Hiện tượng ra huyết trắng khi mang thai, mẹ bầu cần làm gì?
Tình trạng ra huyết trắng thường xảy ra đối với phụ nữ vốn không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ra huyết trắng khi mang thai lại là nỗi lo lắng của các mẹ. Mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ sức khoẻ bản thân và thai nhi tốt nhất?
Như đã biết, khí hư hay còn có tên gọi là huyết trắng đa số chị em phụ nữ đều đã nắm rõ về tình trạng này. Nhưng bản chất khí hư có bình thường hay gặp phải bất thường thì lại không phải người phụ nữ nào cũng hiểu rõ.
Đặc biệt, thời điểm mang thai là thời điểm vô cùng nhạy cảm đối với phụ nữ. Những thay đổi trong cơ thể có thể khiến mẹ lo lắng và cả tình trạng ra huyết trắng khi mang thai càng khiến mẹ bất an. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc của mình về tình trạng ra huyết trắng khi mang thai.
1. Huyết trắng là gì?
Huyết trắng hay khí hư được biết đến là chất được tiết ra từ thành âm đạo, môi lớn, môi bé và tiền đình, tuyến Bartholine, nôi mac tử cung, cô tư cung,… được trộn lẫn với tế bào mô và bong ra ở tử cung và âm đạo với một ít bạch huyết, tế bào tự do và kết quả của hỗn hợp này tạo thành một chất nhầy có màu trắng sữa giống như lòng trắng trứng gà, đặc biệt có mùi hơi tanh hoặc cũng có nhiều nữ giới có huyết trắng không mùi.
2. Tác dụng của huyết trắng đối với sức khỏe sinh sản phụ nữ
Bản chất, khí hư hay còn có tên là huyết trắng có tác dụng trong việc giúp ngăn chặn sự tấn công của vi trùng gây bệnh. Không những thế, huyết trắng còn giúp giữ ẩm và làm sạch môi trường âm đạo, đồng thời còn có tác dụng trong việc cân bằng nồng độ pH.
Ngoài ra, khí hư còn được biết đến là chất có tác dụng bôi trơn hoặc là chất đem lại hiệu quả trong việc giúp giảm đau, giảm ma sát trong quan hệ tình dục.
Không những thế, khí hư còn là chất dịch mà tinh trùng tập trung sau phóng tinh và chuẩn bị hành trình vượt qua cổ tử cung đi đến nội mạc tử cung và cuối cùng vào vị trí thụ tinh.
Có thể phụ nữ cần tìm hiểu chi tiết hơn về huyết trắng. Đọc thêm bài viết: Huyết trắng là gì? Thông tin từ A đến Z về bệnh phụ khoa huyết trắng.
Mẹ bầu xuất hiện tình trạng ra huyết trắng khi mang thai không đáng lo ngại vì đây là hiện tượng bình thường – Ảnh Internet
3. Nhận biết tình trạng khí hư
3.1. Như thế nào là khí hư bình thường?
Khí hư rất quen thuộc với phụ nữ. Tuy nhiên, như thế nào là khí hư bình thường không phải ai cũng biết. Hiện tượng khí hư bình thường được nhận diện như sau:
- Khí hư có màu trắng trong như lòng trắng trứng hoặc có thể hơi ngả vàng.
- Khi hư có mùi tanh nhẹ hoặc không có mùi.
- Khí hư không gây ngứa.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tính chất và số lượng của khí hư sinh lý cũng sẽ thay đổi tùy theo độ tuổi và giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt cũng như những thời điểm đặc biệt của người phụ nữ.
Video đang HOT
Trong khi đó, những ngày giữ chu kỳ thì lượng estrogen sẽ tăng lên, các tổ chức của thân tuyến ở cổ tử cung cũng được tiết ra nhiều. Kèm theo đó là hàm lượng nước trong nó cũng tăng lên và khí hư còn có dạng nhầy như lòng trắng trứng gà và được có thể kéo thành sợi. Đặc biệt thời điểm trước khi trứng rụng từ 12 đến 24 giờ.
3.2. Khí hư bệnh lý
Có thể bạn chưa biết, mọi thay đổi cũng như tăng lượng dịch tiết hay khí hư ra nhiều kèm theo các thay đổi về màu sắc, tính chất hoặc mùi thì mẹ bầu đều cần đi khám ngay. Ra huyết trắng khi mang thai có thể khiến mẹ bầu gặp phải một số hiện tượng kèm theo có triệu chứng như:
- Âm đạo bị kích thích.
- Tình trạng ngứa hoặc nóng rát trong âm đạo.
- Âm hộ hay ngứa.
- Bị sưng đỏ vùng xung quanh.
- Tiểu buốt, tiểu rát.
Những hiện tượng ra huyết trắng khi mang thai này mẹ bầu đều cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để khám ngay.
Hiện tượng ra huyết trắng khi mang thai bất thường mẹ bầu đều cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để khám ngay – Ảnh Internet
4. Nguyên nhân khiến mẹ bầu ra huyết trắng khi mang thai
Tình trạng ra huyết trắng khi mang thai ở mẹ bầu xuất hiện do sự thay đổi về hormone và làm kích thích tuyến tử cung tăng tiết cũng như tăng sản sinh tế bào thượng bì âm đạo và khiến cho môi trường âm đạo luôn ẩm ướt, dễ bị viêm nhiễm.
Ngoài ra, tình trạng ra huyết trắng khi mang thai còn xảy ra do thai lớn, mẹ nặng nề, việc di chuyển, vận động khó khăn đặc biệt các mẹ bầu làm việc văn phòng khó thoát mồ hôi càng dễ khiến ứ dịch và viêm hơn so với người bình thường.
Đặc biệt, việc mẹ bầu vệ sinh vùng kín cũng không giống người bình thường vì bụng bầu to, che tầm mắt và cấn bụng, khó ngồi.
5. Khi nào nên đi khám phụ khoa?
Dù thực tế, dấu hiệu ra nhiều khí hư là một trong những thay đổi rất bình thường khi mẹ có bầu. Tuy nhiên, nếu huyết trắng xuất hiện khi mang thai thì mẹ bầu không nên bỏ qua. Mẹ bầu lúc này cần chủ động theo dõi, kiểm tra để có thể sớm nhận biết xem tình trạng khí hư có xuất hiện kèm các hiện tượng như sau:
Khi khí hư có mùi hôi, màu sắc của khí hư khác thường hoặc khi vùng kín của mẹ cảm thấy đau rát, sưng đỏ thì đây rất có thể là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mẹ bầu đang bị nhiễm âm đạo và cần nhanh chóng đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa sớm.
Thời điểm những tuần cuối của thai kỳ, khí hư chứa nhiều chất nhầy hoặc kèm theo vệt màu hồng hay màu đỏ sậm thì đây còn được biết là dấu hiệu báo cho mẹ bầu biết mẹ sẽ chuyển dạ do viêm cổ tử cung.
Khi khí hư có mùi chua hoặc xuất hiện hiện tượng sủi bọt, có màu khác lạ như màu xanh, màu vàng thì mẹ có thể bị viêm nhiễm âm đạo hoặc mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay cả khi vùng kín không xuất hiện dấu hiệu bị nóng rát, ngứa và sưng đỏ xảy ra.
Dấu hiệu ra nhiều khí hư là một trong những thay đổi rất bình thường khi mẹ có bầu – Ảnh Internet
6. Phòng ngừa khí hư khi mang thai bằng cách nào?
Muốn phòng ngừa tình trạng ra huyết trắng khi mang thai tốt nhất, phụ nữ cần biết cách:
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.
- Không sử dụng các loại xà phòng thơm hay dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức vì có thể gây kích ứng vùng kín.
- Quần lót cần được thay ít nhất 2 lần/ngày. Nên hạn chế sử dụng quần lót có chất liệu nilon, quá chật. Sử dụng chất liệu vải tốt nhất là coton.
- Giặt sạch quần lót, phơi ở ngoài nắng, loại bỏ các loại quần lót đã ố vàng.
