‘Hiểu biết mọi thứ không quan trọng bằng con hiểu chính con’
‘Hiểu biết về trí tuệ nhân tạo, máy học tập, blockchain, robot, công nghệ 3D hay bất cứ thứ gì khác đều không quan trọng bằng con hiểu về chính con’.
Tác giả Ngô Phương Thảo, mẹ của ba đứa con và là người sáng lập thương hiệu sách Anbooks, tâm sự cùng con trong dịp năm mới. Tuổi Trẻ xin trích đăng như một sự chia sẻ suy nghĩ về những gì trẻ cần học, cần chuẩn bị trong tương lai…
Hãy là một người tự học toàn vẹn
Chở con đi trong đêm đầu năm mới, trả lời những câu hỏi của con và lắng nghe con nhận xét về những điều con quan sát thấy, con nói rằng cách đây bốn tháng, con vẫn nghĩ cái 4.0 mà mọi người nói đó quá xa vời và chẳng liên quan gì đến con.
Giờ con thấy là không phải vậy. Con thấy rằng con phải đối mặt với tất cả những thứ này, là chính con chứ không phải ai khác.
Đó là lần cách đây bốn tháng, con đọc thấy chuyện ở đâu đó máy móc đã thay thế con người, rồi con người sẽ thất nghiệp này kia kèm chuyện một nhà máy đã sa thải 3.000 công nhân vì chuyển sang sử dụng robot. Từ đó con để ý nhiều hơn về chuyện này.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, quyết định kỳ lạ trong đời mẹ hiếm khi có thể giải thích cặn kẽ cho ai khi năm 2018 lấy đi của con một cơ hội học hành bình thường như bao người (*). Đó là khi mẹ tự hỏi đây là thời đại nào mà chúng ta tự cho phép mình học hành bình thường?
Lần theo sợi chỉ của toàn cầu hóa, sự phá vỡ cấu trúc nghề nghiệp, sự hình thành những ngành nghề mới, sự hình thành những nhu cầu mới của con người, mẹ cuối cùng cũng có được một câu trả lời sáng tỏ: phải hình thành bản năng tự học, tư duy tự học và tinh thần sẵn sàng thích nghi cho con.
Ở một thế giới quá nhiều cơ hội để học chỉ với một chiếc máy tính hay chiếc điện thoại thông minh, tất cả những gì con cần là ý thức tự học và khả năng thích nghi cao. Ngoài ra, con cần một người hướng dẫn, một cố vấn.
Giờ đây, mẹ nhận thêm trách nhiệm lớn lao này, trở thành người cố vấn cho con, và giúp con tìm được những người cố vấn thú vị khác.
Nếu một ngày nào đó con trở lại trường học, con hãy trở lại với tinh thần của một người tự học toàn vẹn, một người đã biết mình sẽ đi đến đâu, và đi như thế nào.
Video đang HOT
Hiểu về chính mình quan trọng nhất
Có điều này mẹ dặn con: hiểu biết về AI (trí tuệ nhân tạo), ML (máy học tập – machine learning), blockchain, robot, công nghệ 3D hay bất cứ thứ gì khác đều không quan trọng bằng con hiểu về chính con.
Thân thể này, những vẻ đẹp mắt môi này, quần áo này hay sự ngưỡng mộ của người đời dành cho này, hay cả sự đố kỵ phản bác của người đời dành cho này, đều thật sự chẳng có nghĩa nhiều như con tưởng.
Điều quan trọng của đời người đến từ một bí mật hiển nhiên. Như một viên kim cương nằm lồi ra đất nhưng chẳng ai nhìn thấy, họ đi tìm chính họ như đi tìm một bóng ma. Họ biết họ ở đó nhưng họ đang ở đâu? Ngày này qua ngày khác, họ mải mê chạy theo ảo giác, hết ảo giác này đến ảo giác khác và nghĩ rằng mình đang chứng minh sự tồn tại của mình là có giá trị.
Không. Không đúng đâu. Giá trị của con người không phải để chứng minh. Mẹ học rất nhiều bài chỉ để nhận ra sự thật giản đơn này. Khi nào con còn cố chứng minh cho ai biết con có thứ gì đó, ngày ấy cuộc đời còn thật sự mệt nhoài.
Nhận thức này có thể làm cho con trở thành một người khó hiểu với những người khác, nhưng chính nó sẽ giải phóng con, một con người.
Và tận tâm tận lực mà không mong cầu, không kỳ vọng, không phóng chiếu những ẩn ức của con đi khắp nơi, dù nhân danh thứ gì cao đẹp đến đâu đi chăng nữa. Khi thấy mình hỏng hóc, yếu ớt, hiểm nguy, hãy lặng lẽ quay về.
Đừng mang chiếc gươm diệt yêu của người thầy vũ trụ đi đánh đông đánh tây, để ngày quay về núi bật khóc khi thấy hình hài của yêu quái trong thân thể của mình giữa chiếc kiếng chiếu yêu dưới chân núi. Chẳng thể giải quyết chuyện gì thấu đáo bằng sự hậm hực, lòng đố kỵ hay một trái tim đang thương tổn.
Mẹ phải nói với con điều này vì nó quyết định sự sáng tạo của con, tư duy hệ thống của con. Nó quyết định và phóng chiếu lên mọi thứ con học, con làm. Nó còn hiện lên trên hình hài con nữa.
Một năm tạm dừng để nhìn lại chính con trong mối tương quan của thế giới này bằng cách mở rộng thế giới quan của con. Thế giới quan của con giờ đây không chỉ là một ngôi trường, đó thực sự là một thế giới.
Mẹ biết những lời này lớn hơn tuổi 14 của con rất nhiều nhưng thật may, chúng ta đã nói thế này 13 năm qua, và con hiểu trọn vẹn.
Cảm ơn con!
Học suốt cả cuộc đời
Tại Mỹ, một báo cáo của Trung tâm Giáo dục và lực lượng lao động (Center on Education and the Workforce) thuộc ĐH Georgetown đã dự báo rằng đến năm 2020, 65% tổng số việc làm trong nền kinh tế sẽ đòi hỏi trình độ trên trung học trở lên. Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2013 của Trường Nghiên cứu và chính sách Martin (ĐH Oxford) kết luận rằng 47% công việc ở Mỹ có nguy cơ bị mất về tay máy tính trong hai thập kỷ tới.
Và như Thomas L. Friedman đã nói trong cuốn Cảm ơn vì đến trễ, một cuốn sách gối đầu giường cho những ai quan tâm đến sự phát triển của thế giới tương lai, “những con số đó cho thấy trong kỷ nguyên tăng tốc (khái niệm hàm ý mọi thứ đều tăng theo cấp số nhân, và thời gian để tương thích của chúng ta cũng phải nhanh như vậy), mọi người sẽ phải nâng cao kỹ năng của họ trong lớp học và trong suốt cả cuộc đời. Những con số đó nói rằng chúng ta thật sự không thể bỏ bất kỳ đứa trẻ nào lại phía sau được nữa”.
(*) Năm 2018, chị Thảo cùng con gái quyết định dừng việc học ở trường của con và bắt đầu hành trình tự học. Con gái chị đang học việc tại công ty của mẹ với vai trò là người đọc và tổng hợp dữ liệu, cũng là người đọc và phản biện các tác phẩm dành cho tuổi teen.
NGÔ PHƯƠNG THẢO
Theo tuoitre
Nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi hàng loạt nghề mới
Các ngành nghề trong lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật dự báo sẽ sự bùng nổ trong thời công nghiệp 4.0.
Trong nghiên cứu "Tiếp cận giáo dục đại học 4.0 - Các đặc trưng và tiêu chí đánh giá" của nhóm nghiên cứu GS Nguyễn Hữu Đức cho biết, trong nền công nghiệp 4.0, cac môi quan hê tương tac cơ bản của lưc lương sản xuất là tương tac giưa cac thiêt bi va giưa thiêt bi vơi con ngươi, tao ra môt hinh thai san xuât mơi đoi hoi nhưng ki năng mơi ơ lực lượng lao đông.
Sư xuât hiên va bị thay thế nhanh chong cua cac loai công nghê dân đên sư xuât hiên nhanh chong cua cac loai nghê nghiêp phi truyền thống. Đây là đặc điểm quan trọng không những để định hướng cho việc thay đổi chương trình đào tạo, hình thành các ngành nghề mới trong các trường đại học mà định hướng "học tập suốt đời"còn trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt đối với mọi kỹ năng làm việc trong thời kỳ CMCN 4.0.
Theo nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Hữu Đức, vai trò và mục tiêu đào tạo đang thay đổi theo hướng thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo cho người học, dạy cho người học biết phát triển tài năng cá nhân ( personalized learning), nhưng biết sáng tạo tập thể ( common creating).
Để thích ứng với cuộc CMCN 4.0, đào tạo theo định hướng khởi nghiệp phải được triển khai theo mô hình "5 trong 1", trong đó, chuẩn đầu ra với nhiều kỹ năng mới của công dân 4.0 và năm thành tố bao gồm: Có nhiều chương trình đào tạo (ngành nghề) mới có tính liên ngành và xuyên ngành cao và nhiều chương trình đào tạo gắn với công nghệ 4.0; Cấu trúc chương trình đào tạo mới; Công nghệ đào tạo mới; Các dự án khởi nghiệp mới và Hệ sinh thái giáo dục khởi nghiệp mới kết nối tất cả các bên liên quan: giảng viên, người học, giảng đường, phòng thí nghiệm và người sử dụng.
