Hết thời farmstay, rao bán cả năm không ai mua, nhà đầu tư tìm hướng cắt lỗ
Sau khoảng thời gian từng trở thành “trend”, thì đến hiện tại, thị phần farmstay đang hạ nhiệt mạnh. Một số nhà đầu tư từng “đu đỉnh” vào thời điểm năm 2021 cho biết, những lô đất lớn rất khó tìm được khách ưng để bán, thậm chí dù cắt lỗ tới 10%.
Còn nhớ hơn 1 năm trước, trên những diễn đàn, câu chuyện “bỏ phố về rừng” luôn thu hút được rất nhiều người quan tâm và chia sẻ. Dịch bệnh khiến chuyến du lịch xa trở nên khó khăn. Ngày tháng quanh quẩn trong những bức tường chung cư khiến cho người dân thành thị mơ ước một cuộc sống giữa núi rừng, hoà với thiên nhiên. Đó cũng là lý do khiến thị phần farmstay nở rộ. Và cũng nhờ làn sóng bùng lên farsmstay, không ít nhà đầu tư xuống tiền “thắng đậm”.
Câu chuyện ông Ng. là ví dụ điển hình. Năm 2020, ông Ng. mua lô đất ở Hoà Bình với mức giá 300 triệu đồng cho mảnh đất 400m2. Ý định ban đầu dành để nghỉ dưỡng cuối tuần nhưng chỉ trong vòng hơn 6 tháng, ông Ng. được môi giới gọi điện trả 500 triệu đồng. Thấy đất farmstay dễ có hời, ông Ng. mua thêm lô đất khu vực giáp với Hà Nội tại Hoà Bình.
(Ảnh minh hoạ)
Video đang HOT
Theo ông Ng, đất farmstay sốt mạnh ở giai đoạn 2020-2021. Thời điểm này ông từng kiếm lời tới hàng chục lô đất và trung bình mỗi thương vụ thu được tiền chênh ít nhất 200 triệu đồng -1 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Ng, tiết lộ, hiện tại 3 lô đất của ông ở Hoà Bình mua từ giữa năm 2021 đang phải nằm trong tình cảnh “không người hỏi thăm”. Nhà đầu tư tay ngang này cho hay, từ đầu năm 2022 đến nay, giao dịch đất vùng ven chậm. Nếu nhà đầu tư nào thoát kịp trong năm 2021 thì may mắn còn ai đợi chờ giá tăng thêm đều phải chấp nhận chôn vốn hoặc cắt lỗ. Thậm chí, cắt lỗ tới 10% nhưng chưa chắc có người mua.
Trong hoàn cảnh tương tự như ông Ng, ông M. cũng bỏ ra 3 tỷ đồng mua lô đất rộng hơn 500m2 tại Hoà Bình. Ông dự tính sẽ xây dựng và kiến tạo thành homestay nghỉ dưỡng đẹp. Khi thu hút được lượng khách ổn định, ông M. sẽ chuyển nhượng.
Tuy nhiên, thực tế việc mua – bán chuyển nhượng lại không hề dễ dàng. Tính đến nay, ông M. cho biết đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để kiến thiết homestay. Homestay đã đi vào hoạt động đón khách nhưng lượng khách kỳ vọng không như dự tính. Và ngay cả việc rao bán chuyển nhượng homestay cũng khó tìm nhà đầu tư mớ.
“Bây giờ người ta không còn chuộng “farmstay”, “homestay” nữa. Tôi tìm khách để bán mà vẫn chưa được. Nhưng để duy trì homestay như hiện tại, chi phí vận hành khá tốn kém”, ông M. than thở.
Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, farmstay chỉ là trào lưu. Ông Hiển từng dự báo rằng, thời điểm năm 2020, người dân đổ xô mua vài ngàn m2 đất vùng hẻo lánh, vị chuyên gia này thấy “không ổn”. Nhìn thì đẹp khi chiều xuống, họ lại muốn bỏ về vì sợ ma. Chưa kể, để làm farmstay cần người phục vụ đủ tiêu chuẩn, hậu cần… thì bài toán đầu tư để đạt điểm hoà vốn khó, càng làm chỉ càng lỗ.
