Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn truyền cảm hứng nghệ thuật cho sinh viên Việt Nam
Lần đầu tiên, Hiệp sĩ-họa sĩ và nhà giám tuyển nghệ thuật đẳng cấp quốc tế Daniel K. Winn thuyết giảng về nghệ thuật, truyền cảm hứng cho sinh viên Việt Nam tại Trường Đại học Văn Lang.
Là một người Mỹ gốc Việt muốn làm những điều ý nghĩa cho quê hương, cho người trẻ Việt Nam, trong lần này trở về Việt Nam này, Họa sĩ, nhà điêu khắc, nhà quản lý tổ chức triển lãm và nhà từ thiện người Mỹ gốc Việt Daniel K. Winn (Người Việt đầu tiên được gia đình hoàng gia Đức phong Hiệp sĩ vì những đóng góp trong nghệ thuật, y tế và thiện nguyện năm 2018 ) đã chọn trường Đại học Văn Lang là nơi đến thăm và thuyết giảng, truyền cảm hứng cho sinh viên.
Với nhiều năm nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc, giám tuyển nghệ thuật, Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn đã nhiều lần đạt các giải bạc, giải vàng quốc tế về tác phẩm điêu khắc, hội họa xuất sắc. Ở vai trò của một nhà giám tuyển, anh là CEO sở hữu loạt phòng tranh cao cấp và sáng lập Winn Slavin Fine Art tại Beverly Hills (California) – một trong những nhà cung cấp hàng đầu các tác phẩm điêu khắc và tranh nghệ thuật.
Tại tọa đàm, sinh viên cũng như giảng viên Khoa Mỹ thuật và thiết kế, Kiến trúc, Công nghệ thông tin, Nghệ thuật Sân khấu và điện ảnh, Xây dựng của Đại học Văn Lang có cơ hội trao đổi với Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn những quan điểm liên quan đến lĩnh vực của mình, như hội họa, điêu khắc, ứng dụng công nghệ.
Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn giao lưu tại Đại học Văn Lang.
Cùng với TS Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang; PGS. TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng; ThS. Họa sĩ Phan Quân Dũng – Trưởng khoa Mỹ thuật & Thiết kế; TS. KTS. Đỗ Phú Hưng – Trưởng khoa Kiến trúc, Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn đã trao đổi với các bạn sinh viên về quan điểm sáng tác (hội họa, điêu khắc); ngôn ngữ điêu khắc trong tạo hình nhân vật và việc áp dụng công nghệ trong điêu khắc.
Sinh viên đặt câu hỏi giao lưu với Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn.
Buổi tọa đàm với hàm lượng kiến thức chuyên môn cao song đã truyền tải cho người tham dự những góc nhìn toàn diện về “bí mật” để nổi tiếng trong lĩnh vực hội họa, điêu khắc. Thông qua câu chuyện bản thân và sự nghiệp của mình đúc kết hơn 30 năm qua, Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn đã truyền cảm hứng cho các sinh viên, tương đồng với quan điểm chung của trường Đại học này khi thực hiện sứ mệnh “Đào tạo những con người mang lại tác động tích cực truyền cảm hứng cho xã hội” trong nhiều năm qua.
TS Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Văn Lang trao quà lưu niệm cho Hiệp sĩ-họa sĩ Daniel K. Winn.
Với định hướng đào tạo theo hướng nghiên cứu học thuật, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Trong những năm gần đây, Đại học Văn Lang không chỉ được các đối tác quốc tế tin tưởng lựa chọn hợp tác mà còn được nhiều diễn giả hàng đầu thế giới chọn làm địa điểm tổ chức hội thảo, diễn đàn quốc tế khi tổ chức tại Việt Nam.
Với thế mạnh đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực và đã đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn chất lượng quốc tế AUN – QA, đạt chứng nhận xếp loại QS Stars 4 sao, Đại học Văn Lang luôn chú trọng đầu tư, thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên ngành quốc tế với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng trong và ngoài nước. Gần đây, GS-TS-BS Jeffrey Glenn, Viện trưởng Viện Chống dịch (Đại học Stanford), giáo sư Y khoa, Tiêu hóa và Gan mật (Đại học Standford), Giám đốc Trung tâm Viêm gan và kỹ thuật mô gan – Bệnh viện Standford; TS. Edward Phạm, Phó Viện trưởng Viện Chống dịch, Đại học Stanford; TS. Vũ Duy Thức – nhà sáng lập, CEO Kambria, ThS. Ngô Trí Giang – nhà sáng lập, CEO Everest Education, Nhà khoa học, Giáo sư Franoise Barré-Sinoussi, người tìm ra virus HIV và đạt giải Nobel Y học,… là những nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực đã đến Đại học Văn Lang và thuyết giảng, truyền cảm hứng cho sinh viên.
