Hệ thống tuần thám biển trên máy bay CASA -212 hiện đại thế nào?
Hệ thống tuần thám biển MSS 6000 có thể cung cấp bức tranh toàn cảnh mặt biển tạo thuận lợi cho việc bảo vệ và kiểm soát biển.
Máy bay tuần thám biển Casa 212 của Cảnh sát biển Việt Nam
Hệ thống tuần thám biển MSS 6000 là thiết bị kiểm soát biển hiệu quả được xây dựng dựa trên 30 năm kinh nghiệm chuyên sản xuất hệ thống tuần thám biển của Công ty không gian Thụy Điển. Hệ thống này tích hợp các thiết bị công nghệ tiên tiến thành một hệ thống kiểm soát biển đa chức năng. Hệ thống có thể được sử dụng để giám sát hoạt động của tàu thuyền, ngăn chặn buôn lậu, nhập cư trái phép và các hoạt động trái phép trên biển. Ngoài ra, hệ thống còn giúp cho việc kiểm soát nguồn tài nguyên biển, kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, và hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Tích hợp và quản lý theo nhiệm vụ
Dựa trên sự phản hồi của khách hàng, Công ty không gian Thụy Điển đã cho ra đời hệ thống tuần thám biển MSS 6000 sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện có. Hệ thống sẽ cung cấp đầy đủ hơn bức tranh toàn cảnh về mặt biển trong khu vực kiểm soát bằng cách nâng cấp khả năng của cảm biến, nâng cấp khả năng tích hợp và quản lý theo nhiệm vụ.
Hệ thống tuần thám biển MSS 6000 được cải tiến và nâng cấp các tính năng vượt trội so với các phiên bản MSS trước đây như: nâng cao khả năng linh hoạt của cảm biến; cải tiến chức năng thông tin khu vực hoạt động, tích hợp bản đồ số; kết nối với hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động (AIS), hệ thống vệ tinh (VMS) và hệ thống thu phát tín hiệu cứu nạn (SAR). Việc cải tiến này giúp việc thu, phát dữ liệu được nhanh chóng và linh hoạt hơn; việc thu, phát dữ liệu có thể được truyền qua vệ tinh hoặc kết nối thông thường thông qua các trạm thu phát di động hoặc cố định trên mặt đất được kết nối với trung tâm chỉ huy thông tin hoặc trực tiếp với tàu thuyền.
Hệ thống MSS 6000 bao gồm thiết bị cảm biến để thu nhận dữ liệu và phần mền quản lý nhiệm vụ hỗ trợ cho việc giám sát biển. Hệ thống được thiết kế thuận lợi cho người sử dụng, hoạt động hiệu quả và tích hợp giữa các thiết bị. Theo quan điểm của nhà sản xuất, thiết bị cảm biến và phần mềm quản lý nhiệm vụ tạo thành thể thống nhất. Dữ liệu được thu về từ thiết bị cảm biến, bản đồ điện tử và báo cáo được thể hiện trên màn hình. Các dữ liệu thu thập được đều được ghi lại dưới dạng số hóa. Điều này cho phép các trắc thủ cùng một lúc theo dõi sự hoạt động của thiết bị đồng thời truy cập dữ liệu đã lưu trữ, liên lạc và trao đổi thông tin liên quan với các trạm quan sát hoặc sở chỉ huy.
Video đang HOT
Máy bay CASA -212 được biên chế Cảnh sát biển Việt Nam từ năm 2012
Tất cả các dữ liệu, hình ảnh hay mục tiêu quan sát được được thu nhận bởi các thiết bị chuyên biệt sau đó được tích hợp và hiển thị trên hệ thống thông tin quan trắc trên máy bay. Thông báo nhiệm vụ, dữ liệu về mục tiêu, bản đồ số cũng như các thông tin quan trọng khác được tích hợp và hiển thị trên giao diện màn hình của trắc thủ. Điều này cho phép người sử dụng được truy cập tất cả thông tin, dữ liệu liên quan phục vụ cho các nhiệm vụ.
Phân tích và xử lý dữ liệu
Dữ liệu từ cảm biến và từ các nguồn khác được phân tích và xử lý trước khi cung cấp thông tin cần thiết. Một số thông tin được phân tích thông qua hệ thống máy tính, một số thông tin cần được phân tích bởi kinh nghiệm của trắc thủ. Giao diện màn hình của trắc thủ được thiết kế một cách rõ ràng và đơn giản. Các thông tin phức tạp được thể hiện thông qua biểu đồ thể hiện một cách tổng quan nhất để quan sát và thực hiện nhiệm vụ. Báo báo về nhiệm vụ và các thông tin chi tiết về mục tiêu có thể được thực hiện sau chuyến bay. Hệ thống cho phép lưu trữ dữ liệu để quan sát kỹ và phân tích sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ để có được bức tranh toàn cảnh về khu vực hoạt động, điều này có thể được thực hiện đồng thời trên thiết bị đặt trên máy bay hoặc trên các trạm trên mặt đất hoặc sở chỉ huy.
