Hiến kế để giúp lời nói của mẹ trở nên “có trọng lượng” và con biết lắng nghe, ngoan ngoãn hơn
Liệu có đúng khi nói rằng con càng lớn thì càng khó bảo và không biết nghe lời nữa? Vậy mẹ phải làm gì để con biết lắng nghe và lời nói của mình “có trọng lượng” hơn?
Lắng nghe là kỹ năng sống quan trọng, cần thiết cho sự giao tiếp thành công của trẻ. Vì vậy, rèn kỹ năng này cho trẻ càng sớm càng tốt là nhiệm vụ tiên quyết của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, có một khác biệt rõ rệt trong cách mẹ nói chuyện với trẻ trong độ tuổi đi học tiểu học, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Trẻ càng lớn thì việc lắng nghe và vâng lời mẹ dường như càng trở thành thách thức không nhỏ, đơn giản vì lúc này mẹ không còn có thể khiến con làm điều gì đó chỉ vì mẹ nói hay bảo làm vậy như hồi còn nhỏ.
Biết lắng nghe là một đức tính tốt đẹp mẹ cần rèn cho con ngay từ tấm bé. Quá trình rèn luyện đó là cả một hành trình lâu dài, mẹ cần có sự kiên nhẫn và tiến hành một cách khoa học theo từng độ tuổi khác nhau. Vì vậy những bí quyết sau đây sẽ vô cùng hữu ích trong việc giúp lời nói của mẹ trở nên “có trọng lượng” hơn và trẻ biết lắng nghe nhiều hơn.
Đôi mắt có sức hút mạnh mẽ, là cửa sổ để mẹ bước vào thế giới của con (Ảnh minh họa)
Mẹ hãy nhớ bí quyết quan trọng đầu tiên để trẻ lắng nghe lời mẹ hơn đó là cúi xuống ngang tầm mắt với con và đảm bảo mẹ và con đều đang nhìn nhau, có sự giao tiếp bằng mắt. Bằng cách này, mẹ không chỉ khiến con cảm thấy mẹ đang nói chuyện một cách nghiêm túc, mà còn đảm bảo trẻ tập trung và chú ý vào nội dung câu chuyện mẹ đang muốn truyền đạt. Nhưng mẹ lưu ý không nhìn chằm chằm vào con vì ánh nhìn đó khiến trẻ cảm thấy như bị kiểm soát hơn là sự giao tiếp, kết nối.
Mẹ hãy nhớ rằng những gì có vẻ rõ ràng với người lớn thì chưa chắc trẻ đã hiểu và cảm thấy rõ ràng. Vì vậy, mẹ cần phải nói rõ ràng và rất cụ thể những gì mẹ muốn từ con. Thay vì yêu cầu con chuẩn bị để đi học, mẹ hãy nói cụ thể cho trẻ biết chính xác phải làm gì, chẳng hạn như đánh răng, tắm rửa, mặc đồng phục. Thông điệp càng rõ ràng, con càng dễ dàng xử lý và ghi nhớ các hướng dẫn này cho những lần sau.
Cũng giống như người lớn, trẻ cũng có những lúc làm việc không hiệu quả, phản ứng chậm, mắc lỗi hoặc không muốn tập đàn piano, làm bài tập về nhà. Đôi khi, trẻ chỉ cần sự thông cảm, trấn an từ mẹ rằng những lúc như vậy có thể chấp nhận được, chẳng hạn như: “Mẹ biết môn Toán đang làm khó con, vậy sau khi con hoàn thành bài tập, chúng ta sẽ đi dạo nhé!”. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái khi được mẹ thấu hiểu và chia sẻ.
