Hiệu phó trường Chuyên Hà Giang: 3 thí sinh có điểm thi thuộc top cao nhất nước là học sinh giỏi và không phải con cháu lãnh đạo
Lãnh đạo trường Chuyên Hà Giang tiết lộ sự thật về gia thế của những thí sinh đang bị dân mạng miệt thị ‘ dùng tiền mua điểm’.
Đến ngày hôm nay 16/7, cán bộ rà soát lại ‘điểm thi cao bất thường’ ở Hà Giang vẫn tích cực làm việc để sớm công bố kết quả thi cuối cùng.
Theo cô Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó hiệu trưởng trường THPT Chuyên Hà Giang chia sẻ với báo chí, cô và nhà trường không hề bất ngờ khi điểm thi của 3 thí sinh trường này lọt top cao nhất nước.
Cô Hằng cho biết, cô chính là người trực tiếp lên lớp và dạy em học sinh T (1 trong 3 em thí sinh có điểm thi THPT cao nhất nước). T là học sinh giỏi, tham gia thi học sinh giỏi quốc gia 2 năm liên tục. T.T học lớp chuyên Toán, các môn khác em cũng có học lực tốt.
Ngoài ra còn có em H.L là học sinh lớp chuyên Anh. Em này cũng nhiều năm liền là học sinh giỏi và có thành tích học tập khá tốt. Còn em V. A thì cô không trực tiếp giảng dạy nên không nắm rõ.
‘Trong 3 thí sinh đạt điểm cao, tôi khẳng định em T.T không phải là con cháu lãnh đạo nào trong tỉnh, bố mẹ em là giáo viên bình thường. Em L. cũng có bố mẹ làm buôn bán và giáo viên, còn em V.A thì tôi chưa nắm được thông tin về gia đình của em này ‘ – Cô Hằng trả lời báo chí phản bác thông tin các học sinh có thành tích cao này là con cháu một số vị lãnh đạo trong tỉnh Hà Giang.
Trường THPT Chuyên Hà Giang.
Ở một diễn biến khác, ngày 15/6, ông Trần ức Quý, Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã thừa nhận có điều bất thường trong kết quả thi THPT Quốc gia 2018 của tỉnh này.
Những ngày qua, dư luận xôn xao vụ việc điểm thi tại tỉnh Hà Giang có nhiều điểm bất thường. Cụ thể là phổ điểm của tỉnh này rất lạ khi có tới 36 thí sinh dự khối A1 đạt 27 điểm trở lên (chiếm 47,37% vì cả nước chỉ có 76 thí sinh đạt được mốc điểm này).
Hà Giang cũng là tỉnh có 2 thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở môn Tiếng Anh, môn Toán điêm cao nhất là 9,8, Ngữ văn 9 điểm. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân đều xuất hiện điểm 9,75.
Phổ điểm trên 9 của tỉnh này là 1% (57 trên tổng số 5.433 bài), bài thi đạt 8 điểm trở lên chiếm gần 2%. Trong khi đó phổ điểm trên điểm 9 của cả nước trong kỳ thi này là 0,06%, còn trên điểm 8 là 1,2%.
Tuy nhiên, Hà Giang lai la tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp thuộc nhóm thấp nhất, với 89,35%. Tỷ lệ này của cả nước là 97,57%.
Bên cạnh đó, các thí sinh ở Hà Giang cũng gây tranh cãi khi có điểm thi thật quá cao nhưng thi thử lại lẹt đẹt, thậm chí ở mức dưới trung bình.
Theo tiin.vn
Video đang HOT
Vụ điểm thi cao bất thường ở Hà Giang: "Lỗ hổng" ở khâu chấm thi?
Theo nguồn tin của Dân trí, đầu tuần tới sẽ có kết quả kiểm tra vụ điểm thi "cao bất thường" ở Hà Giang. Nhiều bạn đọc Dân trí cho rằng, gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia sẽ không xảy ra ở khâu coi thi, mà ở khâu chấm thi bởi quy trình chấm thi trắc nghiệm có "lỗ hổng" để sửa chữa, thêm vào bài của thí sinh...
Theo phổ điểm môn Vật lý, có 65 thí sinh đạt từ 9 trở lên; 28 thí sinh đạt từ 8 điểm đến dưới 9. (Ảnh: vtv.vn).
4 pha chấm bài thi trắc nghiệm
Theo hướng dẫn chấm thi THPT quốc gia 2018 của Bộ GD&ĐT với bài thi trắc nghiệm thi các Phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được thu theo từng phòng thi, khi xử lý có thể dồn thành từng lô (gồm nhiều phòng thi). Mỗi Điểm thi phải tổ chức ít nhất một lô cho mỗi bài thi.