Tính linh hoạt
Hệ thống tuần thám biển MSS 6000 được thiết kế theo kiểu modul. Nó có thể được cải tiến để tương thích với nhiều loại cảm biến cho các loại ứng dụng khác nhau để mở rộng các chức năng khác. Hơn nữa, dữ liệu thu thập từ hệ thống và dữ liệu thu nhận từ các thiết bị khác có thể được kết nối với trung tâm chỉ huy để tạo thành một liên kết hoàn chỉnh trong toàn hệ thống. Hệ thống cho phép các trắc thủ trên máy bay thực hiện các chức năng kiểm soát một cách đồng thời. Điều này cho phép khả năng chuyên môn hóa của từng trắc thủ được nâng cao để thực hiện những nhiệm vụ phức tạp.
Trung tâm chỉ huy
Trung tâm chỉ huy lên kế hoạch, theo dõi, phân tích, lưu trữ toàn bộ nhiệm vụ của các phi đội bay. Kế hoạch bay được của các biên đội được thể hiện trên các bản đồ chiến thuật. Trung tâm tiếp nhận dữ liệu từ máy bay bao gồm: vị trí, báo cáo về các sự cố trên biển, thông tin về mục tiêu, hình ảnh và video. Các thông tin được hiển thị trên bản đồ số tại trung tâm chỉ huy cung cấp một bức tranh tổng thể về các tình huống trên biển. Trung tâm chỉ huy sẽ xử lý thông tin và ra lệnh cho máy bay thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Các thông tin về nhiệm vụ được lưu trữ trong hệ thống quản lý dữ liệu và có thể được truy cập, phân tích. Các thông tin quan trọng như sự di chuyển của tàu thuyền, nhận dạng tàu thuyền và các hoạt động trên biển có thể được quan sát trực tiếp trên màn hình.
Theo Cảnh sát biển Việt nam
Bất thường trong việc máy bay Malaysia "im bặt" trước khi mất tích
Dấu hiệu bất thường đáng nói nhất là chiếc máy bay của Malaysia Airlines chở theo 227 hành khách cùng 12 thành viên phi hành đoàn không phát bất kỳ tín hiệu nào lên vệ tinh trước khi mất tích như các máy bay và tàu biển khác thông thường vẫn thực hiện.
Ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, tín hiệu từ máy bay phát lên vệ tinh được thiết lập tự động, đó là sự định vị với ý nghĩa thông báo về vị trí của máy bay, đặc biệt là trong các tình huống khẩn nguy hoặc có thể sắp lâm nạn. Tuy nhiên, trong trường hợp chuyến bayMAS 370 - B772 của Malaysia Airlines thì không có tín hiệu phát đi và vệ tinh cũng không bắt được thông tin nào về máy bay vào thời điểm mất tín hiệu và cả 1 ngày sau khi máy bay được cho là đã mất tích.
Chiếc máy bay mất tích là Boeing 777-200 - loại máy bay được ghi nhận là hiện đại và có hệ thống an toàn đảm bảo tối ưu nên việc gặp trục trặc kỹ thuật tới mức bất khả kháng chỉ một thời gian ngắn sau khi cất cánh là điều khó hiểu. Trong khi đó, cơ trưởng người Malaysia được xem là có nhiều kinh nghiệm lái máy bay. Ông năm nay 53 tuổi, đã làm việc cho hãng hàng không Malaysia từ năm 1982 với số giờ bay tích lũy lên tới hơn 18.000 giờ và cơ phó 27 tuổi cũng người Malaysia có hơn 2.000 giờ bay.
Dòng máy bay B777-200 của Malaysia
Theo lịch trình khai thác, Trung tâm Quản lý bay đường dài (ACC) Hồ Chí Minh đã được thông tin có chuyến bay MAS370 - B772 đi qua vùng kiểm soát trên không phận Việt Nam để làm thủ tục tiếp nhận. Nhưng, trước thời điểm chuyển giao kiểm soát máy bay, tổ bay MAS370 - B772 chưa có liên lạc gì với vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR) - điều mà cơ trưởng các chuyến bay đều phải chủ động thực hiện. ACC Hồ Chí Minh cho hay, trước khi vào vùng kiểm soát của ACC 1 phút bay thì máy bay này mất toàn bộ liên lạc và tín hiệu radar. Điều đó có nghĩa, phía Việt Nam chưa kiểm soát chiếc máy bay này và máy bay mất tín hiệu trước khi đi vào không phận nước ta.
