Hiểu đúng và đủ về bột ngọt
Bột ngọt là một chất phụ gia tạo vị ngọt của thịt và rau (vị umami), giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc xung quanh tính an toàn của gia vị này.
TS. BS Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương – đã có những chia sẻ về tính an toàn của loại gia vị này.
- PV: Có thông tin cho rằng bột ngọt ảnh hưởng đến não và gây suy giảm trí nhớ. Điều này nên hiểu thế nào, thưa bác sĩ?
- TS.BS Lưu Thị Mỹ Thục: Cơ thể người có các cơ chế tự nhiên nhằm điều hòa hàm lượng các chất ở mức cân bằng, trong đó có glutamate – thành phần chính của bột ngọt.
Cơ chế đầu tiên nằm tại hệ tiêu hóa. Cụ thể, khi thức ăn chứa glutamate dù từ thực phẩm hay gia vị vào trong hệ tiêu hóa, tất cả glutamate này sẽ chuyển hóa thành năng lượng tại ruột để phục vụ cho các hoạt động của ruột, do vậy việc ăn thực phẩm hay bột ngọt chứa glutamate sẽ không làm tăng hàm lượng glutamate sẵn có trong máu. Cơ chế thứ hai nằm ở hàng rào máu – não, hàng rào này được ví như cánh cổng vững chắc, nó ngăn sự di chuyển từ máu vào não của những chất không cần thiết cho hoạt động của não, trong đó có glutamate.
Như vậy, bột ngọt ăn vào cơ thể qua các bữa ăn hằng ngày không làm tăng hàm lượng glutamate.
- Thưa bác sĩ, nêm bột ngọt vào thấy món ăn ngon thì ai cũng nhận thấy, nhưng tại sao nêm bột ngọt lại ngon?
- Để giải đáp vấn đề này, các bạn hãy trả lời câu hỏi: “ăn thịt luộc dù chưa cần chấm bạn có thấy ngọt ngon không? Hay ăn hải sản cũng vậy?”. Rõ ràng chúng ta đều nhận thấy vị của món thịt luộc hay vị hải sản dù nướng, hấp đều rất ngọt.
Lý do nằm ở chỗ các loại thực phẩm này có chứa một hàm lượng lớn glutamate – một loại axit amin phổ biến trong tự nhiên. Và glutamate có đặc tính tự nhiên là mang lại vị ngọt, ngon cho món ăn. Các thực phẩm chúng ta ăn thông thường hằng ngày hầu hết đều chứa glutamate: các loại thịt chứa khoảng 10 – 20 mg glutamate/100 g thực phẩm, tuy nhiên hàm lượng này tăng cao khi thực phẩm được chế biến với nhiệt độ; thân mềm 2 mảnh như sò điệp chứa đến 140 mg glutamate/100 g; rau củ quả cũng rất giàu glutamate như bắp cải chứa 50 mg/100 g, cà chua chứa đến 250 mg/100 g…
Năm 1908, giáo sư người Nhật Bản – TS. Kikunae Ikeda là người đầu tiên khám phá ra glutamate là thành phần mang đến vị ngon cho nước dùng dashi của người Nhật, cũng như vị ngon của các thực phẩm như cà chua, măng tây, pho mát hay thịt. Ông đặt tên cho vị của glutamate là vị umami với hàm nghĩa vị ngon.
Ngay sau đó, GS.TS Ikeda đã phát minh ra bột ngọt với thành phần chính là glutamate vào năm 1908. Năm 1908, thương hiệu bột ngọt đầu tiên trên thế giới ra đời mang tên Aji-no-moto. Bột ngọt có bản chất là glutamate nên có chức năng mang đến vị umami, vị ngon cho món ăn. Việc nêm bột ngọt vào món ăn thực chất là chúng ta bổ sung thêm glutamate bên cạnh glutamate sẵn có từ thực phẩm cho món ăn, từ đó khiến vị umami của món ăn rõ rệt hơn, giúp món ăn ngon và hài hòa hơn.
Bột ngọt, hay còn gọi là gia vị umami, giúp cho món ăn có hương vị hài hòa, ngon và hấp dẫn hơn
- Thưa bác sĩ, liều lượng sử dụng bột ngọt hằng ngày như thế nào là hợp lý?
- Muối được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị dùng dưới 5 g/ngày (gần 1 muỗng cà phê muối/ngày), đường được Cơ quan Quan ly Thưc phâm Anh khuyến nghị phu nư không ăn quá 50 g va nam giơi không ăn quá 70 g đường đơn mỗi ngày.
Còn đối với bột ngọt, hiện nay không có quy định hay khuyến nghị về liều dùng hằng ngày. Cụ thể, JECFA và EC/SCF xác nhận bột ngọt là một gia vị an toàn với liều dùng hằng ngày (ADI – acceptable daily intake) “không xác định”. Trong thông tư của Bộ Y tế, bột ngọt cũng được liệt vào danh mục các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm và không quy định liều dùng hằng ngày.
Liều dùng hằng ngày không xác định được hiểu là, không có quy định mỗi người hằng ngày được dùng bao nhiêu gam bột ngọt. Mỗi người có thể sử dụng bột ngọt với liều lượng khác nhau cho từng món ăn tùy theo khẩu vị và sở thích của mình.
Video đang HOT
- Cảm ơn bác sĩ!
Hoàng Vũ
Theo nld.com.vn
Những loại thực phẩm dễ tạo cảm giác lo lắng nên hạn chế sử dụng
Cảm giác lo lắng, suy nghĩ nhiều, thậm chí là trầm cảm chắc hẳn có nhiều người mắc phải, tuy nhiên, không phải ai cũng biết. Việc tránh sử dụng một số thực phẩm sau đây có thể cải thiện tình trạng này.
Viện Y tế Quốc gia ước tính rằng 18% người Mỹ hay bị lo lắng. Lo lắng do nhiều yếu tố và có thể được điều trị ở một số người bằng thuốc. Nhưng ít người biết rằng thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng lo lắng. Một số thực phẩm phổ biến mà nhiều người yêu thích lại tạo ra sự lo lắng.
Với sự giúp đỡ của bác sĩ và một chế độ ăn kiêng, có thể không cần dùng thuốc bằng cách loại bỏ một hoặc 11 loại thực phẩm gây cảm giác lo lắng này.
Caffeine
Caffeine có thể khiến người dùng cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, nhưng nó cũng có thể dẫn đến lo lắng. Đầu tiên, caffeine làm suy giảm serotonin trong não và điều này tạo ra cảm giác chán nản và cáu kỉnh.
Thứ hai, caffeine khiến người dùng đi tiểu thường xuyên hơn. Điều này có thể gây mất nước, dẫn đến trầm cảm. Thứ ba, caffeine có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ và gây ra căng thẳng. Tránh cà phê, soda và sô cô la nóng càng nhiều càng tốt để có giấc ngủ ngon hơn và giành được việc lo nghĩ.
Đường
Đường gây lo lắng vì nó làm tăng lượng đường trong máu. Cơ thể sẽ tăng sản xuất insulin và điều đó khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi. Nước ép trái cây cũng không tốt giống như soda khi thêm đường ngay lập tức vào hệ thống cơ thể. Việc ép trái cây lấy nước cũng tương tự như đang uống nước đường.
Đồ ngọt, bánh ngọt và các món ăn khác có thể tạo cảm giác ngon miệng khi ăn chúng, nhưng sau đó vẫn là sự thèm thuồng và cảm thấy lo lắng, vì vậy, hãy cố gắng tránh sử dụng đường.
Ngoài việc tránh đồ ngọt và nước ngọt thì đừng quên rằng đường ẩn dưới hàng tá tên khác nhau. Hầu như mọi thực phẩm chế biến đều chứa đường. Nước xốt cho món spaghetti, tương cà, sữa chua ít béo, thanh granola chỉ là một vài ví dụ điển hình.
