Hết thời chọn nghề theo cảm tính
Chọn nghề, hướng nghiệp trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực từ phía các nhà trường.
Tuy nhiên trong thực tế, nhiều học sinh (HS) vẫn chọn sai nghề bởi chưa có được sự hỗ trợ hướng nghiệp chính xác và cần thiết từ phía giáo viên, gia đình.
Hướng dẫn viên du lịch – Nghề thú vị và có thu nhập hấp dẫn
Không thể coi nhẹ
Hướng nghiệp quan trọng và cần được làm sớm, không thể tiến hành khi nước đã đến chân… đó là điều tưởng như mọi nhà trường, phụ huynh đều biết. Nhưng đến nay, nhiều HS ở vùng ngoại thành, vùng sâu, vùng xa vẫn có xu hướng chọn nghề theo cảm tính, đăng ký theo phong trào. Thấy bạn đăng ký ngành nào thì mình đăng ký theo ngành đó, đỗ thì đi học cùng cho tiện.
Nhiều HS hồn nhiên cho biết, gần hết hạn nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng mà em chưa biết nên chọn trường nào. Thấy nhiều bạn trong lớp đăng ký vào trường a hoặc b thì các em cũng đăng ký theo. Các thông tin về ngành học, trường lớp ra sao em chỉ tìm hiểu qua vì không có nhiều thời gian.
Nguyễn Ngọc Hưng ở Hoàng Hoa Thám (Ba Đình – Hà Nội) chia sẻ: Năm cuối cấp em thích nghề pha chế đồ uống và định chọn trường CĐ du lịch hoặc trường nghề để thi. Nhưng bố mẹ em lại nghĩ nghề đó không thức thời và muốn em thi vào Trường ĐH Kiến trúc. Em đành đăng kí theo nguyện vọng của bố mẹ và thi đỗ. Tuy nhiên, học tới năm thứ 2 em thấy mình không phù hợp và không có chút hứng thú nào. Em bỏ học và theo học nghề pha chế đồ uống như mong muốn. Hiện tại, em mở quán trà chanh. Công việc cho em thu nhập ổn định thậm chí cao hơn nhiều nghề. Em vui và hài lòng với công việc hiện tại.
Thực tế cho thấy, không chỉ chọn nghề một cách thiếu thông tin, hiểu biết mà nhiều HS cũng chọn nghề bởi sự tác động từ gia đình, người thân khi hứa hẹn đầu ra. Có HS còn chọn nghề theo bề nổi kiểu như học quản trị kinh doanh thì làm sếp, quản lý; học tài chính thế nào cũng làm kế toán, kinh doanh… nhàn nhã. Thậm chí, HS chọn nghề bởi xem trên tivi thấy quảng cáo, phim ảnh miêu tả hấp dẫn. Không trừ trường hợp bị ảnh hưởng của phim Hàn Quốc mà có em chọn nghề thiết kế thời trang, quản trị khách sạn… Kết quả ra trường chật vật tìm việc làm ở thành phố, trở lại quê thì khó sử dụng nghề vào cuộc sống.
Cô Nguyễn Hồng Hải, giáo viên Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội) cho biết: Có HS đến năm cuối chuẩn bị ra trường vẫn chưa xác định rõ ràng xin việc vào đâu, làm gì? Nhiều em con nhà nông nhưng lại học về ngành quản lý nhân sự các cơ quan Nhà nước… Khi ra trường các em không xin được việc, quay về với gia đình thì nghề nghiệp lại không thể ứng dụng.
Nguyễn Tuấn Anh ở Hà Nội lý giải việc lựa chọn khoa Sử – Trường Đại học Sư phạm khá đơn giản: Sức học của em bình thường, thi vào khoa Văn, Toán… chắc chắn không đủ điểm. Thấy các bạn nói khoa Sử, Địa không đủ SV, điểm tuyển đầu vào thấp, dễ đỗ nên em chọn. Ra trường có trở thành GV không em chưa chắc, nhưng em học thêm báo chí để có sự lựa chọn tốt hơn về công việc sau này.
Video đang HOT
Thay đổi từ tư duy đến hành động
Cùng với công tác hướng nghiệp trong trường học thì gia đình đóng vai trò quan trọng và mang tính quyết định, ảnh hưởng đối với mỗi HS khi chọn nghề. Nhưng nếu HS chuẩn bị kết thúc lớp 12 mới được gia đình bàn việc chọn ngành trường nào thì quá muộn. Việc cha mẹ thay con chọn nghề hoặc định hướng chọn nghề cho con theo sở thích, mong muốn của mình cũng dẫn tới sự sai lầm cho tương lai.
