Hiệp hội thành lập Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ
Ngày 20/1/2021, Chủ tịch Hiệp hội đã ký quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu-chuyển giao Khoa học-Công nghệ giáo dục đại học.
Ảnh minh họa
Để góp sức tăng tốc đổi mới trong giáo dục trước bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, ngày 20/1/2021, Chủ tịch Hiệp hội đã ký quyết định thành lập Trung tâm nghiên cứu-chuyển giao Khoa học-Công nghệ giáo dục đại học.
Dự kiến trong những năm trước mắt, các hoạt động của Trung tâm sẽ tập trung vào các nhóm việc sau:
Một là, chuẩn bị tiếp nhận và triển khai một số dự án như:
Thiết lập Mạng quốc tế nghiên cứu giáo dục đại học trong khuôn khổ Dự án Nauy-Global-2 để chia sẻ thông tin học thuật tới các đơn vị thành viên theo 3 nhóm chủ đề:
Bối cảnh xã hội, chính sách giáo dục đại học và thị trường lao động;
Chuyển đổi số trong giáo dục đại học với số hóa công nghệ tại nơi làm việc;
Quản lý giáo dục, Quản trị nhà trường và Đảm bảo chất lượng.
Hỗ trợ nguồn lực giáo dục đào tạo: Quỹ hỗ trợ sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu nhằm tạo thuận lợi cho người tài, có thành tích học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc nhưng không đủ khả năng tài chính để tiếp tục học lên hoặc nghiên cứu, trong khi Ngân hàng Chính sách còn rất hạn chế khả năng cho vay;
Video đang HOT
Dự án Thư viện số Online (Online Legacy Library-OLL) cung cấp nền tảng công nghệ phần mềm chung hỗ trợ phát triển thư viện tri thức số để nâng cao chất lượng đào tạo cho các trường thành viên Hiệp hội;
Hai là hình thành văn hóa chia sẻ học thuật giữa các cơ sở giáo dục đại học trong và ngoài nước để chuyển giao các công nghệ kỹ thuật số tiên tiến, công cụ giao tiếp truyền thông Online hiện đại nhằm hỗ trợ nhà trường thúc đẩy quá trình chuyển đổi số;
Ba là, triển khai các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, các dịch vụ hỗ trợ nâng cao năng lực kỹ thuật số, năng lực quản lý và sư phạm công nghệ cho cán bộ lãnh đạo cấp trường, cấp khoa phòng ban và cấp giảng viên, sinh viên.
Thủ tục đăng ký tham gia:
Để giúp Trung tâm nghiên cứu-chuyển giao khoa học công nghệ thuận tiện giao dịch hiệu quả với các trường, Hiệp hội đề nghị Nhà trường cử nhóm cán bộ có kỹ năng công nghệ thông tin và tiếng Anh tốt, do một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách để làm việc với Ban Giám đốc của Trung tâm;
Mẫu đăng ký
Công văn cam kết tham gia của Trường làm theo mẫu gửi kèm và gửi về theo địa chỉ Văn phòng Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – tầng 10, Cung Trí thức, số 01 Tôn Thất Thuyết, quận Cầu Giấy, Hà Nội, trước ngày 05 tháng 02 năm 2021;
Ngoài ra, đề nghị các Quý trường giới thiệu các học giả, nhà nghiên cứu của trường có đề tài khoa học theo các nội dung chuyên đề nêu trên (danh sách gồm họ tên, học hàm,học vị, địa chỉ email, số di động và danh mục ấn phẩm nghiên cứu đã công bố hoặc bước đầu có kết quả tốt).
Trung tâm nghiên cứu-chuyển giao Khoa học-Công nghệ giáo dục đại học
hiện đang hoàn thiện thủ tục để xin giấy phép hoạt động của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Sẽ loại bỏ 'u nhọt' trong giáo dục đại học
"Những năm tiếp theo, chúng tôi sẽ tập trung nhiều vào giáo dục đại học. Đây là lĩnh vực rất cần phải cải tổ" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Theo ông Nhạ, khi tốt nghiệp THPT, nhiều học sinh có kiến thức rất tốt, nhưng lên bậc đại học, nếu không khai thác được thì những kiến thức đó cũng dần bị mai một.
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ có thể coi là một cơ hội cho giáo dục đại học của Việt Nam.