Một lãnh đạo doanh nghiệp địa ốc đến từ Hà Nội cho rằng, farmstay chỉ là trào lưu nhất thời khi dịch bệnh xuất hiện. Nhưng mọi thứ trở lại bình thường, nhu cầu, thói quen ở trong nội thành, gần nơi làm việc, tiện đưa con đi học vẫn hiện hữu. Rất khó để bỏ phố về rừng ở trừ khi xác định về đó lập nghiệp, kinh doanh thực sự.
Hiện tại, yêu cầu làm online đã không còn phổ biến. Nhiều doanh nghiệp bắt nhân viên đến làm việc bình thường. Các giao dịch đều gần như trực tiếp. Thế nên, “mộng” về rừng sống với thiên nhiên để thành hiện thực rất khó với người trẻ. Vì họ còn lo “cơm áo gạo tiền”, phải làm đủ nghề để bươn chải và thời gian cho các mối quan hệ. Kết thúc một ngày, họ chỉ mệt và muốn ngủ để lấy sức cho hôm sau, không có thời gian tận hưởng núi rừng. Mặt khác, du lịch kết nối trở lại, người ta có xu hướng đi biển, đi sang các nước hơn lên núi, với hoạt động đơn điệu.
“Đây là lý do khiến nhà đầu tư mua farmstay thời điểm 2021 mà chưa bán đều phải chấp nhận “nằm im” 2-3 năm may ra mới thoát được hàng. Nhiều bạn tôi đổ về Hoà Bình, Thạch Thất, Ba Vì mua nhưng đều khó tìm khách. Cắt lỗ mà còn không bán được”, vị lãnh đạo này nói.
Thanh Hóa sắp có khu Farmstay rộng 107ha ở Quảng Xương
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa đồng ý với đề nghị của Sở Xây dựng, chấp thuận chủ trương để UBND huyện Quảng Xương tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Farmstay với quy mô 107 ha.
Ảnh minh họa.
Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký văn bản gửi các đơn vị liên quan về chủ trương lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Farmstay kết hợp đô thị tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Bình.
Tại văn bản trên, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đồng ý với đề nghị của Sở Xây dựng, chấp thuận chủ trương để UBND huyện Quảng Xương tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Farmstay kết hợp đô thị tại xã Quảng Lưu và xã Quảng Bình với quy mô 107 ha.
Theo đó, ranh giới lập quy hoạch có phía Bắc giáp đất công nghiệp; phía Nam giáp đường Thái Bình; phía Đông giáp đất công nghiệp; phía Tây giáp đất phát triển đô thị mới. Thời hạn tổ chức lập quy hoạch không quá 9 tháng.
Để lập quy hoạch dự án, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa giao UBND huyện Quảng Xương xem xét, quyết định việc tiếp nhận nguồn vốn tài trợ của Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam.
Việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch xây dựng là tự nguyện, không ràng buộc trong việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án và không được hoàn trả trong mọi trường hợp.
Liên quan đến dự án này, năm 2021, Công ty TNHH Đầu tư phát triển đô thị A&T Việt Nam đã đề xuất nghiên cứu lập quy hoạch, đề xuất dự án đầu tư theo mô hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Farmstay tại xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương.
Tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất chủ trương giao UBND huyện Quảng Xương nghiên cứu, bổ sung Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Farmstay quy mô diện tích khoảng 60 ha vào đồ án Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Xương đến năm 2045 hiện đang lập.
Bình Định: Thành lập đoàn liên ngành kiểm tra farmstay bị du khách phản ánh tính tiền giá cao Liên quan đến thông tin trên mạng xã hội và một số trang báo về việc một farmstay tại xã An Toàn, huyện An Lão (Bình Định) tính tiền dịch vụ ăn uống với giá cao cho đoàn khách 17 người (15 người lớn và 2 trẻ em), ngày 5/5, ông Đỗ Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện An...