao. Qua đó, có biện pháp quản lý, giáo dục, định hướng cụ thể.
Bên cạnh đó, cán bộ kết hợp phương pháp tác động vào tâm lý, trí tuệ, tập quán, văn hóa vùng, miền của quân nhân với phương pháp khuyến khích, động viên vật chất, tinh thần, kịp thời giải quyết tốt các mối quan hệ, mâu thuẫn phát sinh giữa các quân nhân trong tập thể và giữa các nhóm với nhau, nhất là các nhóm cùng quê hương, nhóm cùng sở thích, cùng tiểu đội, trung đội… không để tích tụ mâu thuẫn.
Đội ngũ cán bộ cũng thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực, nhất là về văn hóa sư phạm, tài nghệ sư phạm, nói đi đôi với làm trong giáo dục quản lý quân nhân, là tấm gương cho chiến sĩ làm theo. Đoàn kết cán binh, đoàn kết tốt trong đại đội, năm 2018, 2019, Đại đội 3 đều được Sư đoàn 9 tặng danh hiệu Đơn vị tiên tiến.
Video đang HOT
Đại úy LÊ VĂN TRÒN
(Đại đội 3, Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 2, Sư đoàn 9, Quân đoàn 4)
Theo QĐND
"Phe, nhóm" trong lớp và cách hòa giải
"Phe, nhóm" ở đây lại biến tướng, trở thành những nguyên nhân gây mất đoàn kết; đố kỵ, khích bác nhau và có thể dẫn tới những xô xát, xảy ra bạo lực học đường.
Nếu có "phe, nhóm" trong một lớp học thì đó cũng là điều bình thường vì đó là những nhóm bạn cùng chung sở thích; thân thiện với nhau từ cấp học dưới, giúp nhau trong học tập và các hoạt động khác của lớp, của trường.
Nhưng "phe, nhóm" ở đây lại biến tướng, trở thành những nguyên nhân gây mất đoàn kết; đố kỵ nhau, khích bác nhau và có thể dẫn tới những xô xát, xảy ra bạo lực học đường...
"Phe, nhóm" trong lớp (Ảnh minh họa: LAP).
Các "phe, nhóm" trong lớp học gây ra nhiều khó khăn, bức xúc cho giáo viên bộ môn cũng như giáo viên chủ nhiệm trong việc giảng dạy và ổn định lớp.
Có những lần lên lớp giảng bài, khi ra câu hỏi thì chẳng em nào chịu phát biểu cả (mặc dù có những câu hỏi dễ).
Sau vài ba lần như thế, tôi dò hỏi những học sinh tích cực thì các em cho biết: nếu bạn nào đứng lên xung phong phát biểu thì các nhóm khác sẽ dè bỉu, chọc quê nếu nói chưa đúng. Nếu trả lời đúng thì bị các bạn kia nói là "làm màu" hoặc "học kém mà còn làm phách"...
Chưa hết, các phong trào thi đua cũng bị kéo xuống vì xảy ra tình trạng phá đám, "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược".
Mỗi khi xảy ra chuyện các "phe, nhóm" xích mích nhau có những giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu nguyên nhân nhưng lại không đưa ra phương hướng giải quyết đến nơi đến chốn nên tình trạng đâu lại vào đấy.
Cũng có những giáo viên chủ nhiệm, do tinh thần trách nhiệm chưa cao, cứ để tình trạng "phe nhóm" phát triển thì lớp trở thành nỗi ám ảnh cho học sinh ngoan, chăm học và nỗi ám ảnh cho giáo viên đứng lớp...
Trước tình trạng "phe, nhóm" này trước hết chúng ta phải phát hiện và có biện pháp "hóa giải" ngay từ khi còn "trứng nước".
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm và cần có những biện pháp kịp thời, cách làm linh hoạt để xây dựng tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau trong lớp.
Đó là những buổi sinh hoạt văn nghệ trong giờ chủ nhiệm hàng tuần. Sau khi làm xong các công việc, cần dành thời gian thích hợp cho các tổ thi đua văn nghệ thật sôi nổi, hào hứng.
Đó là những buổi ngoại khóa, dã ngoại khi có điều kiện, có dịp thuận tiện (vừa kết thúc học kỳ, nhân các ngày nghỉ lễ, cắm trại trong trường...). Có sự phân công, có quy định giờ giấc, quy định trong sinh hoạt dã ngoại... Đây cũng là dịp cho các em xả stress, vui đùa, chạy nhảy với nhau trong khung cảnh thiên nhiên, ngoài trời.
Đó là những dịp tham quan di tích văn hóa, lịch sử vừa nâng cao hiểu biết nhưng đồng thời cũng nâng cao kỹ năng sống, cách ứng xử của các em với nhau... giáo viên chủ nhiệm sẽ quan sát, nắm được tâm tánh, ý thích của từng học sinh...
Từ đó, giáo viên chủ nhiệm có các ứng xử phù hợp để động viên, khích lệ cũng như uốn nắn các em...
Thông qua những hoạt động này, các em trở nên gần gũi, hiểu nhau hơn và chia sẻ, cảm thông cho nhau hơn...
Cũng thông qua các hoạt động đa dạng này, các em sẽ biết dựa vào nhau, giúp đỡ nhau trong mọi công việc để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao...
HOÀNG SA VIỆT
Theo giaoduc.net
Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu, ngôi nhà thứ hai của học sinh Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu, quận 8, TP.HCM là ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực, đây là ngôi nhà thứ hai của học sinh... Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu tọa lạc tại 1755 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8, TP.HCM. Trường được xây dựng khang trang xanh - sạch - đẹp, có diện tích khuôn viên 3.058 m2,...