Bản thân HS cũng cần thay đổi tư duy và nhận thức trong việc chọn nghề. Các em cần thấy được năng lực thực sự của mình ra sao, sở trường, mong muốn thế nào… để chọn nghề phù hợp. Thay vì chọn nghề theo sở thích, suy nghĩ ảo tưởng thiếu thực tế từ xã hội thì bản thân HS cần có hiểu biết, chính kiến, sự quyết định của riêng mình. Không nên đi theo sự sắp đặt nghề nghiệp của người thân, cha mẹ… Cần giải thích, thuyết phục gia đình nếu chưa có nhìn nhận đúng với nghề mà các em lựa chọn.
Thầy Nguyễn Minh Thuận – Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lào Cai (Lào Cai) nhìn nhận: Hiện nay, việc hướng nghiệp cho HS còn theo sự chủ quan của không ít thầy cô, thiếu những phân tích khoa học về sở trường năng lực, sở thích mong muốn… Theo thầy Thuận, các nhà trường cần có sự tổng hợp dữ liệu, thông tin đầy đủ về việc học tập của HS trong suốt quá trình học tập 3 năm tại trường THPT để chọn lọc, phân tích, đánh giá nghề phù hợp đối với HS. Cùng đó cần cập nhật thông tin thực tế về ngành nghề ngoài xã hội… Như vậy, việc hướng nghiệp cho HS mới phù hợp.
Trong khi đó, thầy Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng Trường THPT Lao Bảo, Hướng Hóa (Quảng Trị) cho rằng, công tác hướng nghiệp trong nhà trường và đội ngũ GV làm công tác hướng nghiệp phải thay đổi để phù hợp với thời cuộc. Khi nghề nghiệp ngoài thị trường đòi hỏi người lao động có tay nghề cao thì định hướng cho HS không chọn nghề phổ thông mà cần tập trung học ngành nghề nâng cao, có chất lượng để đáp ứng nhu cầu. Hoặc như, ngành du lịch bước qua thời điểm tuyển lao động phổ thông sang tuyển lao động có trình độ cao (quản lý du lịch, hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn lẫn ngoại ngữ giỏi, nhân viên phục vụ cao cấp)… thì định hướng cho HS theo nghề phù hợp với cả năng lực và yêu cầu thực tế.
Thầy Thảo cho biết thêm, nhu cầu thị trường lao động ở những vùng khó, miền núi nói riêng và xã hội nói chung ngày càng thay đổi. Như vậy đòi hỏi công tác hướng nghiệp chọn nghề cho HS trong nhà trường phải thức thời, có giải pháp linh hoạt, thực tế và tối ưu để hiệu quả và thích ứng với đòi hỏi.
Công tác hướng nghiệp còn thiếu hụt từ phía các gia đình. Chỉ một số ít gia đình quan tâm định hướng có chiều sâu, nhiều gia đình còn định hướng muộn, chưa sát thực, thậm chí áp đặt chủ quan. Về phía HS, nhiều em chọn nghề theo cảm tính, sự tác động. Chọn nghề cần được nhìn nhận thỏa đáng, tránh tình trạng chọn nghề do cha mẹ, hoặc không phù hợp thực tế. – Thầy Đỗ Quang Tám – Hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bảo Thắng (Lào Cai)
Đức Trí (giaoducthoidai.vn)
Thi viết 'Tôi chọn nghề' Lần 2: Khi thành công, gia đình sẽ thấu hiểu
LTS: Mất cha mẹ từ nhỏ, Đặng Đông Hải Duy (20 tuổi, Cần Thơ) phải bươn chải vừa học vừa làm, rồi táo bạo chọn ngã rẽ quyết định cho cuộc đời mình. Bức thư tay với nét chữ rất đẹp của Duy gửi đến báo Tuổi Trẻ khiến nhiều người xúc động.
Đặng Đông Hải Duy và bài thi viết tay gửi tới cuộc thi "Tôi chọn nghề" - Ảnh: THÁI TRINH
27-6 là ngày tôi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Trong gần một tháng chờ đợi kết quả, tôi trăn trở rất nhiều liệu mình có đậu vào ngôi trường ĐH hàng đầu, liệu rằng mình có thật sự đam mê với ngành học đã đăng ký hay lựa chọn chỉ do áp lực từ gia đình, dòng họ?
Rồi tôi cũng đã ghi tên mình vào danh sách lớp văn học của Trường ĐH Cần Thơ với số điểm khá cao khi đó là 20,25.
Những câu hỏi ám ảnh
Gia đình hai bên nội, ngoại đều tự hào, nhưng tôi vẫn có cảm giác hình như mình không thực sự đam mê với con đường đã chọn.
Mới tám tuổi, tôi đã mồ côi cha mẹ. Tôi sống với ông bà ngoại từ nhỏ và dựa vào những đồng tiền ít ỏi của anh hai tôi lao động chân tay, cho tôi ăn học tới hôm nay.
Năm đầu tiên trên giảng đường, tôi vất vả làm rất nhiều công việc, từ may gia công cho một xưởng nhỏ gần nơi ở đến chạy hàng chục cây số mỗi ngày giao hàng, rồi làm phục vụ cho một quán cà phê gần trường... chỉ để trang trải cho cuộc sống sinh viên khó khăn của mình.