Việc quét và đọc Phiếu TLTN được tiến hành theo lô; việc chấm tự động được thực hiện theo từng Hội đồng thi, theo từng bài thi.
Trước khi xử lý bài thi phải sử dụng Phần mềm để chuẩn bị dữ liệu cho Kỳ thi, bao gồm:
- Tên Kỳ thi, (ví dụ THPT quốc gia 2018).
- Hội đồng thi (ví dụ Sở GDĐT tỉnh Hải Dương).
- Danh sách các Điểm thi trong Hội đồng thi (ví dụ Điểm thi Tứ Kỳ, Nam Sách).
- Danh sách các môn thi (ví dụ Toán, Vật lí, Hóa học, ....).
- Danh sách các bài thi (ví dụ Toán, Tiếng Anh, Tiếng Nga, KHXH, KHTN).
- Các lô bài chấm và thư mục đặt bài thi tương ứng.
Các tệp tin cấu hình mẫu các bài thi và các môn thi sẽ được đính kèm trong Phần mềm chấm thi.
Điểm xuất ra theo tệp tin cấu hình mẫu tích hợp trong Phần mềm chấm thi được tính theo thang điểm 100 và mức làm tròn được cấu hình mặc định theo các tệp tin này để tương thích với Phần mềm Quản lý thi. Cách tính điểm, làm tròn theo quy định sẽ được Phần mềm Quản lý thi tự động chuyển đổi cho phù hợp.
Một số dữ liệu khác như: Phòng thi; Thí sinh với các thông tin về tên, ngày sinh, giới tính, SBD, số CMND... phải cập nhật trước khi chấm thi. Tuy nhiên, các dữ liệu này đã có ở Phần mềm Quản lý thi của Bộ GDĐT mà Phần mềm chấm thi trắc nghiệm sẽ sử dụng lại nên người dùng không cần chuẩn bị mà chỉ cần nhập dữ liệu từ Phần mềm Quản lý thi xuất ra.
Quá trình xử lý sẽ được thực hiện theo 4 pha sau:
Pha 1. Quét ảnh
Dùng máy quét ảnh (Scanner) tốc độ cao quét các bài thi theo từng lô đưa vào các thư mục chứa ảnh.
Pha 2. Đọc ảnh (còn gọi là xử lý ảnh hay nhận dạng ảnh)
Xử lý ảnh để đọc các thông tin từ ảnh như số báo danh, mã đề và các phương án trả lời. Sau đó, xuất báo cáo Bộ GDĐT về trạng thái ban đầu của bài làm của thí sinh, chưa sửa lỗi (Đĩa CD1).
Chú ý: Sau khi xuất đĩa CD1, nội dung đã xuất này sẽ được giữ nguyên, kể cả trong trường hợp quét thêm dữ liệu thí sinh chưa quét, dữ liệu này vẫn không thay đổi. Dữ liệu quét mới sẽ được thể hiện ở đĩa CD2.
Pha 3. Sửa lỗi của thí sinh
Thực tế thống kê, có khoảng 1 % thí sinh mắc lỗi như:
- Không tô số báo danh (SBD), tô nhầm SBD dẫn đến SBD trùng nhau, tô SBD không tồn tại hoặc tô không đúng quy cách dẫn đến không thể nhận biết được. Trường hợp xấu nhất là một thí sinh có dự thi tô nhầm thành SBD của thí sinh vắng thi.
- Không tô mã đề thi, tô mã đề thi không có, hoặc tô sai quy cách khiến không thể nhận biết được thí sinh đã dùng mã đề thi nào.
- Phần trả lời bị tô quá mờ hay bị tẩy xóa đến mức không hiểu được thí sinh chọn phương án nào, hoặc tô vào vùng câu hỏi không tồn tại.
- Có những lỗi do quét bài như để gấp Phiếu TLTN, sai mặt Phiếu, làm Phiếu bị biến dạng.
Những lỗi này (nếu có) sẽ dẫn đến bài thi không chấm được, ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh dù rằng có những lỗi do chính thí sinh gây ra. Phần mềm phải phát hiện tất cả các lỗi, cán bộ chấm thi phải sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Kết quả sửa phải được lưu lại, cùng với biên bản sửa lỗi để báo cáo Bộ GDĐT.
Pha 4. Chấm bài thi
Sau khi thực hiện xong ba pha trên, Hội đồng thi mới được sử dụng đáp án do Bộ GDĐT cung cấp để chấm điểm. Kết quả chấm và phân tích được xuất ra Đĩa CD2 để báo cáo Bộ GDĐT. Nếu chưa thực hiện pha thứ 3, khi phát hiện còn lỗi chưa sửa thì Phần mềm sẽ chặn, không cho phép thực hiện pha thứ 4 này.
Với môn Toán, số thí sinh có mức điểm 8-8,75 là 50 em; số thí sinh có điểm từ 9 trở lên là 57 em. (Ảnh: vtv.vn)
Lỗ hổng ở pha thứ 3?
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ông Lê Đức Vĩnh - nguyên Trưởng bộ môn Toán, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam khẳng định rằng: Sai phạm ở chính khâu chấm thi. Bởi ở khâu coi thi, với đề thi năm nay, Hà Giang cũng khó tìm đủ người để làm hai môn Toán, Lý và tiếng Anh và "gà bài" cho học sinh, để giúp các em này đạt điểm mỗi môn từ 9 trở lên.
"Về quy trình, khi quét bài thi của thí sinh, gồm nhân viên máy tính, công an, giám sát, tổ chấm trắc nghiệm... Những người này làm việc trong một phòng thi riêng biệt không ai được phép vào trong thời gian quét bài- trừ chủ tịch hội đồng chấm thi. Đặt giả sử, nếu các thành viên này thông đồng với nhau hoặc được sự chỉ đạo của Chủ tịch hội đồng thi, thì mọi chuyện đều có thể xảy ra", ông Vĩnh bày tỏ ý kiến.
Trao đổi với PV Dân trí, một cán bộ đã nhiều năm thực hiện chấm thi trắc nghiệm trong kỳ thi THPT quốc gia cho biết, đồng quan điểm với ông Vĩnh bởi vì gian lận khó xảy ra ở khâu coi thi với đề thi khó năm nay. Giả sử nếu có xảy ra sai phạm thì chỉ có ở khâu chấm thi và chính ở pha 3 - sửa lỗi bài thi của thí sinh.
"Chỉ ở khâu này thì cán bộ thực hiện chấm thi mới được mở từng bài thi của thí sinh để "sửa bài", sửa hết các lỗi để có thể chấm bài thi tự động. Có thể đây chính là "lỗ hổng" dẫn đến điểm thi "cao bất thường" ở nhiều thí sinh, nhiều phòng thi như vậy" - Vị cán bộ này đặt nghi vấn.
Nhiều bạn đọc Dân trí cũng bày tỏ nghi vấn ở khâu chấm thi, bạn đọc Ngô Công Tuấn cho rằng: "Chắc chắn là khâu chấm thi. Nếu những người đó thông đồng với nhau thì việc sửa bài phiếu trắc nghiệm rất dễ dàng vì có đáp án sẵn, họ và tên và số báo danh của thí sinh cũng có sẵn không cắt phách chỉ cần xóa đáp án cũ và tô lại và thời gian tô lại bài thi chưa đến 2 phút là xong mà rất khó không ai phát hiện được. Đây là "lỗ hổng" rất lớn để xảy ra tiêu cực trong chấm thi mong rằng năm tới Bộ GD&ĐT có phương án nào tốt hơn để chấn chỉnh lỗ hổng này có như vậy mới lấy lại lòng tin các em thí sinh và nhân dân".
Bạn đọc Nguyễn Hà An cho hay, "Những người này làm việc trong một phòng thi riêng biệt không ai được phép vào trong thời gian quét bài- trừ chủ tịch hội đồng chấm thi". Kẻ hở có thể là ở khâu này chăng?
Theo bạn đọc Nguyễn Thị Lam, phòng chấm thi không ai được xâm nhập, cũng không có camara giám sát với bài sở nào sở đó chấm. Chắc có hiện tượng tẩy rồi tô (tô bằng chì lên rất dễ tẩy) trước khi chạy máy chấm quét. Nếu kiểm tra bằng kính soi sẽ ra ngay những bài tẩy rồi tô, không cần kiểm nhiều, chỉ cần kiểm những học sinh có bài điểm cao mà vênh nhiều với học lực trong học bạ là ra.
Trao đổi với Dân trí, một cán bộ ở Bộ GD&ĐT cho biết, phần mềm quản lý chấm thi của Bộ GD&ĐT rất chặt chẽ. Các địa phương, cập nhật từng khâu chấm thi như quét ảnh, đọc ảnh như thế nào? Sửa chữa, cập nhật lại như thế nào? Phần mềm quản lý chung đều lưu lại các lần cập nhật đó nên sẽ dễ dàng kiểm soát được từng pha trong khâu chấm thi.
Theo nguồn thi của Dân trí, kết quả kiểm tra điểm thi "cao bất thường" ở Hà Giang sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Hà Giang: Sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự với người sửa chữa, thêm... vào bài làm của thí sinh Đó là một trong những quy định đã nêu rất rõ trong Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Nếu sự việc này xảy ra tại vụ điểm thi "cao bất thường" ở Hà Giang sau khi có kết luận thì những cán bộ để ra sai phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình...