Hiện thực hóa giấc mơ giảng đường
Trong bối cảnh dịch COVID-19 có nguy cơ bùng phát trở lại, nhiều tỉnh, thành Đoàn trên cả nước đã triển các mô hình Tiếp sức mùa thi hiệu quả, an toàn, được xã hội ghi nhận, đánh giá cao, giúp các học sinh hiện thực giấc mơ giảng đường sau 12 năm đèn sách.
Các tình nguyện viên đón học sinh huyện đảo Phú Quý vào đất liền thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: TĐBT
Cõng thí sinh khuyết tật đi thi
“Miền đỗ rồi! Miền đỗ đại học rồi…”, Bí thư Đoàn thị trấn Xuân An (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) Lê Phi Quân vui mừng reo lên khi nghe tin nữ sinh Võ Thị Miền đỗ vào khoa Sư phạm tiếng Anh, ĐH Vinh. Miền là một thí sinh khuyết tật đặc biệt trong mùa thi tốt nghiệp THPT 2020 tại điểm thi trường THPT Nguyễn Công Trứ (thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Từ nhỏ, chân tay của Miền bị teo và quặp lại. Dù vậy, nữ sinh quê Hà Tĩnh đã nỗ lực phi thường suốt 12 năm học, luôn đạt kết quả học tập khá, giỏi. Miền ước mơ trở thành giáo viên tiếng Anh trong tương lai.
Câu chuyện của nữ sinh khuyết tật Võ Thị Miền nhanh chóng được đội Tiếp sức mùa thi Đoàn thị trấn Xuân An nắm bắt. Trước kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, anh Lê Phi Quân, Bí thư Đoàn thị trấn Xuân An, đội trưởng đội tình nguyện Tiếp sức mùa thi đã đến nhà riêng của Miền thăm hỏi và đề xuất phương án hỗ trợ đưa em đi thi. Anh Quân liên hệ một hãng taxi tại TP Vinh (Nghệ An) nhờ hỗ trợ đưa đón miễn phí cho Miền trong suốt quá trình đi thi; đồng thời, phân công anh Hồ Anh Đức, Phó Bí thư Đoàn thị trấn Xuân An cõng em từ nhà ra xe taxi, cõng từ cổng trường vào phòng thi, và cõng lượt về. “Miền bị say xe nên trong ngày đầu đi làm thủ tục thi, Miền muốn đi xe máy. Chúng tôi chở em đi nhưng thời tiết mấy ngày thi rất nắng nóng, sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của Miền, chúng tôi động viên em đi taxi, mở cửa kính xe cho em đỡ say. May mắn suốt mấy ngày thi, Miền đều có sức khỏe tốt”, anh Quân cho biết.
Hình ảnh chiến sĩ tình nguyện áo xanh cõng thí sinh Võ Thị Miền đi thi đã tạo nên hình ảnh đẹp, xúc động trong mùa thi tốt nghiệp THPT 2020. Nhắc tới các chiến sĩ tình nguyện áo xanh, nữ sinh Võ Thị Miền xúc động: “Mặc dù đã nỗ lực không ngừng suốt 12 năm học nhưng bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT em không khỏi lo lắng vì cơ thể khiếm khuyết của mình. Nhưng may mắn em đã nhận được sự yêu mến, đồng hành, sẻ chia của các anh chị tình nguyện. Các anh chị đã tiếp thêm niềm tin, động lực để có thể làm bài tốt, giúp em thực hiện được ước mơ ấp ủ bấy lâu”.
Chị Nguyễn Ny Hương, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh cho biết, taxi miễn phí cho thí sinh khuyết tật, bị tai nạn đột xuất đi lại khó khăn là mô hình được Tỉnh Đoàn triển khai trong mùa thi năm nay. “Do tình hình dịch bệnh COVID-19, năm nay kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức muộn hơn. Ở Hà Tĩnh, vào tháng 8 vẫn còn nắng nóng gay gắt và dễ mưa bão. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến thí sinh đi thi, đặc biệt là thí sinh khuyết tật, thí sinh ở xa, bị tai nạn đột xuất. Tỉnh Đoàn đã tổ chức hội nghị tập huấn cho 13 huyện, thị, yêu cầu các đơn vị triển khai mô hình taxi miễn phí hỗ trợ thí sinh”, chị Hương cho biết. Song song với đó Tỉnh Đoàn còn triển khai mô hình xe ôm miễn phí, và tổ phản ứng nhanh nhằm hỗ trợ thí sinh trong trường hợp đột xuất như quên giấy tờ, ngủ quên,…
Tiếp sức thí sinh biển đảo
Trong 2 ngày 30 và 31/7, các chuyến tàu cao tốc cập cảng Phan Thiết (Bình Thuận) đưa các thí sinh trường THPT Ngô Quyền, thuộc huyện đảo Phú Quý vào bờ đi thi. Trên bến cảng, các đội sinh viên tình nguyện trong màu áo xanh đứng hàng dài chờ sẵn cùng các băng rôn, khẩu hiệu: “Hãy tự tin chúng tôi đi cùng bạn”, “Tự tin thi tốt…”.
Video đang HOT
Các thí sinh vừa bước xuống tàu, đội tình nguyện nhanh chóng đến xách hộ hành lý, mang nước uống giải khát, che ô, đưa quạt mát… xua tan những cơn say sóng biển. Hàng chục chiếc taxi đứng chờ sẵn để nhanh chóng chở các em về ký túc xá nghỉ ngơi.
“Các em ở huyện đảo Phú Quý chịu nhiều thiệt thòi, phải vượt một quãng đường xa xôi, cách trở vào đất liền đi thi với bao mới lạ, bỡ ngỡ. Chúng tôi đồng hành cùng với các em trong suốt hành trình đi thi để các em không cô đơn, mà luôn cảm thấy ấm áp, thân quen khi vào đất liền để thực hiện ước mơ sau 12 năm đèn sách”, c hị Kim Huệ, Phó Ban Thanh thiếu nhi trường học, Tỉnh Đoàn Bình Thuận
Mùa thi THPT 2020, huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) có 192 thí sinh vào đất liền đi thi; đi cùng các em có thêm 6 thầy, cô giáo.Để đồng hành cùng các em học sinh biển đảo thực hiện ước mơ của mình sau 12 năm đèn sách, Tỉnh Đoàn Bình Thuận đã thực hiện chương trình Tiếp sức thí sinh đi thi an toàn, thiết thực nhất. Chị Bùi Thị Kim Huệ, Phó Ban Thanh thiếu nhi trường học, Tỉnh Đoàn Bình Thuận cho biết, trước kỳ thi hai tháng, chị đã gõ cửa các doanh nghiệp để xin hỗ trợ vé tàu cao tốc, taxi miễn phí, cũng như học bổng cho học sinh nghèo. “Đây là chương trình được Tỉnh Đoàn Bình Thuận duy trì hàng năm. Tuy nhiên, năm nay, do dịch bệnh khó khăn, một số doanh nghiệp đã từ chối hỗ trợ. Những ngày chưa tìm được doanh nghiệp đồng hành, tôi lo lắng mất ăn, mất ngủ”, chị Huệ chia sẻ.
Bằng sự kiên trì, bền bỉ, chị Huệ đã vận động được một ngân hàng hỗ trợ vé tàu cao tốc đi, về cho 192 thí sinh, cùng 6 thầy cô giáo (vé tàu cao tốc 350 nghìn đồng/vé/lượt); một hãng taxi đưa đón miễn phí, cùng khẩu trang, nước rửa tay. Tỉnh Đoàn huy động 100 tình nguyện viên đến từ Trường Cao đẳng Nghề, Cao đẳng Cộng đồng Bình Thuận và Thành Đoàn Phan Thiết đồng hành, hỗ trợ 192 thí sinh huyện đảo Phú Quý trong suốt quá trình ở đất liền đi thi đến khi lên tàu trở về Phú Quý.
Chị Huệ cho biết thêm, để động viên tinh thần học sinh Phú Quý trong những ngày ở ký túc xá trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo chờ thi, đại diện Tỉnh Đoàn Bình Thuận và các đơn vị liên quan đến thăm, tặng sữa, trao 13 suất học bổng cho 13 học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Khiến con trai từ học sinh cá biệt trở thành sinh viên trường "Harvard Trung Quốc", người mẹ chỉ làm 3 việc rất đơn giản
Nhờ có tình thương bao la cùng những nỗ lực không biết mệt mỏi của người mẹ, cậu học sinh cá biệt này đã có cú trở mình ngoạn mục và trở thành sinh viên của trường đại học danh giá hàng đầu Trung Quốc.