4. Đặt câu hỏi, lắng nghe con
Tiến sĩ, bác sĩ Tâm lý học lâm sàng, cố vấn tâm lý học đường tại trường German European School (Singapore) Hana Ra Adams cho biết: “Lý do lớn nhất khiến trẻ xa lánh cha mẹ, không muốn lắng nghe là vì chúng cảm thấy cha mẹ cũng không lắng nghe lời con nói. Đôi khi chính cha mẹ quên mất rằng con trẻ cũng cần được lắng nghe và thấu hiểu những gì trẻ nói và trẻ đang cảm thấy thế nào”. Vì vậy mẹ hãy thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của con bằng cách đặt câu hỏi về sở thích và những việc không thích của con, người mà con hay đi chơi, nói chuyện cùng, những điều làm con thấy vui vẻ, hứng thú. Mẹ hãy ghi nhớ và ghi chú lại tất cả những thông tin này. Khi trẻ biết mẹ quan tâm và hiểu thế giới nội tâm của mình, trẻ sẽ càng dễ dàng mở lòng với mẹ và sẵn sàng lắng nghe mẹ nhiều hơn.
5. Suy nghĩ thấu đáo
Khi con cái yêu cầu một điều gì đó, mẹ hãy tạm dừng và suy nghĩ về những gì con đã nói, sau đó giải thích cho trẻ về quyết định cuối cùng. Bởi nó không chỉ đơn giản với câu trả lời là Có hoặc Không, mà cách diễn giải của mẹ sẽ chỉ cho con cách mẹ đang giải quyết vấn đề, giúp con có kỹ năng giải quyết các vấn đề của mình trong tương lai.
6. Kĩ năng nhắc lại
Ảnh minh họa
Đây là kĩ năng tốt cho cả mẹ và bé. Khi mẹ nhắc lại những gì con vừa nói sẽ giúp bảo đảm rằng mẹ đã lắng nghe và đánh giá tầm quan trọng những lời của con. Chẳng hạn như: “Vậy là con thích đạp xe hơn là đi dạo công viên, có đúng không?”. Ngược lại, mẹ cũng yêu cầu trẻ nhắc lại hướng dẫn của mẹ để khẳng định trẻ đang chú ý và lắng nghe lời mẹ. Nếu trẻ có chú ý mà vẫn không thể nhắc lại tức là thông tin của mẹ quá dài hoặc quá phức tạp khiến trẻ khó hiểu.
7. Nhìn nhận vấn đề dưới góc nhìn con trẻ
Trẻ em cảm thấy khó thể hiện bản thân khi bị cảm xúc chi phối hoặc người khác điều khiển. Tiến sĩ Adams khuyên mẹ hãy giúp con nhìn nhận và nêu ra cảm xúc của bản thân, giúp trẻ tìm ra vấn đề đang khiến trẻ gặp khó khăn. Nếu mẹ muốn con lắng nghe mỗi khi mẹ nói, vậy hãy cố gắng lắng nghe con, bất kể vấn đề đó nhỏ hay thậm chí đơn giản như thế nào. Nhìn nhận sự việc dưới quan điểm và góc nhìn của trẻ sẽ khiến trẻ dễ dàng mở lòng và biết lắng nghe khi người khác nói.
8. Mở lòng hơn với con
Video đang HOT
Sự mở lòng của mẹ giúp trẻ thoải mái và cởi mở hơn, trẻ cũng dễ dàng nói lên cảm xúc của mình (Ảnh minh họa)
Hành động chia sẻ cảm xúc của mẹ với con sẽ giúp gắn kết sợi dây tình cảm, gia tăng sự gần gũi với con cái nhiều hơn. Trẻ cảm thấy mẹ cũng đang có những vấn đề giống như trẻ. Chẳng hạn: “Hôm nay mẹ rất mệt vì có nhiều việc quá”. Sự mở lòng của mẹ giúp trẻ thoải mái và cởi mở hơn, trẻ cũng dễ dàng nói lên cảm xúc của mình. Từ đó thảo luận cùng đưa ra phương án, lắng nghe và tìm cách giải quyết cùng nhau.
9. Thận trọng khi phán xét con
Mẹ cần thận trọng khi phán xét con bằng những câu như: “Con quá thô lỗ/bất lịch sự; Con hư quá!”. Đây là những lời phán xét vào con người của con thay vì hành động sai của con, càng khiến trẻ phản đối và tỏ ra bất cần. Mẹ hãy tách biệt hành động và con người con, làm rõ hành vi không đúng của con.