Những ngày học ĐH, tôi lại bị ám ảnh những câu hỏi: Liệu rằng mình có đi đúng con đường, liệu rằng cố gắng của mình như thế có ý nghĩa gì? Tôi đã sụt mất 5kg cho việc học và làm mà không đem về thành tích nào nổi trội.
Chán nản từ từ, tôi lao vào đi làm thêm kiếm tiền cho gia đình mà không màng gì việc học. Rồi cái gì đến cũng đến, cuối học kỳ 2 năm nhất, tôi nợ 2 môn và điểm tổng kết chỉ nằm ở tốp trung bình. Tôi bắt đầu suy sụp: Nên tiếp tục hay dừng lại? Tương lai của mình rồi sẽ đi về đâu?
Ngã rẽ cuộc đời
Đến đầu tháng 7-2019, tôi quyết định táo bạo sẽ chuyển ngành, chuyển trường bởi không thể học khi không phù hợp đam mê. Đúng vào thời gian đó, Trường cao đẳng Du lịch Cần Thơ tuyển sinh, tôi đã không chần chừ mà nộp hồ sơ ứng tuyển ngay vào ngành quản trị nhà hàng khách sạn, bởi đây là ngành tôi thực sự yêu thích trước kia mà vì nhiều lý do tôi không thể lựa chọn.
Khi cân nhắc vào trường, tôi cũng thắc mắc rất nhiều: Vì sao mới năm đầu trường lại cho thẳng vào chuyên ngành? Tại sao trường lại có học phí khá thấp, liệu ra trường có việc làm không? Tại sao trường chỉ đào tạo trong vòng hai năm rưỡi?
Dần dần những câu hỏi trong tôi cũng được giải đáp, tôi đã hiểu rõ hơn về ngôi trường mà mình đang theo học và tin tưởng với đam mê của mình.
Cũng phải nói rằng tôi quyết định táo bạo khi chuyển ngành, chuyển trường mà chưa cho gia đình tôi biết. Tôi nghĩ đến khi tôi có được thành công, gia đình sẽ thật sự hiểu và thông cảm cho tôi.
Hiện tại, tôi đang từng ngày cố gắng chứng minh định kiến phải vào ĐH mọi giá mới thành công và có thể tạo ra nhiều tiền. Với tôi, thành công là dựa vào đam mê nghề nghiệp, vào thực lực cá nhân chứ không phải trên con đường ĐH mới có.
Tôi tự nhủ tôi không hẳn mong muốn sau này mình sẽ thành công rực rỡ, mà chỉ muốn khẳng định rằng đam mê nghề nghiệp - một đam mê không bao giờ bị dập tắt. Tôi không hẳn mong muốn sau này mình giàu sang, tôi chỉ muốn có cuộc sống an bình với những gì mình đã chọn, có một cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc với những nghề mà mình có.
Và tôi mong gia đình thấu hiểu quyết định của tôi...
Một trường 66 bài thi
Tuần qua, ban tổ chức cuộc thi "Tôi chọn nghề" nhận được gói bưu phẩm chứa 66 bài viết của các học sinh Trường THPT Nguyễn Huệ (Đại Từ, Thái Nguyên). Cho đến hiện tại, đây là số lượng tham gia kỷ lục từ một đơn vị dự thi.
Cô Cao Thị Hiền - phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Huệ - chia sẻ ngay khi biết thông tin về cuộc thi "Tôi chọn nghề", nhà trường nhanh chóng triển khai đến các giáo viên chủ nhiệm và các thầy cô trong bộ môn văn vận động các em tham gia.
Nhà trường đã chấm vòng sơ loại, rồi mới chọn ra các bài thi đặc sắc nhất và phù hợp với tiêu chí gửi về báo Tuổi Trẻ. "Trường cũng có riêng những giải thưởng để khuyến khích các em tham gia" - cô Hiền nói.
Cô Hiền cho biết thêm thầy cô trong trường luôn chú trọng vấn đề hướng nghiệp cho các em, đặc biệt là học sinh lớp 12. Do đó, các em luôn tự tin lựa chọn theo định hướng của mình vào đại học hoặc vào các trường nghề, tùy theo đam mê và năng lực.
TRỌNG NHÂN
Theo Tuổi trẻ
Kinh nghiệm từ Hàn Quốc và bài học cho các bạn trẻ Việt Nam trước ngưỡng cửa chọn nghề, lập nghiệp Chọn nghề đó là việc con người đối chiếu nguyện vọng, sở trường, khuynh hướng, hứng thú và năng lực của mình với yêu cầu của nghề nghiệp xem có phù hợp hay không. Ảnh minh họa Trước ngưỡng cửa cuộc đời, việc chọn nghề vô cùng hệ trọng nên phải đắn đo suy nghĩ kỹ. Nếu chọn nghề đúng, bạn sẽ cảm...