Đại học Bắc Kinh (hay còn được gọi tắt là Bắc Đại), là trường đại học top đầu được mệnh danh là "Harvard của Trung Quốc". Được trở thành sinh viên của ngôi trường này là ước mơ của biết bao bạn trẻ ở đất nước tỷ dân, thế nên tỉ lệ chọi đầu vào của trường luôn cực kỳ gắt gao.
Đại học Bắc Kinh là ngôi trường danh giá được coi là "Harvard của Trung Quốc"
Trong suy nghĩ của đa số người dân Trung Quốc, chỉ những học sinh cực kỳ chăm chỉ, học giỏi từ tấm bé mới có thể thi đỗ vào Bắc Đại, còn những người có học lực làng nhàng thì chỉ nên coi đó là giấc mộng viển vông, và càng đừng nhắc đến những học sinh lười biếng thì hơn.
Ấy vậy mà vào năm 2016, một chàng trai từng được xem là học sinh cá biệt với bề dày "thành tích" mà ai cũng ngao ngán lại bất ngờ nhận được thông báo nhập học của Bắc Đại. Câu chuyện thay đổi cuộc đời của chàng sinh viên này đã khiến bao người phải trầm trồ, ngưỡng mộ.
Năm 2014, nếu gặp Trương Bân, chắc chẳng ai nghĩ chàng trai này có thể thi đỗ đại học, chứ đừng nói đến những ngôi trường trọng điểm của quốc gia. Khi ấy, phụ huynh của Trương Bân vô cùng đau đầu với cậu con trai bất trị từng 2 lần đánh nhau với bạn bị ghi vào "sổ đen", yêu đương nhăng nhít, bị bắt gặp lén xem các nội dung không lành mạnh, trốn học, quay cóp, đánh bạc... Hầu như tất cả những thói hư tật xấu của học sinh đều có thể tìm thấy ở Trương Bân.
Mẹ Trương Bân biết con mình rất thông minh, chỉ là lười học và quá mê chơi điện tử. Vì vậy, bà cố gắng tìm mọi cách khuyên nhủ con, ép con học, mời cho con giáo viên giỏi nhất, đưa con đến những lớp học thêm tốt nhất. Thế nhưng Trương Bân dù bị đánh hay mắng cỡ nào cũng không hề có cảm hứng với việc học và chẳng bao giờ chịu tiến bộ, cậu chỉ muốn cả ngày được chơi điện tử hoặc làm những việc mà học sinh không nên làm.
Ảnh minh họa
Mọi người xung quanh đều cho rằng đứa trẻ hư này chắc sẽ chẳng thể có tương lai tốt đẹp, nhưng với tình thương bao la và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người mẹ, Trương Bân cuối cùng cũng có ngày khiến gia đình nở mày nở mặt. Năm 2016, cậu thi đỗ vào trường Đại học Bắc Kinh với điểm số 659 (trừ một số vùng có quy định khác biệt ra, hầu hết các tỉnh thành ở Trung Quốc đều lấy điểm tuyệt đối là 750 điểm) - thành tích này quả thực đã không phụ tấm lòng và công sức của mẹ cậu trong suốt 2 năm trời.
Vậy bà Trương đã làm cách nào để có thể khiến cậu con trai bất trị của mình thay đổi đến vậy? Những phương pháp dạy con tuy đơn giản nhưng hiệu quả của bà có lẽ sẽ khiến nhiều bậc phụ huynh phải gật gù tán thưởng.
Mẹ Trương Bân chia sẻ, bà đã thay đổi phương pháp giáo dục con bằng cách thực hiện 3 điều này:
1. Từ cấm đoán đến cổ vũ và tin tưởng con
Bà Trương biết khuyết điểm lớn nhất của con trai là dễ bị dụ dỗ và chỉ ham mê điện tử. Trước đây, mỗi khi phát hiện ra con trai lén chơi game, bà đều dùng biện pháp mạnh để ngăn cấm. Sau bao lần thất bại, bà mới dần nhận ra một chân lý: người lớn càng cấm đoán bao nhiêu thì trẻ con càng lún sâu bấy nhiêu.
Trong một lần tình cờ, bà Trương đã đọc cuốn sách "Tạm biệt, phụ huynh kiểu Trung Quốc", trong đó đề cập đến 3 cách điều chỉnh tâm lý nổi loạn: không yêu chiều mù quáng, không cấm đoán, cho đi để được nhận lại. Cảm thấy rất có lý, bà Trương bắt đầu thử thay đổi. Bà biến "chì chiết và cấm cản" thành "tín nhiệm và chỉ bảo": bà không cấm con chơi điện tử nữa mà cho con nhiều không gian riêng tư, tự do hơn.
Kỳ thực, trẻ con chơi điện tử cũng không phải điều gì quá đáng sợ, mà đáng sợ hơn có lẽ là sự thiếu thấu hiểu của phụ huynh. Rất nhiều đứa trẻ chìm đắm trong các trò chơi điện tử bởi ở đó có một thế giới đầy màu sắc mà chúng luôn tò mò, đây là một hiện tượng tâm lý bình thường. Cha mẹ không thể ngăn con khám phá, mà chỉ có thể đưa ra những chỉ dẫn phù hợp cho con. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên gạt bỏ những suy nghĩ lỗi thời, đừng ép con phải làm theo ý mình mà hãy thử thấu hiểu và tin tưởng con một lần.
2. Đừng ép con phải theo khuôn khổ của mình
Rất nhiều các bậc phụ huynh Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác đều hay ép con phải làm theo góc nhìn của mình. "Con phải thế này, con phải thế khác, con làm thế này không được, con phải thế kia mới tốt..." - những lời nói này tuy mang tính chất "dẫn đường dắt lối", nhưng thực ra đa phần trong đó lại là những chỉ bảo không có mấy tác dụng.
Cách hiệu quả nhất giúp con tiến bộ là để con tự mình trải nghiệm, tự phạm lỗi, tự suy ngẫm và tự chịu trách nhiệm với bản thân. Có những cảm nhận mà cha mẹ không thể truyền tải hết được cho con, thế nên hãy để con tự do khám phá.
Hiểu được điều này, bà Trương đã rũ bỏ căn bệnh thích giảng giải của mình. Bà liên tục động viên con và cố gắng nhìn ra những ưu điểm thay vì chỉ chăm chăm soi khuyết điểm của con như trước. Dần dần, bà phát hiện ra con trai mình có rất nhiều mặt tốt chứ không chỉ toàn những thói hư tật xấu như mọi người vẫn nghĩ.
3. Để con tiếp cận những phương pháp giáo dục mới
Bà Trương nhận ra rằng ở nhiều nước phương Tây, đa phần học sinh đều sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập trên điện thoại hoặc máy tính. Thậm chí, việc sử dụng những công cụ này còn được coi là kỹ năng cơ bản của học sinh. Theo thống kê của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), những học sinh biết áp dụng các phương pháp hiện đại trong học tập sẽ đạt hiệu quả cao gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ chỉ học theo kiểu truyền thống.
Để con phát triển hơn, bà đã khuyến khích Trương Bân theo đuổi các phương pháp giáo dục hiện đại, đừng coi điện thoại và máy tính chỉ là công cụ giải trí, mà hãy biến chúng thành công cụ học tập hữu hiệu.
Theo bà Trương, 3 phương pháp trên thực ra rất đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả cực lớn. Bà tin rằng nếu các bậc phụ huynh đều có thể thấu hiểu và áp dụng triệt để cách này, thì những đứa trẻ dù bất trị đến mấy cũng có cơ hội quay đầu bước trên con đường đúng đắn giống như con trai bà.
Ngôi trường ấn tượng nhất Nghệ An: 100% học sinh đỗ đại học Nghệ An nổi tiếng là vùng đất hiếu học và ngôi trường này luôn vang danh với những giải thưởng đáng nể. Sau khi điểm thi THPT Quốc Gia được công bố đã trở thành chủ đề hot của các mặt báo và là "cơn sốt" với mọi người, mọi nhà. Đây không chỉ là kì thi đánh dấu bước ngoặt của thí...