Hết thời bùng nổ đầu tư Trung Quốc tại Mỹ
Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Mỹ đã giảm tới 83% trong năm 2018, theo một báo cáo của công ty luật Baker McKenzie.
Khách sạn Waldorf Astoria thuộc sở hữu Trung Quốc
Không chỉ sụt giảm đầu tư, các doanh nghiệp đến từ Đông Bắc Á còn bắt đầu một đợt bán tháo nhà đất, các dịch vụ giải trí ở quy mô kỷ lục.
FDI của Trung Quốc tại Bắc Mỹ trong năm 2018 giảm còn 5,5 tỷ USD, sau một loạt các vụ bán tháo, theo Baker McKenzie. Hãng luật này còn nói số tài sản 12 tỷ USD của các doanh nhân Trung Quốc khắp thế giới sẽ được bán trong năm nay.
Việc “bốc hơi” đầu tư Trung Quốc ở Mỹ là kết quả những hạn chế mà Bắc Kinh áp dụng với dòng vốn FDI của họ.Tuy nhiên xu hướng này trở nên trầm trọng hơn bởi Mỹ cũng đang thắt chặt các quy định về tiếp nhận FDI, trong khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa tới hồi kết.
“Người Trung Quốc tự “khóa tay” họ trong việc đầu tư ra nước ngoài”, Scott Kennedy, giám đốc Dự án Kinh doanh và kinh tế chính trị Trung Quốc (trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược, Mỹ) nói với CNN. “Chính quyền của ông Trump lên nắm quyền đã mang tấm biển “không bán” đặt trước cửa nước Mỹ”.
Sau một thời gian đầu tư mạnh vào bất động sản, vận tải và hạ tầng ở Mỹ, FDI Trung Quốc trong các lĩnh vực này hầu hết đã “biến mất”, báo cáo của hãng Baker McKenzie viết.
Nhưng không chỉ ở Bắc Mỹ, vốn Trung Quốc ở nhiều thị trường lớn khác cũng được thu hồi: FDI Trung Quốc tại châu Âu giảm 70% trong năm 2018. Nhưng mức giảm ở Mỹ là lớn nhất.
Tuy vậy, FDI Trung Quốc lại tăng lên ở một số nước như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Thụy Điển tại tăng lên, cũng theo báo cáo của Baker McKenzie.
Mặc dù tổng đầu tư của Trung Quốc tại Bắc Mỹ giảm nhưng lại tăng lên ở Canada. Trong năm 2018, FDI Trung Quốc ở đây tăng 80%, đạt mức 2,7 tỷ USD.
Video đang HOT
Năm 2016, FDI Trung Quốc tại Mỹ đạt đỉnh ở mức 45,6 tỷ USD. Cũng trong năm này, hãng bảo hiểm HNA khổng lồ của Trung Quốc mua lại 25% cổ phần của tập đoàn Hilton và Tập đoàn bảo hiểm Anbang mua lại một chuỗi khách sạn hạng sang.
Nhưng FDI Trung Quốc vào Mỹ trong năm 2017 đã giảm còn 29 tỷ USD và năm 2018 chỉ còn 4,8 tỷ USD.
Trong khi đó, nay các quan chức Mỹ luôn xem xét các khoản đầu tư từ Trung Quốc với ánh mắt soi mói.
Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ đã từ chối nhiều vụ mua bán ồn ào. Năm ngoái, tổng thống Donald Trump ban hành quy định mở rộng quyền của Ủy ban Đầu tư nước ngoài để cơ quan này có thể ngăn chặn nhiều thương vụ vì mục đích phục vụ an ninh quốc gia.
Trong khi đó, Bắc Kinh đã gây sức ép đối với một số nhà đầu tư của nước này. Ví dụ, đầu năm 2018, chính quyền Trung Quốc giành quyền kiểm soát Anbang, tập đoàn bảo hiểm khổng lồ trong năm 2014 đã hoàn tất thương vụ mua khách sạn Waldorf Astoria biểu tượng của nước Mỹ với giá 1,95 tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc sau đó đã bơm gần 10 tỷ USD vào Anbang.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Nhận định chứng khoán 9/1: Giai đoạn đi ngang "khó chịu"
Thiếu dòng tiền, thị trường có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang trong một thời gian nữa rồi mới có cơ hội hồi phục.