- Tuyệt đối không thụt rửa âm đạo quá mức vì có thể khiến môi trường âm đạo thay đổi tại điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Xuất hiện tình trạng ngứa âm hộ tuyệt đối không gãi hay làm trầy xước, bạn cần tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám ngay tránh làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
- Sau khi tắm hoặc đi vệ sinh cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lau khô để tránh vi khuẩn đi từ hậu môn lên âm đạo.
- Xuất hiện hiện tượng khí hư bất thường, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống hoặc sử dụng thuốc đặt âm đạo mà chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng, rau xanh, uống nhiều nước, tập thể dục và xây dựng thói quen tốt như không thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, tránh để tình trạng stress kéo dài.
Tư thế ngủ tốt cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ
Để có giấc ngủ hiệu quả, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến tư thế nằm ngủ thoải mái nhất cho cả mẹ và con trong thời gian mang thai.
Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng đầu
Ảnh minh họa
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bụng mẹ bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên chị em có thể ngủ tùy ý để cơ thể cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi. Những tư thế này vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa không an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Tư thế ngủ cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Ảnh minh họa
Đây là thời kỳ cần chú ý bảo vệ phần bụng của bà bầu, tránh tuyệt đối lực tác động từ bên ngoài. Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác. Nếu mẹ bầu cảm thấy phần chân nặng nề, có thể nằm ngửa và kê chân lên gối mềm.
Tư thế năm ngủ cho mẹ bầu 3 tháng cuối
Đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kì, lúc này em bé đã lớn lên rất nhiều trong bụng mẹ. Mẹ bầu không thể nằm ngửa hay nằm sấp khi ngủ. Thời điểm này, tử cung các chị em thường xoay về phía bên phải nên mẹ bầu khi ngủ hãy nằm nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu. Bên cạnh đó, ngủ nằm nghiêng bên trái sẽ làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.
Ảnh minh họa
Trường hợp mẹ bầu gặp hiện tượng phù nề hoặc tĩnh mạch ở chân căng lên, mẹ bầu có thể vừa nằm nghiêng bên trái, vừa kê cao chân để giúp máu lưu thông tốt hơn.
Tránh nằm ngửa luc ngủ khi đang mang thai
Tư thế nằm ngủ ngửa thực sự không tốt cho bà bầu, do trọng lượng của thai nhi và tử cung sẽ gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của người mẹ, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc lưu thông máu đến nhau thai rất nguy hiểm.
Đó là lý do tại sao mẹ bầu nên lựa chọn tư thế ngủ an toàn và phù hợp hơn để giảm các vấn đề nguy cơ thai chết lưu và thai nhi chậm phát triển. Thế nhưng, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nếu thai kỳ của bạn không có biến chứng xấu, tỷ lệ thai chết lưu là khá thấp (1/200).
Một số lưu ý để mẹ bầu có giấc ngủ ngon
- Không nên nằm giường cứng.
- Không kê đầu quá cao.
- Không mặc trang phục gò bó, chật chội khi ngủ gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
- Nên đi ngủ sớm và đúng giờ để tạo nhịp sinh hoạt điều độ cho hai mẹ con.
- Để dễ đi vào giấc ngủ, mẹ bầu có thể uống một cốc sữa ấm. Sữa ấm có tác dụng an thần, giảm chứng ợ nóng ở phụ nữ mang thai.
- Tập thể dục hay tham gia một lớp yoga dành cho bà bầu. Các bản nhạc không lời nhẹ nhàng cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Tránh các đồ uống có cồn, cafein như cola, trà hay cà phê, đặc biệt là không uống vào buổi tối.
- Ăn tối sớm với thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Các loại gia vị hay thức ăn dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng ợ chua, ợ nóng, gây khó ngủ.
- Thỉnh thoảng đổi phòng ngủ để thay đổi không khí. Giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ để tạo cảm giác dễ chịu.
Ra dịch nhầy giữa chu kỳ kinh nguyệt có đáng lo? Khí hư hay còn gọi là dịch âm đạo thông thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà và không có mùi hôi tanh. Vào mỗi thời điểm khác nhau của chu kỳ, số lượng cũng như tính chất dịch nhầy tiết ra sẽ khác nhau. Ảnh minh họa Em 16 tuổi, hiện sức khỏe và chu kỳ kinh nguyệt bình...