Hết lòng vì học sinh nghèo vượt khó
Trong những câu chuyện về Đại úy Nguyễn Văn Bằng, Trợ lý quần chúng, Phòng Chính trị, Trường Trung cấp 24 Biên phòng, phần nhiều đều gắn liền với học sinh nghèo vượt khó. Từ việc bỏ tiền túi ra đóng góp hay vận động người thân, bạn bè cùng chung tay, chàng sĩ quan trẻ luôn cố gắng mang những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em vốn thiệt thòi.
Với tình thương và trách nhiệm, Đại úy Nguyễn Văn Bằng luôn đồng hành cùng các em mở cánh cửa mới để bước tiếp trên con đường tới trường.
Đại úy Nguyễn Văn Bằng cùng em Lê Thị Phương Hướng và bác gái của em. Ảnh: N.V.B
Đã mấy tháng nay, cứ vào tối thứ 3 hàng tuần, Đại úy Nguyễn Văn Bằng lại đi 10 cây số để dạy kèm cho cô học trò nhỏ Lê Thị Phương Hướng, ở thôn Bằng Tạ, xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội. Phương Hướng là một trong 2 học sinh được Phòng Chính trị, Trường Trung cấp 24 Biên phòng nhận đỡ đầu theo Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Thực ra, chỉ huy không giao nhiệm vụ cho Đại úy Nguyễn Văn Bằng đến kèm Phương Hướng học bài mà do anh đề xuất.
Khi được giao phụ trách công tác quần chúng, anh chủ động gặp gỡ, thăm hỏi 2 học sinh của Phòng Chính trị đỡ đầu để 2 em thật sự là “con nuôi” đúng như ý nghĩa của chương trình. Ngay lần đầu đến thăm Phương Hướng, Đại úy Nguyễn Văn Bằng đã rất thương cô học trò nhỏ. Mẹ và bố em lần lượt mất vì ung thư khi em mới học lớp 2. Nhà có 2 anh em, Phương Hướng về ở với bác gái, còn anh trai về ở với chú họ. Nói vậy đủ để hiểu được những thiệt thòi mà em đã, đang trải qua.
Đại úy Nguyễn Văn Bằng đã đề xuất với chỉ huy Phòng Chính trị cho phép hàng tuần đến kèm Phương Hướng học tập, bởi em còn nhỏ, không có người kèm cặp nên chỉ đạt học lực trung bình. Mỗi lần tới, anh dành thời gian hướng dẫn Phương Hướng viết chữ cho đẹp hơn và đúng chính tả, cùng làm lại cho nhuần nhuyễn những bài toán trong sách giáo khoa, rồi 2 chú cháu cùng nhau học thuộc bài thoại tiếng Anh. Phương Hướng đang học lớp 5, kiến thức nhiều, chuẩn bị chuyển cấp, bởi vậy nếu thứ 7, Chủ nhật không phải trực hay về thăm nhà, Đại úy Nguyễn Văn Bằng lại đến kèm thêm cho Phương Hướng 1 buổi.
Video đang HOT
Anh cũng đã chủ động liên hệ với thầy Nên, giáo viên chủ nhiệm của Phương Hướng nhờ quan tâm hơn tới cô học trò nhỏ có hoàn cảnh rất đặc biệt này. Trước tình cảm và sự quan tâm của người lính biên phòng, thầy Nên đã yêu cầu các bạn trong lớp chia sẻ, giúp đỡ Phương Hướng để em luôn được sống trong sự yêu thương của bạn bè. Năm học 2019-2020, Phương Hướng đã có những tiến bộ rõ nét trong các môn học. Các thầy, cô giáo dạy Toán, tiếng Việt, Anh văn dành nhiều lời khen Phương Hướng vì sự chăm ngoan cũng như những cố gắng trong học tập.
Bà Lê Thị Tuyến, là bác ruột, đang nuôi dưỡng Phương Hướng là người phụ nữ thuần nông, chất phác và thật thà. Khi nói về cán bộ Trường Trung cấp 24 Biên phòng, bà không giấu được xúc động bởi với người phụ nữ này, các chú biên phòng đang cùng gia đình bà thay cha mẹ nuôi nấng và hơn cả là dạy dỗ cháu nên người. Bà chia sẻ: “Vợ chồng em trai tôi mất sớm, thương cháu quá nên có nói với chồng đưa về nhà chăm sóc. Nhưng bản thân tôi quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cũng chỉ mong sao đủ nuôi gia đình, nuôi cháu gái côi cút.