Theo đó, các chương trình đào tạo ngành nghề mới mà nền công nghiệp 4.0 đòi hỏi, mối liên hệ giữa các lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật dự báo sẽ sự bùng nổ và 10 công nghệ cốt lõi: Công nghệ số; Công nghệ dữ liệu lớn; Trí tuệ nhân tạo; Người máy; Internet kết nối vạn vật; Công nghệ vật liệu mới và cảm biến; Công nghệ nano; Công nghệ in 3D; Công nghệ năng lượng và Công nghệ sinh học.
Trong đó, hệ thống thực - ảo được coi là nền tảng. Các công nghệ cốt lõi này sẽ tạo ra các thay đổi có tầm ảnh hưởng lớnnhất trong 10 năm tới của thế giới, hình thành các đột phá về các giải pháp: Khả năng kiểm soát và phòng chống bệnh tật; Điều trị y tế; Dược phẩm; Các giải pháp năng lượng; Truyền thông số; Thiết bị đa phương tiện và Ánh sáng; Thiết bị công nghệ sinh học; Vật lý hạt cơ bản; Vật liệu mới và vật liệu nanô; Di truyền học.
GS Đức cho rằng, đây là các ngành nghề đặc trưng của thời kỳ công nghiệp mới mà các trường đại học không thể không đầu tư phát triển.
Đối với các quốc gia, hệ thống lĩnh vực ngành nghề đào tạo còn được xác định cụ thể, tích hợp phù hợp với ưu tiên. Ví dụ, ở Malaysia, 5 nhóm lĩnh vực sau đây đã được xác định: -Trí tuệ nhân tạo, học máy, tự động hóa, an toàn mạng, dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu; Các lĩnh vực kỹ thuật lai như Công nghệ sinh học, Khoa học và công nghệ y sinh, công nghệ thông tin, khoa học máy tính và chăm sóc sức khỏe; -Khí hậu, năng lượng, tài nguyên và môi trường;- Giáo dục khai phóng, công nghệ thiết kế và công nghiệp sáng tạo;- Giáo dục và đào tạo kỹ năng.
GS Đức lưu ý rằng, trong thời đại 4.0, đổi mới sáng tạo không chỉ xảy ra trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật mà với khả năng sử dụng nền tảng công nghệ chung, đổi mới sáng tạo cũng hoàn toàn được triển khai trong cả các lĩnh vực khoa học xã hội và quản lý, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp văn hóa và công nghiệp sáng tạo (điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, sáng tác...).
Về lĩnh vực này, một số trường đại học ở Việt Nam, nhất là các trường đại học tư thục đã rất năng động, tiên phong đi đầu. Ngoài ra, các ngành nghề dịch vụ, tiêu thụ cũng sẽ có nhu cầu rất lớn.
GS Đức cho hay, tinh thần sáng nghiệp của đại học 4.0 không chỉ được thể hiện trong đặc điểm ngành nghề mới, mà cả trong cấu trúc của chương trình đào tạo.
Theo đó, tiếp cận kiểu chương trình đào tạo linh hoạt ( Fluid and Organic Curriculum) và kiểu chương trình đào tạo sẵn sàng cho tương lai ( Future Readiness Curriculum) của Bộ Giáo dục Đại học Malaysia đề xuất là một hướng đi rất lôgic và hợp lý. Trước hết, sự linh hoạt thể hiện ở chỗ thay cho nền tảng kiến thức cơ bản là các môn học đại cương truyền thống (ví dụ như Toán cao cấp, Vật lý đại cương, Tin học cơ sở...), các trường đại học cần quan tâm bổ sung các môn học mới, ví dụ như về Công nghệ 4.0 đại cương, Kỹ năng số và khoa học dữ liệu, Giáo trình khởi nghiệp và Kiến thức về sở hữu trí tuệ.
Các môn học như vậy phải là hành trang khởi nghiệp sáng tạo của công dân 4.0. Trong trường hợp này, các yếu tố thích hợp của giáo dục khai phóng cũng cần được tích hợp.
Đối với Việt Nam, việc thay đổi chương trình đào tạo không chỉ để giúp sinh viên suy nghĩ sáng tạo hơn và thực thi tinh thần đổi mới sáng tạo hiệu quả mà còn phải lưu ý làm sao để hỗ trợ nhiều hơn giúp họ chuyển từ một thiết chế giáo dục giáo khoa bảng (chỉ hướng đến các kỳ thi) thành một môi trường học tập dựa trên trải nghiệm có định hướng.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Genesis G70 chơi trội với bảng đồng hồ công nghệ 3D đầu tiên trên thế giới Từng bước khẳng định thương hiệu và giờ đây Genesis G70 còn chơi trội hơn mọi đối thủ khi đưa vào công nghệ hiển thị màn hình 3D thay thế cho bảng đồng hồ truyền thống. Mặc dù mẫu xe sang Genesis G70 được nhiều người mong đợi mới chỉ được bán ở thị trường nước ngoài chưa lâu, nhưng nó đang bước...