Danh mục ở mức thận trọng (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Artex - ART)
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức rất thấp và thông thường khi thanh khoản thấp sẽ dẫn tới các đợt hồi phục yếu và diễn ra chóng vánh. Tâm lý dòng tiền nhìn chung vẫn ngại rủi ro và đứng ngoài thị trường quan sát. Quá trình tạo đáy của thị trường sẽ mất nhiều thời gian. Biên lợi nhuận khá mỏng tại các nhịp hồi phục của thị trường.
Do vậy, với nhà đầu tư ưa lướt sóng cũng chỉ nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục ở mức thận trọng khi rủi ro thị trường vẫn ở mức cao.
Đi ngang (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC)
Sau khi hồi phục từ vùng hỗ trợ mạnh, thị trường cần thêm các phiên tích lũy trước khi phát đi những tín hiệu rõ ràng hơn trong thời gian tới. Trong các phiên tiếp theo, thị trường có thể sẽ đi ngang với các nhịp tăng giảm đan xen.
Test đáy một lần nữa (Trung lập)
(Công ty chứng khoán MB - MBS)
Phiên giảm hôm nay với thanh khoản cạn kiệt cũng là tín hiệu xác nhận cho phiên ngày hôm qua thị trường tăng trong bối cảnh thiếu cầu, một tín hiệu không mấy tích cực trong kỹ thuật. Khả năng là thị trường sẽ retest vùng đáy một lần nữa, trước đó sẽ là phản ứng với kết quả đầu tiên của cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung sẽ có trong ngày mai.
Tạo đáy cũng phải mất vài tuần (Trung lập)
(Công ty chứng khoán VNDIRECT - VND)
VND vẫn giữ quan điểm như trao đổi trong các bản tin trước khi cho rằng quá trình tạo đáy sẽ mất nhiều thời gian tiếp diễn với thời gian ít nhất vài tuần nữa và các cơ hội mua chọn lọc thường xuất hiện trong các phiên giảm điểm.
Theo dõi diễn biến kinh tế vĩ mô thế giới (Trung lập)
(Công ty chứng khoán BIDV - BSC)
Nhà đầu tư nên theo dõi các diễn biến kinh tế vĩ mô thế giới và vận động của thị trường ở các phiên tiếp theo trước khi xem xét mở vị thế giao dịch nếu thị trường vuột qua mốc tâm lí 900 điểm và thanh khoản hồi phục.
Hồi phục để kiểm định lại (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Bản Việt - VCSC)
Tín hiệu kỹ thuật ngắn và trung hạn vẫn duy trì ở mức Tiêu cực với tất cả các chỉ số. Ngưỡng kháng cự MA5 ngày của VN-Index, VN30 và HNX-Index đang lần lượt nằm tại 885 điểm, 850 điểm và 102 điểm. Trong khi đó, đường cận dưới của dải Bollinger đang đóng vai trò hỗ trợ ngắn hạn cho các chỉ số này. Dự báo, cấu trúc cảnh báo đảo chiều Hammer có thể tiếp tục thúc đẩy lực cầu giá cao trong phiên giao dịch tới, giúp những VN-Index, VN30 và HNX-Index duy trì đà hồi phục để kiểm định.
Vẫn đang chỉ là dấu hiệu (Trung lập)
(Công ty chứng khoán Rồng Việt - VDSC)
Dấu hiệu "tạo đáy" của hai chỉ số vẫn đang được bảo lưu, tuy nhiên để hình thành sóng tăng mới thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, nhà đầu tư có thể bắt đầu lựa chọn cổ phiếu cho chu kỳ mới và chờ giải ngân dần dần tại những mức giá hoặc mô hình hỗ trợ hợp lý.
Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được BizLIVE trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định. BizLIVE và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Nhật Bản dẫn đầu vốn FDI rót vào Việt Nam Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, trong 11 tháng năm 2018 Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn FDI đầu tư vào với gần 8 tỷ USD. Theo đó, trong 11 tháng cả nước có 2.714 dự án đầu mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Với tổng vốn...