Nay được các chú biên phòng giúp đỡ, tôi và ông nhà rất xúc động và thấy mình phải có trách nhiệm hơn với cháu. Các chú không chỉ giúp tiền bạc, quan tâm tặng quà ngày lễ, tết, khai giảng, mà còn đến dạy dỗ cháu học bài”. Bà Luyến xúc động là điều không khó hiểu, bởi anh trai của Phương Hướng cũng vì khó khăn mà phải bỏ học giữa chừng. Năm 2018, lúc ấy anh trai của Phương Hướng vừa học hết lớp 11, mặc dù học giỏi nhưng phải nghỉ học để về Hà Nội làm công nhân cho một xưởng bánh kẹo. Mỗi tháng, ngoài chi phí sinh hoạt, anh gửi một ít về phụ bác nuôi em với mong muốn, em gái không phải nghỉ học giữa chừng như mình.
Đại úy Nguyễn Văn Bằng đã có thời gian dài công tác tại Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay, BĐBP Quảng Trị. Là cán bộ của nhà trường đi thực tế, Đại úy Bằng luôn gắn bó với đơn vị, với địa bàn. Khi còn công tác ở biên giới, Đại úy Bằng là một trong những người khởi xướng nhiều hoạt động vì học sinh vùng cao biên giới, như: “Tiết học biên giới”, “Ổ bánh mỳ biên giới”. Anh tự soạn giáo án, nhiều lần trực tiếp đứng lớp để truyền tải tình yêu biên giới đến những cô, cậu học trò nhỏ.
Mô hình “Ổ bánh mỳ biên giới” được Đoàn thanh niên Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế La Lay triển khai vào cuối năm 2017. Ban đầu, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đóng góp tiền để mua bánh mỳ cho học sinh tiểu học trên địa bàn. Đại úy Nguyễn Văn Bằng chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện về chiếc bánh mỳ giúp học sinh Pa Cô ấm bụng hơn khi đến trường khiến nhiều người xin được “góp phần”. Đến nay, “Ổ bánh mỳ biên giới”, “Tiết học biên giới” là một phần không thể thiếu khi đến trường của học sinh nơi vùng cao biên giới La Lay.
Khôi Nguyên
Theo bienphong.com
Học sinh bắt đầu thi học kỳ I
Những ngày này, học sinh toàn tỉnh bước vào thi học kỳ I. Các trường kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; đồng thời có định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh.
Không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Là trường đặc thù có nhiều cấp học, những ngày này, 3.007 học sinh Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm (Trường Đại học An Giang) bước vào thi học kỳ I. Toàn trường có tổng số 72 lớp, với 3.007 học sinh, trong đó bậc Tiểu học 29 lớp/1.215 học sinh, bậc THCS 28 lớp/1.167 học sinh, bậc THPT 15 lớp/625 học sinh.
Thầy Lê Văn Điền, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm cho biết, đối với cấp tiểu học, sẽ kiểm tra các môn đánh giá bằng điểm số. Riêng môn tiếng Anh lớp 1 và lớp 2 chỉ kiểm tra miệng theo thời khóa biểu. Đề kiểm tra phù hợp với chuẩn kiến thức, kỹ năng gồm: các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ nhận thức của học sinh...
Đề kiểm tra kết hợp giữa trắc nghiệm với tự luận đối với Toán, Đọc hiểu, Khoa học, Lịch sử và Địa lý. Tùy theo nội dung của từng môn và phân môn có thể theo tỷ lệ khoảng 70% trắc nghiệm và 30% tự luận, hoặc 80% trắc nghiệm và 20% tự luận. Theo đó, từ ngày 23 đến 27-12-2019, thi: Tin học (khối 1-5) và Anh văn (khối 1, 2). Ngày 24-12 thi Khoa học, Anh văn (khối 3, 4, 5); thi môn Đọc (khối 1). Ngày 25-12 thi Đọc hiểu, Chính tả, Viết (khối 1). Ngày 26-12 thi Toán, Lịch sử và Địa lý. Ngày 27-12 thi Tập làm văn, Đọc thành tiếng.