10. Nhìn lại cách truyền đạt thông tin của mình
Sẽ là sai lầm nếu mẹ muốn dùng uy quyền để ra lệnh cho con, dùng mệnh lệnh để ép trẻ nghe lời. Bên cạnh sự cương quyết và cứng rắn thì cách truyền đạt thông tin tới trẻ cũng cần sự khéo léo và tinh tế. Mẹ có thể cho con thêm sự lựa chọn để bé cảm thấy thoải mái thay vì bị ép buộc, ví dụ: “Con có muốn đi tắm sau 10 phút nữa không?” thay vì ra lệnh: “Đi tắm ngay bây giờ!”. Trẻ có thể sẽ nghe theo nhưng tâm trạng không vui vẻ và lâu dần không còn muốn nghe mẹ nói nữa.
Nguồn: Parent
Nghệ thuật đặt câu hỏi cho trẻ
"Con sẽ làm gì nếu có 10 triệu trong tay?" là cách thú vị bắt đầu cuộc trò chuyện, thay vì dùng câu hỏi không có tính gợi mở.
Imperfect Families chia sẻ vài nguyên tắc đơn giản giúp phụ huynh khơi gợi hứng thú cho trẻ trong giao tiếp, dù ban đầu có thể chúng không thích.
1. Nghĩ đơn giản
Nếu bạn không thể nghĩ ra nhiều câu hỏi sáng tạo, đó là chuyện hoàn toàn bình thường. Thay vì áp lực với điều này, bạn có thể tham khảo từ phụ huynh khác hoặc chọn một câu trong danh sách dưới đây để thử với con vào hôm nay.
2. Không hối thúc trẻ
Cũng như người lớn, đôi khi trẻ không có tâm trạng để nói chuyện. Những lúc đó, bạn nên tôn trọng trẻ và giữ im lặng, nhưng vẫn thể hiện sự hỗ trợ và tình thương yêu.
3. Không nhất thiết luôn giao tiếp bằng mắt
Ngồi đối diện và nhìn thẳng vào mặt bố mẹ có thể khiến trẻ không thoải mái khi nói một số chuyện. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng cơ hội khi đang cùng con đạp xe hay đi dạo.
4. Đặt câu hỏi mở
Những câu hỏi mở giúp kéo dài cuộc trò chuyện, bởi trẻ không thể chỉ trả lời đơn giản là "có" hay "không". Đồng thời, bạn có thể khám phá thêm nhiều điều chưa từng thảo luận cùng con thông qua việc chọn câu hỏi khôn khéo.
5. Xem phản ứng của trẻ
Ảnh: Imperfect Families
Trẻ có thể im thin thít hoặc tỏ ra mất kiên nhẫn khi bạn dùng phần lớn thời gian trò chuyện để giáo huấn, chỉ lỗi sai, phê bình hoặc mỉa mai.
6. Hãy thật sự tò mò
Trẻ có thể nhận ra bố mẹ đang giả vờ quan tâm đến vấn đề chúng nói. Do đó, nếu trẻ đưa ra một câu trả lời thú vị, bạn hãy gợi mở tiếp: "Tại sao?", "Kể cho mẹ nghe thêm về chuyện đó đi", "Ồ, thế mà mẹ không biết đấy, cảm ơn con vì đã chia sẻ thông tin cho mẹ nhé!".
7. Lắng nghe
Khi trẻ đang kể chuyện, bạn hãy đặt điện thoại xuống hoặc bỏ qua những yếu tố gây mất tập trung để chú ý đến lời trẻ nói.
8. Thực hành
Dưới đây là 45 câu hỏi mở giúp trẻ cảm thấy đủ an toàn để trả lời và hướng đến nhiều chủ đề lớn hơn.