"Những cơ sở giáo dục đại học nào tốt, những ngành đào tạo nào tốt thì chúng tôi khuyến khích theo hướng liên kết đào tạo chương trình quốc tế hay du học tại chỗ", ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho hay, trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường việc thanh, kiểm tra nhằm xóa bỏ những "u nhọt" để tạo môi trường cạnh tranh thực sự công bằng. Bên cạnh đó, các trường đại học, các ngành đào tạo phải thể hiện được nhu cầu của thị trường.
Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường công khai, minh bạch
Hiện, Bộ GD-ĐT triển khai rất mạnh về chuẩn chương trình. Tất cả các chương trình phải đáp ứng chuẩn đầu ra tối thiểu. Các cơ sở giáo dục đại học, tùy theo điều kiện đảm bảo trên chuẩn đó, mới được đào tạo.
"Hiện nay, các trường được chủ động, nhất là các trường tự chủ mở các mã ngành và cũng tuyên bố chuẩn đầu ra. Nhưng 'chuẩn' phải được kiểm định và được công khai. Như vậy, có một số trường mà không đủ điều kiện đảm bảo chất lượng thì không thể tồn tại được.
Ở đây cũng không phải dùng biện pháp hành chính, mà qua công khai, minh bạch và giám sát. Khi ít người vào học thì trường đại học đương nhiên phải điều chỉnh. Như vậy, Nhà nước mà cụ thể là Bộ GD-ĐT phải đóng vai trò như trọng tài khi đưa ra "luật chơi" rất công bằng và cách tiếp cận quốc tế.
Đồng thời, phải nghiêm minh để đảm bảo sự công bằng, tránh tình trạng những trường làm nghiêm túc có khi lại không được biết đến do kém khâu marketing. Trong khi có những trường không đảm bảo được chất lượng như công bố nhưng lại làm marketing tốt, nên thông tin đến người học không tương xứng" - ông Nhạ nói.
Vì vậy, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT đang triển khai chương trình cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học theo hình thức số hóa.
"Chủ trương của ngành năm nay và 5 năm tới là thực hiện mạnh về chuyển đổi số. Trong đó, đối với giáo dục đại học, một mặt là chuyển đổi số để xây dựng những tài nguyên số và phương thức đào tạo trực tuyến kết hợp trực tiếp. Nhưng mặt khác, chúng tôi rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin để minh bạch hóa điều kiện đảm bảo chất lượng.
Ví dụ, một trong những điều kiện để mở mã ngành là đội ngũ giảng viên. Khi không hoặc chưa minh bạch thì một số trường mượn tên giảng viên để mở mã ngành. Nhưng khi minh bạch, thì mỗi giáo viên chỉ được đứng tên ở một trường. Như vậy, những cơ sở giáo dục đại học không đảm bảo điều kiện sẽ lộ diện".
Bộ trưởng Nhạ cho hay, hiện đã có hiện tượng một số trường tư không tuyển được người học và phải tự điều chỉnh.
Vì vậy, chủ trương của Bộ GD-ĐT là đổi mới cơ chế quản lý, dùng chính sự minh bạch và cơ chế cạnh tranh để sắp xếp trật tự thị trường, điều chỉnh lại các trường, hạn chế khâu hành chính.
"Hướng đổi mới rất mạnh mà chúng tôi cho rằng đột phá đó là đổi mới về cơ chế quản lý. Nhà nước tập trung, tăng cường chức năng quản lý, còn chức năng quản trị để cho các nhà trường.
Hiện, hành lang pháp lý đã tương đối, nhưng nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải tăng cường. Thậm chí trong quá trình thanh kiểm tra, xét thấy cần phải điều chỉnh cơ chế, chính sách vẫn có thể điều chỉnh lại, chứ không phải ban hành là xong".
Do đó, chức năng chính của Bộ GD-ĐT sẽ là tạo môi trường, cơ chế chính sách thể chế, và công tác thanh, kiểm tra.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, Bộ GD-ĐT đã nhận diện ra được những điểm yếu và đường hướng phát triển của giáo dục đại học.
"Tôi tin rằng 5 năm tới đây, giáo dục đại học của Việt Nam sẽ có nhiều chuyển biến mạnh", Bộ trường Nhạ nói.
Nữ sinh áo lính mê khoa học Hai học viên xuất sắc ở Học viện Kỹ thuật Quân sự (KTQS) nhận giải thưởng Nữ sinh tiêu biểu toàn quốc lĩnh vực khoa học công nghệ 2020, Nguyễn Thị Khánh Linh (SN 1999) và Đinh Thị Thu Hường (SN 1998) đều có thành tích học tập đáng nể, cùng đam mê khoa học cháy bỏng. Các gương mặt nhận giải thưởng...