Hệ thống giáo dục quốc dân là thống nhất
Báo cáo của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, một số đại biểu đề nghị làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành khác và chính quyền địa phương đối với giáo dục; cần quan tâm đến vấn đề phân cấp, phân quyền trong các quy định cụ thể của Luật.
Ảnh minh họa/internet
TTUB cho rằng, hệ thống giáo dục quốc dân là thống nhất. Do vậy, Dự thảo Luật quy định Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước đối với giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp.
Để tạo sự linh hoạt cho Chính phủ trong phân công trách nhiệm quản lý nhà nước, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng giai đoạn cụ thể, Dự thảo Luật quy định các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo sự phân công của Chính phủ; UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ (Điều 102).
Tiếp thu ý kiến đại biểu, TTUB đã phối hợp với Ban soạn thảo rà soát điều chỉnh ở các điều khoản cụ thể. Việc phân cấp, phân quyền được thực hiện trên nguyên tắc Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, quan tâm đến trách nhiệm của Bộ LĐTBXH và chú ý đến trách nhiệm chính quyền địa phương để Chính phủ chủ động trong điều hành.
Video đang HOT
HS năng động với kỹ năng thuyết trình. Ảnh minh họa
Có ý kiến đại biểu đề nghị quy định cụ thể về tiêu chuẩn, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thống nhất với quy định của Luật GDĐH, Luật GDNN.
Về vấn đề này, TTUB đã chỉnh lý theo hướng giải thích khái niệm “kiểm định chất lượng giáo dục” (Điều 5); bổ sung quy định về mục tiêu, nguyên tắc, đối tượng kiểm định chất lượng giáo dục;
Bổ sung quy định tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam và thẩm quyền của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, việc cho phép hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; quy định trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp;
Quy định điều kiện và thủ tục để tổ chức kiểm định nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam; giao Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động, giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục (các điều 108, 109,110).
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Bổ sung một số quy định nhằm đảm bảo bình đẳng giới khi sửa Luật Giáo dục
Luật Giáo dục 2005 quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, theo đó mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Ảnh minh họa/internet
Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể về bình đẳng giới trong hoạt động giáo dục, trong chương trình giáo dục, sách giáo khoa và phương pháp giáo dục trong khi vấn đề bình đẳng giới luôn được quan tâm bởi các tổ chức quốc tế và cũng như các quốc gia.
Hướng sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) là bổ sung một số quy định nhằm đảm bảo bình đẳng giới tại một số Điều luật của Dự thảo như: Điều 7 về chương trình giáo dục, Điều 12 về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, Điều 30 về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa.
Về vấn đề bình đẳng giới trong giáo dục, tổng hợp ý kiến nhân dân của Vụ Pháp chế (Bộ GD&ĐT) - Thường trực Ban soạn thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) - về cơ bản có hai loại ý kiến.
Trong đó, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật, bổ sung một số quy định nhằm đảm bảo bình đẳng giới tại một số điều của Dự thảo như về chương trình giáo dục, về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa vì Luật Giáo dục hiện hành chưa có quy định cụ thể trong khi vấn đề bình đẳng giới luôn được quan tâm bởi các tổ chức quốc tế và cũng như các quốc gia.
Đồng thời, đề nghị bổ sung cụm từ "giới tính" vào một số điều khoản quy định về yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục; chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa; quyền và nghĩa vụ học tập của công dân, nhằm bảo đảm sự tôn trọng và bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục;
Bên cạnh đó, còn có ý kiến đề nghị không nên bổ sung thêm nội dung đảm bảo quyền bình đẳng giới trong chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa phổ thông vì nội dung này đã có trong chương trình giáo dục ngoại khóa. Hơn nữa trong chương trình các môn học có quá nhiều nội dung tích hợp, quá tải đối với học sinh;
Chính phủ nhất trí với ý kiến đa số của nhân dân như nêu trên, sửa đổi, bổ sung quy định tại điều về chương trình giáo dục như sau: "Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn...đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế".
Bổ sung quy định: "Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế".
Bổ sung quy định về chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa như sau: "Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội. Sách giáo khoa gồm sách in, sách chữ nổi, sách điện tử và học liệu".
Những nội dung này đảm bảo quy định cụ thể về bình đẳng giới trong giáo dục phù hợp với Luật Bình đẳng giới.
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
"Giáo dục Việt Nam chưa thoát ra được cuộc cách mạng 2.0" TS. Lê Đắc Sơn - Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Đại Nam nhận định, do cách thức vận hành hệ thống giáo dục quốc dân của ta chưa thoát ra được cuộc cách mạng 2.0 nên ngân sách cho giáo dục luôn thiếu. Phải có cuộc cách mạng thực sự trong giáo dục thì mới có sự thay đổi. TS. Lê Đắc Sơn...