1. Con muốn trường bổ sung môn học nào?
2. Môn học nào con muốn trường bỏ đi nhất?
3. Giáo viên con yêu thích nhất là ai?
4. Con ước mơ làm nghề gì?
5. Con sẽ làm gì nếu có 1.000 USD (hoặc số tiền cụ thể khác) trong tay?
6. Con thích tranh vẽ bằng chất liệu nào nhất?
7. Nếu con lập một ban nhạc, tên của ban nhạc đó sẽ là gì?
8. Nếu con có thể đưa cả nhà đi nghỉ, chúng ta sẽ đi đâu?
9. Con là người dậy sớm hay là cú đêm?
10. Con thích mùa nào nhất trong năm?
11. Nếu được nghỉ học một ngày, con sẽ dùng thời gian đó để làm gì?
12. Nếu có thể dẫn ba người bạn đi xem phim, con sẽ chọn ai?
13. Hãy mô tả ngôi nhà/chiếc xe mơ ước của con.
14. Con muốn thay đổi quy tắc nào trong nhà mình?
15. Con thích hoạt động nào của gia đình mình nhất?
16. Con muốn chúng ta sẽ làm gì thường xuyên hơn?
17. Con thích ứng dụng/trò chơi nào nhất trên Ipad?
18. Kế hoạch cho ngày sinh nhật của con là gì?
19. Con thấy mình là người hướng nội hay hướng ngoại?
20. Thú vui lớn nhất của con là gì?
21. Nếu có thể thay đổi một thứ trong phòng, con muốn đó là thứ gì?
22. Con thấy gia đình nào trên phim giống nhà mình nhất?
23. Con ghét làm việc nhà nào nhất (lau nhà, rửa bát...)?
24. Con nghĩ gì về tài năng tiềm ẩn của mình?
25. Ba từ mà bạn bè hay dùng để mô tả con là gì?
26. Ba từ mà con sẽ dùng để mô tả bản thân là gì?
27. Kể tên ba thứ mà con không thể sống thiếu chúng.
28. Nếu con có thể thiết kế một ứng dụng mới, đó sẽ là ứng dụng gì?
29. Màu gì mô tả tâm trạng hiện tại của con?
30. Nếu con có một siêu năng lực, đó sẽ là gì?
31. Ba đặc điểm của cha mẹ không tốt là gì?
32. Ba đặc điểm của cha mẹ tốt là gì?
33. Khoảnh khắc con tự hào nhất từ trước đến nay là gì?
34. Nếu nhà mình có thể nuôi thêm một con vật, con muốn đó là con gì?
35. Con muốn học thêm kỹ năng gì?
36. Con muốn quen nhiều người hay chỉ cần có vài người bạn tốt?
37. Con thích điều gì nhất ở mạng xã hội?
38. Con thích thể loại nhạc/ban nhạc nào?
39. Khi tranh luận qua tin nhắn, chúng ta có thể gặp vấn đề gì?
40. Con thích tranh cãi quyết liệt để giải quyết vấn đề ngay lập tức hay dành thời gian suy ngẫm?
41. Những đặc điểm mà con sẽ tìm kiếm ở bạn trai/bạn gái là gì?
42. Điều gì khiến con thất vọng nhất từ trước tới nay?
43. Nhà mình có những quy tắc nào mà nhà các bạn con không có?
44. Con cảm thấy yêu bố/mẹ nhất khi nào?
45. Có việc gì mà bố/mẹ làm khiến con cảm thấy đặc biệt không?
Những câu hỏi này có thể thay đổi hoặc mở rộng tùy thuộc vào sở thích, tính cách và giai đoạn phát triển của trẻ.
Thùy Linh
Theo VNE
Tranh luận về quy định không sử dụng mạng xã hội làm ảnh hưởng xấu giáo dục "Mạng xã hội được coi là thế giới mới của học sinh, thay vì cấm, thầy cô giáo và các cấp quản lý nên lắng nghe nhiều luồng ý kiến từ các em để hướng đến môi trường giáo dục mở..." Đó là ý kiến của giáo viên khi Thông tư 06 "Quy định về quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo...