Hiệu quả hoạt động các tổ dân vận ở khu dân cư
Những năm qua, các tổ dân vận (TDV) ở khu dân cư đã tích cực tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao sự hiểu biết của người dân, về thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Xây dựng đường làng, ngõ xóm xanh – sạch – đẹp có vai trò lớn của tổ dân vận khu dân cư.
Huyện Đông Sơn hiện có 94 TDV. Nhìn chung các TDV thôn, khối phố đã bám sát quy chế hoạt động, thực hiện đúng chức năng trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác, các TDV còn thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, các vụ việc có đơn, thư khiếu kiện, tố cáo và những tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để kịp thời báo cáo cấp ủy giải quyết. Nhờ đó, công tác hòa giải ở cơ sở, vận động nhân dân tham gia phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tham gia xây dựng nông thôn mới ngày càng phát huy hiệu quả.
Điểm nổi bật, khẳng định vai trò của TDV thôn ở Đông Sơn đó là công tác tuyên truyền, vận động và tổ chức cho nhân dân tích cực tham gia thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, các TDV đã vận động nhân dân đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để xây dựng đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, các công trình thủy lợi phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt, tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Điển hình như xã Đông Ninh chỉ đạo xây dựng điểm “TDV thôn tham gia phong trào thi đua dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” tại 4 thôn được huyện và các xã đánh giá cao; thôn 8 Đông Hòa đã huy động xây dựng cổng làng, nhà văn hóa thôn, đường bê tông nội đồng… trị giá 1,1 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 600 triệu đồng…
Huyện Nông Cống hiện có 201 TDV ở 201 thôn. Những năm qua, do làm tốt phong trào thi đua dân vận khéo nên các TDV ở các thôn đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội ở địa phương, từ đây cho ra đời nhiều mô hình hiệu quả. Trên lĩnh vực kinh tế, tiêu biểu có các mô hình: Mô hình HTX tiểu thủ công nghiệp ở xã Tân Thọ, Tân Phúc…; mô hình “Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi”; mô hình “Xanh – sạch – đẹp”; mô hình “Khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội”… Bà Nguyễn Thị Hoàng Nga, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Nông Cống, cho biết: Từ phong trào thi đua dân vận khéo, các TDV ở khu dân cư hoạt động ngày càng hiệu quả. Đặc biệt, các mô hình “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống người dân.
Video đang HOT
Xã Tân Phúc (Nông Cống) là một trong những địa phương thực hiện tốt mô hình “Khu dân cư không có tội phạm, tệ nạn xã hội”. Trước đây, Tân Phúc là điểm nóng của Nông Cống với tệ nạn buôn bán ma túy, nghiện hút. Ông Nguyễn Hữu Bích, Bí thư Đảng ủy xã Tân Phúc, chia sẻ: Trước đây có thôn có tới 5-7 tụ điểm bán ma túy. Hàng ngày có 50-70 con nghiện ở các nơi đổ về Tân Phúc. Nhưng cấp ủy, chính quyền đã chỉ đạo các lực lượng chức năng đấu tranh và đã cơ bản xóa được các tụ điểm này. Đến nay, trong xã đã giảm đáng kể các đối tượng nghiện, buôn bán ma túy. Làm được điều này, công đầu tiên phải kể đến các TDV thôn. Ông Bùi Như Việt, tổ trưởng TDV thôn Định Kim, cho biết: Chúng tôi đã họp dân, đến tận nhà các đối tượng làm cam kết nhưng cam kết rồi vẫn hoạt động. Do đó, các thôn đã đi đến thống nhất phương án đó là lập chốt tại ngõ, gác tận nhà các đối tượng này. Các đối tượng lạ mặt đến là phải báo cáo ngay. Gần 1 tháng như thế, các đối tượng giảm dần. Đến nay, chúng tôi vẫn duy trì phương án này.
