Hiểu đúng về viêm đường tiết niệu
Khoảng 20-40% phụ nữ từng bị viêm đường tiết niệu. Vậy, bạn hiểu về bệnh này đến đâu?
Viêm bàng quang là một phần của viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Người ta phân chia thành 3 loại viêm đường tiết niệu: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm thận.
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Phần lớn viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu. Đại đa số các trường hợp do vi khuẩn có tên gọi “Escherichia coli” gây ra.
Viêm đường tiết niệu không gây hại?
Sai.
Video đang HOT
Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cơ quan bị viêm. Nếu vi khuẩn “đóng quân” ở bàng quang, tức viêm bàng quang, việc viêm nhiễm không mấy nghiêm trọng. Nhưng nếu vi khuẩn “xâm nhập” tới thận, tức viêm thận, tính chất viêm nhiễm trong trường hợp này lại trở nên nghiêm trọng và cần phải đi khám ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Quan hệ tình dục tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Đây chính là lý do tại sao nên đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong.
Bao cao su cũng là một biện pháp phòng tránh cần thiết nhất là với các cuộc tình “một đêm” hay quan hệ không có chủ định trước.
Tiểu đường tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu?
Đúng.
Bệnh tiểu đường với sự tăng cao đường trong máu sẽ kích thích sự phát triển của vi khuẩn viêm nhiễm và nấm, gây ra viêm đường tiết niệu và viêm da.
Viêm bàng quang tự khỏi?
Đúng.
Tuy nhiên, vẫn cần điều trị với kháng sinh để chắc chắn rằng viêm nhiễm hoàn toàn biến mất và hạn chế các nguy cơ tái nhiễm bệnh.
Chữa trị viêm đường tiết niệu cần đến thuốc giảm đau?
Sai.
Viêm đường tiết niệu không cần thuốc giảm đau mà chỉ cần thuốc kháng sinh vì nguyên nhân chính gây bệnh là do vi khuẩn.
Chỉ phụ nữ mới bị viêm đường tiết niệu?
Mặc dù đại đa số bệnh nhân viêm đường tiết niệu là nữ nhưng không vì thế mà không có bệnh nhân nam. Đặc biệt, nguy cơ viêm đường tiết niệu ở nam giới sẽ tăng theo tuổi tác.
Vitamin C ngăn ngừa viêm bàng quang?
Đúng.
Vitamin C tăng axit trong nước tiểu, vì thế, hạn chế được sự bùng phát của các loại vi khuẩn.
Theo Dân Trí
Nguy hiểm tính mạng nếu cố nhịn tiểu mùa rét
Theo các bác sĩ, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thể vi khuẩn không được bài tiết ra ngoài, dễ gây ra viêm bang quang.
Nhịn tiểu do sợ lạnh sẽ có thể dẫn tới choáng ngất, viêm nhiễm đường tiết niệu.
Trong thời tiết rét lạnh trong mùa đông, do nhiệt độ rất thấp nên người già thường nhịn tiểu. Một cụ ông tại Trung Quốc đã phải nhập viện do ngất đi trong khi đi vệ sinh sau cả 1 đêm cố nhịn tiểu.
Theo các bác sĩ, nước tiểu có chứa chất độc, nếu lưu trữ lâu trong cơ thểvi khuẩn không được bài tiết ra ngoài, dễ gây ra viêm bang quang. Lâu ngày, sẽ gây ra viêm niệu đạo, viêm bể thận, và thậm chí ảnh hưởng đến chức năng thận.
Bệnh nhân cao huyết áp nếu nhịn đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng oxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến đột tử.
Với người bình thường, nếu nhịn đi tiểu lâu, rồi dùng sức sẽ gây thiếu máu lên não, huyết áp giảm, tim đập chậm. Đối với những người cao tuổi có bệnh tim mạch sẽ làm tăng thêm gánh nặng của động mạch, có thể dẫn đến tắc nghẽn lưu thông máu, thiếu máu cung cấp lên não.
Người bị bệnh ở tuyến tiền liệt nhịn tiểu lâu ngày gây viêm tuyến tiền liệt do nước tiểu thâm nhập vào các mô tuyến tiền liệt. Khi nhin đi tiểu gây tổn hại lâu dài cho bàng quang và làm tăng tốc độ lão hóa. Đặc biệt một số phụ nữ cao tuổi, sức đề kháng kém, việc nhịn đi tiểu khiến bàng quang căng đầy, giảm khả năng chống nhiễm trùng, dễ gây ra viêm đường tiết niệu.
Vì vậy, không nên nhịn đi tiểu quá lâu. Không nên nhịn đi tiểu vì trời lạnh. Khi đi nên đi chậm, không nên dùng sức đột ngột.
Theo PLXH
Nước tiểu có mùi: Bệnh gì? Khi nước tiểu có mùi khó chịu, bạn cần lưu ý đến bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Bình thường nước tiểu vốn vô trùng. Cấu tạo đặc biệt ở vị trí niệu quản gắn vào thành bàng quang có tác dụng như một van chống trào ngược nhằm ngăn ngừa nước tiểu đi ngược từ bàng quang lên thận. Dòng chảy của nước...