Hiệp sĩ, họa sĩ Daniel K. Winn là CEO của Winn Slavin Fine Art – một trong những nhà cung cấp tác phẩm điêu khắc và tranh nghệ thuật hàng đầu tại Berverly Hills.
Một trong những giám tuyển nghệ thuật quốc tế hàng đầu.
Người Việt Nam đầu tiên trên thế giới được phong tước Hiệp sĩ bởi Hoàng gia Đức năm 2018 vì cống hiến trong nghệ thuật và hoạt động thiện nguyện.
Giải California Senate Resolution từ Dân biểu Liên Bang Lou Correa năm 2014.
Huy chương Vàng và Bạc hạng mục Điêu khắc, Tranh màu của Grand Jury de Mondial Art Academia năm 2019, 2020.
Video đang HOT
Nghệ sĩ sáng tạo mẫu tượng cho 05 hạng mục giải thưởng mới của Asian World Film Festival 2022.
13 tác phẩm nghệ thuật khiến bạn không thể rời mắt
Có những tác phẩm điêu khắc tạo ấn tượng đặc biệt cho người nhìn do tính độc đáo. Dưới đây là những tác phẩm như vậy được chọn lọc từ khắp nơi trên thế giới.
1. Tượng "Cậu bé nghịch ngợm" ở Oslo, Na Uy
Thời gian xây dựng: từ năm 1924-1944.
Còn được gọi là "The Capricious Boy Sculpture", tác phẩm điêu khắc này được đúc bằng đồng, được tạo ra bởi Gustav Vigeland và nằm trong Công viên Điêu khắc Vigeland ở Na Uy, ở West End của Frogner, Oslo.
Tác phẩm Cậu bé nghịch ngợm là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất trong công viên. Bức tượng mô tả một cậu bé đang khóc và sắp giậm chân. Nhiều người thích thú với bức tượng này đến mức tác phẩm điêu khắc có nhiều vết xước do chạm tay của du khách.
2. "Blue Mustang" ở Denver, Colorado, Mỹ
Năm xây dựng: 2008.
Bức tượng này được gọi là "Blucifer" với chiều cao gần 10 mét. Tác phẩm điêu khắc được đặt tại sân bay quốc tế Denver, Mỹ. Tác giả là cố nghệ sĩ Luis Jimenez.
Tác phẩm nghệ thuật này không chỉ được biết đến với vẻ ngoài đáng sợ, thậm chí rùng rợn mà còn trở thành thủ phạm gián tiếp dẫn đến cái của người tạo ra nó. Thực tế là trong quá trình tạo ra tác phẩm sắp đặt, một phần của bức tượng đã rơi vào nhà điêu khắc dẫn đến cái mất của ông. Sau đó, bức tượng được hoàn thành bởi các trợ lý và đồng nghiệp.
3. Tác phẩm điêu khắc đầu của Vladimir Ilyich Lenin ở Ulan-Ude
Năm xây dựng: 1971.
Tác phẩm điêu khắc này là tác phẩm điêu khắc lớn nhất về đầu của Lenin ở Nga và trên thế giới. Đây là dự án của các nhà điêu khắc - nghệ sĩ G. V. Nerody và Yu G. Nerody, những người đã nhiều lần nhận được giải thưởng danh dự tại Liên Xô, cũng như tại các cuộc triển lãm ở Paris. Phần kiến trúc được thiết kế và thực hiện bởi các kiến trúc sư A. N. Dushkin và P. G. Zilberman.
Tác phẩm điêu khắc cao 7,7 mét và nặng 42 tấn. Chiếc đầu được đúc tại nhà máy cắt đá Mytishchi và được chuyển đến Ulan-Ude bằng tàu hỏa.
4. Dĩa thép không gỉ ở Vevey, Thụy Sĩ
Năm xây dựng: 1995.
Tác phẩm được tạo dưới dạng một cái nĩa khổng lồ bởi nghệ sĩ điêu khắc người Thụy Sĩ Jean-Pierre Zagg nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Bảo tàng Alimentarium (bảo tàng thực phẩm), nằm ở thành phố Vevey, Thụy Sĩ.
Chiều cao của dĩa là 8 mét, được xây dựng trong một hồ địa phương. Kể từ năm 2014, tác phẩm này đã được đưa vào kỷ lục Guinness thế giới.
5. Cá mập Headington ở Oxford, Anh
Năm xây dựng: 1986.
Tác phẩm điêu khắc cá mập lớn này được tạo ra bởi John Buckley. Bill Gein giải thích rằng con cá mập thể hiện cảm xúc của một người cảm thấy hoàn toàn bất lực. Một con vật bị mắc kẹt trong mái nhà là một cảm giác bất lực, tức giận và tuyệt vọng. Chính thức, tác phẩm điêu khắc được lắp đặt vào dịp kỷ niệm 41 năm ngày quả bom nguyên tử rơi xuống Nagasaki.
Tác phẩm nặng 200 kg được đúc từ sợi thủy tinh.
6. Đài phun nước Child Eater ở Bern, Thụy Sĩ
Năm xây dựng: 1546.
Một trong những đài phun nước Bernese nổi tiếng nhất thế kỷ 16. Đài phun nước điêu khắc được gọi là "Kindlifresserbrunnen", có nghĩa là "Đài phun nước của những đứa trẻ nhỏ". Tác phẩm nghệ thuật thể hiện về một kẻ ăn thịt trẻ nhỏ.
7. "Vòng Montreal" ở Montreal, Quebec, Canada
Công trình hình chiếc nhẫn cao 30 mét và nặng hơn 23.000 kg. Chi phí của dự án là 5 triệu USD.
8. "Homunculus Loxodontus" (Zhdun) ở Leiden, Hà Lan
Năm xây dựng: 2016.
Tác phẩm này mô phỏng một sinh vật lạ, thậm chí trở thành một hiện tượng toàn cầu, có một số tên gọi khác nhau ở một số quốc gia như "Chờ đợi", "Puchekun", "Người chờ đợi" và thậm chí là "Nó". Tác phẩm này được tạo ra bởi một nghệ sĩ trẻ người Hà Lan Margriet van Brevoort.
9. Tác phẩm điêu khắc bàn tay khổng lồ ở Venice, Italy
Năm xây dựng: 2017.
Tác giả là nghệ sĩ người Italy Lorenzo Quinn. Tác phẩm điêu khắc thể hiện đôi bàn tay khổng lồ nhô lên khỏi mặt nước và giữ tòa nhà của khách sạn Ca 'Sagredo ở Venice.
Ý tưởng là cho thấy tác phẩm điêu khắc giúp ích cho Venice. Ngoài ra, bàn tay cũng tượng trưng cho khả năng của nhân loại trong việc thế giới cũng như cứu thế giới.
10. Tác phẩm điêu khắc "Prada Marfa" ở Valentine, Texas, Mỹ
Năm xây dựng: 2005.
Tác phẩm điêu khắc do các nghệ sĩ Michael Elmgreen và Ingar Dragset có trụ sở tại Berlin. Cấu tạo của tác phẩm gồm một số sản phẩm của PRADA.
11. Con dê Gavle ở Gavle, Thụy Điển
Năm xây dựng: 1966.
Tác phẩm "Con dê rơm lớn nhất thế giới" (cao 13 mét). Đối với cư dân địa phương, khách du lịch của thành phố Gavle, chú "dê" này đã trở thành biểu tượng tuyệt vời của mùa Giáng sinh.
12. Cổng đám mây ở Chicago, Illinois, Mỹ
Năm xây dựng: 2006.
Trên AT&T Plaza ở Công viên Thiên niên kỷ ở khu kinh doanh của Chicago, bạn có thể thấy công trình kiến trúc khác thường "Cổng đám mây". Tác giả của tác phẩm điêu khắc là nhà điêu khắc kiêm nghệ sĩ Anish Kapoor.
13. Tượng chúa Jesus ở Yeongcheon, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc
Năm lắp đặt: 2012.
Tác phẩm điêu khắc Chúa Giêsu cao 17 mét được lắp đặt trong Công viên Cơ đốc giáo, ở Yongcheon, Gyeongsangbuk-do, Hàn Quốc.
Giáo sư Nobel Y học - Franoise Barré-Sinoussi thuyết giảng cho sinh viên Trường ĐH Văn Lang Giáo sư Franoise Barré-Sinoussi - đạt giải Nobel Y học - người tìm ra HIV - vừa có buổi thuyết giảng cho giảng viên, sinh viên Trường Đại học Văn Lang (VLU). Giáo sư Franoise Barré-Sinoussi thuyết giảng trực tuyến cho giảng viên, sinh viên VLU. Giáo sư Franoise Barré-Sinoussi thuyết gảng trực tuyến cho giảng viên, sinh viên VLU. Sinh viên VLU...