Đường làm tăng mức cortisol và adrenaline trong cơ thể. Cortisol có liên quan đến việc gây phản ứng căng thẳng và adrenaline tạo cảm thấy bồn chồn. Những điều này góp phần vào cảm giác lo lắng.
Tinh bột trắng
Nói về đường, bột mì trắng được coi như loại thực phẩm ẩn chứa đường ẩn. Về cơ bản thì cơ thể sẽ xử lý tinh bột thành đường. Ăn bánh mì, bánh ngọt, bánh rán và các thực phẩm khác làm từ bột mì trắng sẽ làm tăng lượng đường trong máu, đồng nghĩa với việc tăng cortisone và adrenaline, cuối cùng là mang lại cảm giác lo lắng.
Nhiều sản phẩm trong số này sẽ gây thêm tổn thương cho sức khỏe với nhiều chất phụ gia và đường, chất béo chuyển hóa và hóa chất. Thay vì sử dụng tinh bột trắng, tinh chế nhiều, hãy dùng ngũ cốc nguyên hạt để sự lo lắng không tăng cao.
Đồ uống có cồn
Rượu là một chất gây trầm cảm và chắc hẳn nó có thể gây ra cảm giác lo lắng. Nó có thể khiến người dùng cảm thấy tạm thời tốt hơn, nhưng rượu gây mất ngủ. Cho dù dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhưng khi cồn biến mất, chất lượng giấc ngủ sẽ giảm sút.
Những cơn ác mộng hoặc sự hoảng loạn có thể là các tác dụng phụ gây ra bởi rượu. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn còn gây mất nước và điều đó có thể dẫn đến trầm cảm.
Uống rượu có thể khiến người dùng cảm thấy hòa nhập với mọi người hơn nhưng thực tế nó lại làm giảm mức serotonin, tăng sự lo lắng. Các loại đồ uống chứa cồn đều làm gia tăng sự lo nghĩ và khiến nó tồi tệ hơn.
Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến thực sự có liên quan đến bệnh trầm cảm bởi vì, chất béo trans sẽ tạo ra nhiều suy nghĩ tiêu cực. Chất béo chuyển hóa có thể dễ dàng tìm thấy trong đồ nướng, đồ ăn nhẹ, thực phẩm chiên, kem không sữa và bơ thực vật.
Đọc nhãn thành phần trên sản phẩm vì các nhà sản xuất có thể sẽ không ghi chất béo chuyển hóa nếu mức của chúng dưới 0.5g mỗi khẩu phần. Hãy cố gắng sử dụng sữa ít chất béo vì có chất béo chuyển hóa tự nhiên thay vì sữa chất béo đầy đủ.
Nước tăng lực
Lựa chọn nước tăng lực đồng nghĩa với chọn sự tăng cường năng lượng cho cơ thể và trầm cảm, lo lắng cho tinh thần. Chứa rất nhiều caffeine, đường và hóa chất, những đồ uống này có thể khiến nhịp tim bất thường và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Cả hai đều làm tăng cảm giác lo lắng và trầm cảm.
Đừng tự lừa bản thân khi nghĩ rằng đường nhân tạo là tốt hơn cho cơ thể bởi nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa đường, đường nhân tạo và trầm cảm. Thêm vào đó, chất ngọt nhân tạo làm sự thèm muốn, và chu kỳ tiếp tục lặp lại.
Bột ngọt và Gluten
Gluten và bột ngọt, mì chính có liên quan đến sự lo lắng ở những người nhạy cảm. Bột ngọt là một dẫn xuất gluten. Gluten được tìm thấy tự nhiên trong các sản phẩm lúa mì.