Không có dân vận khéo thì không thể thành công và các TDV là trung tâm để khẳng định được kết quả, tạo sự đồng thuận trong tư tưởng, nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân…
Mai Phương
10 năm xây dựng NTM Quảng Ngãi: Các vùng quê đều "thay áo mới"
Mặc dù xuất phát điểm thấp với bình quân cả tỉnh chỉ đạt 4 tiêu chí/xã (năm 2011), nguồn lực đầu tư có hạn, thế nhưng sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Quảng Ngãi đã có những thay đổi đáng kể.
Vùng nông thôn chuyển mình rõ rệt
Ông Nguyễn Phúc Long - Phó Chánh văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là một chủ trương lớn, đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của đại đa số nhân dân, được người dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng và đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi và đều khắp ở các địa phương của tỉnh. Chính vì thế, việc triển khai xây dựng NTM đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt ở khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.
10 năm thực hiện Chương trình NTM, tỉnh Quảng Ngãi đã hình thành được nhiều mô hình trồng cây ăn quả cho kinh tế cao. Ảnh: Đ.H
Ông Long cho biết thêm, giai đoạn 2011 - 2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình NTM là 15.691.092 triệu đồng (giai đoạn 2016 - 2019 gấp 1,46 lần so với giai đoạn 2011 - 2015) trong đó ngân sách Trung ương 1.183.263 triệu đồng, ngân sách tỉnh 1.550.737 triệu đồng...
Số còn lại là nguồn vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn đóng góp của người dân, doanh nghiệp... Riêng các cấp Hội ND đã đóng góp trên 300 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng ở nông thôn.
Từ nguồn của chương trình, tỉnh Quảng Ngãi đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng về giao thông, trường học, trạm y tế, hạ tầng nông nghiệp..., nhờ đó đã tạo nên bộ mặt mới ở các địa phương, nhất là các vùng nông thôn.
Trong 10 năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã đầu tư 1.175km đường giao thông nông thôn; 986km đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp được cứng hóa, ôtô đi lại thuận tiện quanh năm. Hơn 1.078km đường ngõ, xóm sạch được cứng hóa. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện là 589km; đầu tư xây dựng hơn 341km kênh mương...
Trong quá trình xây dựng NTM đã thực hiện đầu tư xây mới và nâng cấp 153 trường học các cấp; đầu tư xây mới và nâng cấp 358 công trình nhà văn hóa, khu thể thao xã, thôn. Trong những năm qua từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh đã đầu tư 11.080 triệu đồng cho cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (chợ)...
Phấn đấu năm 2020 có 98 xã đạt chuẩn
Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 86 xã đạt tiêu chí giao thông, 125 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 157 xã đạt tiêu chí về điện, 84 xã đạt tiêu chí trường học, 83 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 155 xã đat tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn...
"Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đến 30/9/2019, tỉnh có 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM (Nghĩa Hành) và dự kiến đến cuối năm 2020 là 3 huyện, đạt 50% kế hoạch. Số xã được công nhận đạt chuẩn NTM là 59 xã, dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 98 xã, đạt 100% kế hoạch. Số tiêu chí bình quân đạt là 14,15 tiêu chí/xã, tăng hơn 10 tiêu chí so với năm 2011, và dự kiến đến cuối năm 2020 đạt 16,5 tiêu chí/xã (đạt 100% kế hoạch) và không còn xã dưới 5 tiêu chí. Đã có 2 thôn được công nhận khu dân cư NTM kiểu mẫu là thôn Mỹ Huệ 1, xã Bình Dương và thôn 2, xã Nghĩa Lâm" - ông Long thông tin.
Ngoài đầu tư đồng bộ về hạ tầng ở nông thôn, tỉnh Quảng Ngãi đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho người dân. Đặc biệt, trong xây dựng NTM, Quảng Ngãi đã tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng; đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, ổn định.
"Nhờ đó, đến 30/9/2019 Quảng Ngãi đã có 82 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập, tăng 33 xã so với cuối năm 2015 (49 xã) và 119 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất, tăng 36 xã so với cuối năm 2015 (83 xã)..." - ông Long phấn khởi cho biết.
Theo Danviet
Trao giải cuộc thi tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo lần thứ 3 Chiều nay (15/10), tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ trao giải cuộc thi các tác phẩm báo chí về công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 lần thứ 3 năm 2019. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ...