Hiểu hơn bài học sau khi làm thí nghiệm
Sau khi thực hiện thí nghiệm, nhóm học sinh Trường tiểu học Bình Hưng chia sẻ: ‘Khi học môn khoa học có nói về vai trò của vitamin C, con thấy rất bình thường, không ấn tượng và không hiểu hết được nguồn gốc và tầm quan trọng như hôm nay, sau khi làm thí nghiệm’.
Học sinh hứng thú tham gia thí nghiệm – BẢO CHÂU
Trong 2 ngày 9 và 10.11, Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp tổ chức chương trình giáo dục tương tác Bé làm thí nghiệm vui - BASF Kids, Lad dành cho học sinh tiểu học và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Theo đó, hơn 600 học sinh và trẻ em của các trường tiểu học tại Q.6, Bình Tân, huyện Bình Chánh cùng tham gia chương trình giáo dục tương tác này để tìm hiểu về vai trò của vitamin C đối với sức khỏe nói riêng và vai trò của hóa học đối với đời sống của con người.
Tại chương trình, học sinh lần lượt thực hành 2 thí nghiệm vui và an toàn dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia về hóa học và sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, Trường ĐH Y dược TP.HCM.
Video đang HOT
Chẳng hạn ở thí nghiệm “Vitamin C ở đâu?”, học sinh sẽ cùng nhau phát hiện ra các loại rau và trái cây nào thường gặp trong đời sống có chứa nhiều vitamin C. Thông qua đó, các em sẽ tìm hiểu lợi ích của việc bổ sung các loại rau trái có màu sắc đa dạng trong bữa ăn nhằm cung cấp nguồn vitamin này.
Học sinh được hướng dẫn thực hiện thí nghiệm – BẢO CHÂU
Hay trong thí nghiệm Cánh bướm kỳ diệu, học sinh sẽ sử dụng các nguyên liệu quen thuộc như bắp cải tím, nước cốt chanh, thuốc muối và ứng dụng các lý thuyết khoa học hết sức đơn giản để biến một mẩu giấy trắng thành hinh con bướm được trang trí màu sắc sinh động, có thể đậu trên đầu ngón tay của mình.
Học sinh thực hiện thí nghiệm Cánh bướm diệu kỳ – BẢO CHÂU
Nhóm học sinh Trường tiểu học Bình Hưng (huyện Bình Chánh) vui vẻ trao đổi trong lúc thực hiện thí nghiệm: “Chúng con muốn thực hiện nhiều thí nghiệm để biết được những ứng dụng trong cuộc sống. Khi học môn khoa học có nói về vai trò của vitamin C nhưng con thấy rất bình thường, không ấn tượng và không hiểu hết được nguồn gốc và tầm quan trọng như hôm nay, sau khi làm thí nghiệm”.
Cũng trong dịp này phiên bản thí nghiệm trực tuyến chính thức ra mắt có tên gọi BASF Virtual Lab nhằm giúp học sinh tiểu học có thể thực hiện các thí nghiệm ảo…
Theo thanhnien
Làm việc 25 năm, thu nhập chưa tới 10 triệu đồng/tháng
Một giảng viên làm việc 25 năm tại trường ĐH cũng chỉ nhận chưa tới 10 triệu đồng/tháng thu nhập cứng, dù là PGS-TS.
Ảnh minh họa
Trao đổi với báo chí vào tháng 9 năm ngoái, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM lúc bấy giờ là PGS-TS Võ Văn Sen cho biết thời điểm đó trường có hơn 900 giảng viên, trong đó 300 người có trình độ tiến sĩ trở lên. Nhưng trong số này có khoảng 70 người có thu nhập dưới 4 triệu đồng/tháng. Một giảng viên làm việc 25 năm tại trường ĐH cũng chỉ nhận chưa tới 10 triệu đồng/tháng thu nhập cứng, dù là PGS-TS.
Trường ĐH Y Dược TP.HCM, giảng viên cũng có mức thu nhập bình quân khoảng 7 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên theo đại diện trường này, tình trạng di chuyển sang trường khác làm việc gần như không có do nhiều người có làm thêm khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM hoặc tại các phòng khám riêng.
Đề cập đến vấn đề này, ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, nói: "Chắc hẳn khi chọn nghề sư phạm và bước chân vào nghề này không một ai nghĩ đến làm giàu. Nhưng cũng như những người làm trong các ngành nghề khác, ai cũng mong có thu nhập trung bình khá, có môi trường làm việc thuận lợi để phát huy hết năng lực sáng tạo, có điều kiện để thăng hoa trong nghề nghiệp... Như vậy cần phải có một chế độ để yên tâm công tác nâng cao trình độ, toàn tâm toàn ý làm việc mà không cần phải "lăn tăn". Ở môi trường làm việc ngoài công lập, giáo viên phải thực hiện theo đúng những quy định về thời gian làm việc, ngoài thời gian đứng lớp họ dành thời gian còn lại để nghiên cứu tài liệu, tìm tòi phương pháp giảng dạy hiện đại... Như vậy khi không còn phải lo về thu nhập thì họ có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn".
Cũng theo ông Hoàng, thành phố đang tiến hành những thủ tục theo quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị quyết 03 của HĐND TP.HCM. Việc chi trả sẽ tiến hành theo lộ trình từ năm 2018 - 2020 với lần lượt mức chi tối đa từ 0,6 - 1,8 so với mức lương công chức, viên chức đang thực hưởng. Hy vọng với sự hỗ trợ tối đa từ ngân sách của thành phố, giáo viên trường công sẽ có nguồn thu nhập tăng thêm so với mặt bằng chung của cả nước.
Theo thanhnien
ĐH Quốc gia TP.HCM: Nam sinh Trường ĐH Bách khoa bằng 5 đơn vị khác cộng lại ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố thống kê thú vị về tỷ lệ sinh viên nam, nữ thuộc các đơn vị thành viên. Trong đó, riêng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM có số nam sinh bằng tổng các đơn vị khác cộng lại. Trường ĐH Bách khoa có số lượng nam sinh nhiều nhất ĐH Quốc gia TP.HCM - HÀ ÁNH Theo...