MSG là chất tăng hương vị và được tìm thấy trong thực phẩm chế biến, thực phẩm châu Á và các bữa ăn đông lạnh. Nước tương thường chứa cả gluten và bột ngọt. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc chứng lo âu không dùng các phương pháp điều trị, mà chỉ áp dụng chế độ ăn không có gluten và đáp ứng rất tốt với nó. Điều này cho thấy có mối tương quan trực tiếp giữa chế độ ăn với các triệu chứng lo lắng.
Thực phẩm bảo quản lâu
Các phương thức bảo quan thực phẩm như ướp muối, lên men, và xông khói đã cung cấp cho nhân loại những lọai thực phẩm mới và bữa ăn thực sự ngon miệng.
Quá trình bảo quản thực phẩm tạo ra animes sinh học. Những sản phẩm phụ bao gồm histamine. Ở một số người, histamine làm tăng nồng độ adrenaline, gây lo lắng và mất ngủ. Nếu nhận thấy các vấn đề về tiêu hóa, tim hoặc hệ thần kinh sau khi ăn hoặc uống thực phẩm được bảo quản bằng các phương pháp trên, có thể đó là do nhạy cảm với histamines. Tránh những thực phẩm này để giảm mức độ lo lắng.
Các sản phẩm liên quan đến sữa
Sữa có chứa một loại protein gọi là casein. Casein cung cấp cho con non của động vật có vú các axit amin, carbohydrate và 2 yếu tố cần thiết là canxi và phốt pho. Nó có trong các sản phẩm giàu protein như sữa, sữa chua, phô mai và kem.
Casein có thể liên quan đến việc gây trầm cảm, dù không phải ai cũng nhạy cảm với casein. Vì vậy, cần thử chế độ ăn kiêng 30 ngày để xem các sản phẩm sữa giàu protein có làm tăng sự lo lắng của bản thân hay không.
Các loại thực vật khác
Nếu đã loại bỏ tất cả mọi thực phẩm ở trên khỏi chế độ ăn uống mà vẫn thường xuyên cảm thấy lo lắng, có thể là do nhạy cảm với thực vật như khoai tây, cà chua, cà tím, ớt... Những cây này có chứa một loại thuốc trừ sâu tự nhiên gọi là glycoalkaloids. Một tác dụng phụ của việc ăn những thực vật này là sự kích thích quá mức của hệ thống thần kinh.
Phải mất 5 ngày để đào thải glycoalkaloids khỏi hệ thống của cơ thể. Họ thực vật này được tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm, từ tinh bột khoai tây đến các loại gia vị như ớt bột .
Một số tác nhân gây lo lắng có liên quan trực tiếp đến thực phẩm. Mất nước, serotonin trầm cảm, nồng độ cortisol và adrenaline tăng có thể góp phần vào các dấu hiệu của cảm giác lo lắng. Caffeine đã gây ra các cuộc tấn công hoảng loạn ở những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ. Adrenaline có thể khiến đổ mồ hôi, lâng lâng và tim đập thình thịch. Ngay cả việc thay đổi lượng đường trong máu cũng có thể khiến cơ thể cảm thấy tồi tệ.
Bằng cách loại bỏ một số thực phẩm này, các triệu chứng lo âu có thể giảm thiểu hoặc thậm chí được loại bỏ hoàn toàn. Một chế độ ăn kiêng đơn giản có thể giúp tinh thần tốt hơn, và ngay cả khi không thường xuyên lo nghĩ nhiều thì việc loại bỏ các thực phẩm này sẽ cải thiện sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Hương Giang
Theo: hhdresearch/vietQ
Bấm huyệt chữa tai biến và di chứng tai biến mạch máu não Trong y học có rất nhiều liệu pháp điều trị tai biến mạch máu não. Hiện nay, việc áp dụng phương pháp bấm huyệt trong điều trị tai biến được rất nhiều người sử dụng. Đây là những liệu pháp điều trị bổ sung đã được chứng minh là có hiệu quả tích cực. Bấm huyệt chữa tai biến và di chứng tai...