Học sinh bước vào thi học kỳ I, năm học 2019-2020
Đối với cấp THCS và THPT, đề kiểm tra được ra theo cấu trúc, thời gian làm bài và ma trận phù hợp với đặc trưng của từng môn học ở các khối lớp. Trong đó, môn tiếng Anh thực hiện việc ra đề và tổ chức kiểm tra theo Hướng dẫn số 18/HD-SGDĐT ngày 15-8-2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS và THPT. Đối với lớp 9 (các môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh), đề kiểm tra được ra theo hình thức tiếp cận với đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Đối với lớp 12, đề kiểm tra môn Ngữ văn được ra theo hình thức tự luận hoàn toàn. Các môn Toán, tiếng Anh và các phân môn nằm trong tổ hợp môn thi THPT quốc gia: đề kiểm tra được ra theo hình thức trắc nghiệm hoàn toàn.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Tuấn Khanh cho biết, thời gian tổ chức kiểm tra học kỳ I (năm học 2019-2020) dành cho tất cả các khối lớp cấp THCS, THPT (bao gồm hệ giáo dục thường xuyên) trên phạm vi toàn tỉnh, cụ thể cấp THCS từ ngày 16 đến 28-12; cấp THPT từ ngày 9 đến 23-12. Sở GD&ĐT ra đề kiểm tra chung các môn (trừ các trường: THPT chuyên, Phổ thông Dân tộc nội trú, Trẻ em khuyết tật), gồm: khối 7 (Ngữ văn, Lịch sử, tiếng Anh - chương trình 7 năm); khối 9 (Ngữ văn, Toán, tiếng Anh - chương trình 7 năm); khối 12 (bao gồm hệ giáo dục thường xuyên): Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, tiếng Anh (học chương trình 7 năm và 10 năm kiểm tra chung đề). Các môn, các khối lớp còn lại ở cấp THPT do các trường ra đề. Phòng GD&ĐT quy định việc ra đề đối với các môn, các khối lớp còn lại ở cấp THCS, kể cả cấp THCS ở các trường phổ thông có nhiều cấp học.
Sở GD&ĐT lưu ý, việc tổ chức khảo sát chất lượng (kiểm tra học kỳ I) theo hướng gọn nhẹ, không gây áp lực cho học sinh nhưng phải nghiêm túc, chính xác, chất lượng, đúng quy định; đảm bảo công bằng, khách quan trong tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với lớp 9 và 12, có thể tổ chức theo quy mô 24 học sinh/phòng để các em làm quen với quy định của các kỳ thi chung cấp tỉnh và kỳ thi THPT quốc gia; các khối còn lại tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để bố trí phòng kiểm tra phù hợp, không nhất thiết phải theo quy mô phòng như khối 9 và 12. Đồng thời, không tổ chức ôn tập cho học sinh với hình thức ra đề cương, có câu hỏi và đáp án buộc học sinh học thuộc lòng.
Hình thức đề kiểm tra được ra theo cấu trúc, thời gian làm bài và ma trận phù hợp với đặc trưng của từng môn học ở các khối lớp. Đối với môn tiếng Anh, thực hiện việc ra đề và tổ chức kiểm tra theo Hướng dẫn số 18/HD-SGDĐT ngày 15-8-2016 của Sở GD&ĐT về việc dạy học và kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh cấp THCS và THPT. Đối với lớp 9 (các môn Ngữ văn, Toán, tiếng Anh), đề kiểm tra được ra theo hình thức tiếp cận với đề thi tuyển sinh vào lớp 10. Đối với lớp 12, đề kiểm tra môn Ngữ văn được ra theo hình thức tự luận hoàn toàn; các môn Toán, tiếng Anh và các phân môn nằm trong tổ hợp môn thi THPT quốc gia: đề kiểm tra được ra theo hình thức trắc nghiệm hoàn toàn.
HỮU HUYNH
Theo baoangiang
Tập huấn giáo viên chương trình giáo dục phổ thông mới: Chú trọng bồi dưỡng tại chỗ Một trong những khác biệt lớn nhất của chương trình GDPT mới so với chương trình hiện hành là chuyển từ cách dạy truyền thụ kiến thức sang phát triển phẩm chất năng lực. Muốn học sinh phát triển bao nhiêu năng lực thì cũng cần trang bị ít nhất bằng đó năng lực cho giáo viên ở mức độ cao hơn -...