Trước dấu hiệu bất thường này,ACC Hồ Chí Minh chủ động thiết lập liên lạc với tàu bay nhưng không được. ACC Hồ Chí Minh đã thông báo lại với ACC Kuala Lumpur về việc trên. Sau nhiều nỗ lực, ACC Hồ Chí Minh và các cơ quan điều hành bay có liên quan cũng như các tàu bay trong khu vực trách nhiệm vẫn không thiết lập liên lạc được với tàu bay này
Dấu hiệu bất thường khác nằm trong chính hệ thống thông tin báo cáo thời gian bay của chuyến bay MAS370 - B772 từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh (Trung Quốc). Theo Cục Hàng không Việt Nam, chuyến bay MAS370 - B772 cất cánh lúc 16h42 và dự kiến chuyển giao cho FIR Hồ Chí Minh lúc 17h22 (giờ GMT), tức là khoảng 23h30 ngày 7/3 và 0h22 ngày 8/3 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, phía Malaysia lại cho biết máy bay rời Kuala Lumpur lúc 0h41 ngày 8/3 và đã mất tích vào 2h40 sáng (giờ địa phương). Một phát ngôn viên tại sân bay Bắc Kinh (nơi máy bay sẽ hạ cánh) cũng khẳng định sân bay này đã khởi động hệ thống phản ứng khẩn cấp và màn hình hiển thị tại sân bay cho biết chuyến bay "bị chậm".
Nói như vậy có nghĩa là giờ bay của phía Malaysia báo đi chậm hơn khoảng 1 tiếng so với giờ Việt Nam tiếp nhận kiểm soát bay, và giờ máy bay khởi hành từ Kuala Lumpur là giờ mà đáng lẽ FIR Hồ Chí Minh phải tiếp nhận máy bay để kiểm soát trên không phận Việt Nam rồi, nhưng đằng này Việt Nam lại hoàn toàn mất tín hiệu với máy bay từ trước thời điểm 0h22 ngày 8/3.
Vùng tìm kiếm nghi là máy bay mất tích
Máy bay xuất hiện lần cuối trên màn hình radar tại vi tri 10NM phía Nam Điểm IGARY trong FIR Singapore. Vị trí cuối cùng ở tọa độ 06055'19"N - 103034'28"E. Đô cao bay là F350. Tốc độ bay 480KT. Ở độ cao này, theo phân tích, thì dù bên dưới là địa hình nào, máy bay đều có thể tự động phát tín hiệu định vị lên vệ tinh và tổ lái cũng có đủ thời gian để phát tin báo động, báo nạn trong bất kỳ tình huống nào.
Trong danh sách các nạn nhân tham gia chuyến bay được công bố là có 1 người Áo và 1 người Italia, tuy nhiên nhà chức trách 2 nước này đều khẳng định công dân của mình không có mặt trên chuyến bay.
Một điểm bất thường khác khiến giới chuyên môn băn khoăn là thời tiết tại khu vực máy bay Malaysia được cho là mất tích đều rất thuận lợi trong suốt quá trình phi cơ này cất cánh, bay qua và sau khi biến mất một cách khó lý giải như trên. Điều đó có nghĩa rất nhiều yếu tố nguy cơ tai nạn thông thường với máy bay đã được loại bỏ đối với chiếc B777-200 này.
Chiều 8/3, tại Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không, ông Đinh Việt Thắng - Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Trưởng ban Chỉ huy cho biết máy bay của Việt Nam phát hiện có 2 vệt màu bất thường nghi là vệt dầu loang dài khoảng từ 15-20km. Vị trí vệt này cách đảo Thổ Chu khoảng 150km và tỉnh Cà Mau 190km. Trong đêm qua, tàu biển Việt Nam đã tiếp cận khu vực nghi là vệt dầu nhưng không có kết quả.
Hôm nay 9/3, phạm vi tìm kiếm máy bay mất tích được mở rộng, Việt Nam sẽ tìm kiếm gần hơn về phía đảo Thổ Chu, một máy bay chỉ huy cũng được điều ra vùng tìm kiếm. Cục Hàng không Liên bang Mỹ cũng có lực lượng tìm kiếm tham gia hỗ trợ Malaysia.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Phần lớn khách trên máy bay Malaysia mất tích là người TQ Đài Truyền hình Trung Quốc đưa tin, có tới 158 hành khách trong tổng số 239 người trên chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mất tích là người nước này. Một phụ nữ khóc nức nở tại sân bay Bắc Kinh vì có người thân trên chuyến bay mất tích. Tân Hoa xã dẫn nguồn tin từ Cục Hàng không...