Hệ thống của HOSE không ghi nhận lỗi
Phản hồi câu hỏi về việc liệu hệ thống của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) bị lỗi trong một vài phiên vừa qua, ông Lê Hải Trà, phụ trách HĐQT HOSE khẳng định, đây không phải lỗi của hệ thống.
Cuối phiên 22/12, theo phản ánh của một số nhà đầu tư và công ty chứng khoán, phiên khớp lệnh định kỳ (ATC) đã phát sinh lỗi từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Cụ thể, xuất hiện tình trạng HOSE không trả lệnh về công ty chứng khoán khiến giao dịch trong phiên ATC bị ngưng trệ. Diễn biến tương tự từng xả ra cách đây gần 1 tuần và một số lần trước đó khi lượng giao dịch tăng quá cao.
Tuy nhiên, thị trường vẫn ghi nhận kết quả đóng cửa phiên giao dịch ngày 22/12, VN-Index tăng 2,37 điểm lên 1.083,45 điểm; HNX-Index tăng 5,73 điểm, tương ứng tăng 3,15% lên 187,85 điểm; UPCoM-Index tăng 1,18 điểm lên 72,82 điểm.
Ông Lê Hải Trà cho biết, trong quá khứ, hệ thống HOSE từng bị lỗi, khi đó, theo kịch bản xử lý khủng hoảng, giá đóng cửa của phiên sẽ là giá khớp lệnh cuối cùng trong ngày.
Tuy nhiên, trong những phiên vừa qua không ghi nhận dấu hiệu như vậy. Hệ thống vẫn ghi nhận giá đóng cửa theo thường lệ.
“Tôi khẳng định những phiên giao dịch gần đây, không có phát sinh lỗi trong tiến trình khớp lệnh dẫn tới sai sót trong việc khớp lệnh giữa hệ thống của Sở với các công ty chứng khoán”, ông Trà chia sẻ.
“Vậy câu chuyện thực tế là gì? Ở góc độ của Sở, đội ngũ IT đang thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát hoạt động của hệ thống, cũng như tiếp nhận thắc mắc từ các công ty chứng khoán, cần có thời gian và thêm dữ liệu cụ thể để có manh mối trả lời.
Video đang HOT
Giữa hệ thống công ty chứng khoán và hệ thống của Sở còn có câu chuyện về đường truyền. Có một quá trình di chuyển giữa lệnh từ nhà đầu tư tới Sở. Chỉ khi nào các giao dịch “bước qua cửa” HOSE thì chúng tôi mới có thể xử lý. Chúng tôi đang kiểm tra với các nhà mạng để kiểm tra lượng dữ liệu tới cổng của chúng tôi như thế nào và khi nào có dấu hiệu ùn ứ. HOSE đang cố gắng làm rõ việc này”, ông Trà nói.
Chào sàn Upcom với giá 15.500 đồng/cổ phiếu, PG Bank giờ của ai?
Trước khi lên sàn, ngày 10/12, PG Bank đã chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Phi Hùng làm Tổng giám đốc nhà băng này.
PG Bank lên sàn Upcom với giá tham chiếu 15.500 đồng/cổ phiếu
Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), 300 triệu cổ phiếu PGB của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) sẽ chính thức niêm yết trên sàn Upcom vào ngày 24/12/2020.
Mức giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 15.500 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, PG Bank được định giá 4.650 tỉ đồng.
PG Bank được thành lập từ năm 1993, là một trong ngân hàng vừa và nhỏ trong hệ thống.
Tính đến ngày 30/9/2020, quy mô tổng tài sản của PGBank đạt mức 34.396 tỉ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 24.885,8 tỉ đồng. Tỉ lệ nợ xấu giảm từ 3,16% xuống 2,87%.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của PG Bank đạt 845,12 tỉ đồng, đạt 84% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 105,2 tỉ đồng, tương đương 69,26% kế hoạch năm 2020.
PG Bank lên sàn trong khi những câu hỏi về tương lai vẫn còn bỏ ngỏ. Các năm gần đây, nhà băng này luôn ở trong trạng thái chờ sáp nhập, còn cổ đông lớn Petrolimex - hiện nắm 40% vốn điều lệ PG Bank - đang chịu áp lực thoái vốn do vượt quá tỉ lệ theo quy định.
Trong khi PG Bank chưa biết đi đâu về đâu, những động thái bổ nhiệm nhân sự mới đây của nhà băng này khiến giới đầu tư xôn xao, đồn đoán về sự xuất hiện của một "tay chơi" mới.
Ngày 10/12, HĐQT PG Bank đã chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Phi Hùng làm Tổng giám đốc.
Trước khi làm sếp tại PG Bank, ông Hùng có nhiều năm công tác tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), từng đảm nhiệm vị trí Giám đốc Khối Công nghệ và vận hành, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Khối vận hành.
Bên cạnh đó, ông Hoàng Xuân Hiệp - một cựu sếp MSB cũng mới gia nhập PG Bank từ ngày 22/5/2020.
Tại MSB, ông Hiệp từng đảm nhiệm nhiều cương vị cấp cao như: Phó Tổng Giám đốc; Tổng Giám đốc công ty quản lý và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Hàng Hải.
Sang PG Bank, ông Hoàng Xuân Hiệp - trên cương vị Phó Tổng Giám đốc - đảm nhiệm vai trò điều hành và xử lý các công việc của Khối Xử lý và Thu hồi nợ, Phòng Pháp chế và Tuân thủ.
Lưu ý rằng, MSB và PG Bank từng ghi nhận mối quan hệ gắn bó từ trước. Tại ngày 31/12/2018, MSB nắm giữ tới 9,98% cổ phần, là cổ đông lớn tại PG Bank.
Tới đầu năm 2019, lãnh đạo ngân hàng MSB tuyên bố đã bán số cổ phiếu này với giá 13.000 đồng/cổ phiếu.
Cơ cấu cổ đông PG Bank tại ngày 26/10/2020
Chưa rõ giao dịch được thực hiện khi nào, chỉ biết rằng, tại thời điểm ngày 26/10/2020, PG Bank ghi nhận có 10.592 cổ đông, gồm 53 tổ chức (67,37% VĐL) và 10.539 cá nhân (32,59% VĐL).
Trong đó, bản công bố thông tin cho thấy, chỉ có duy nhất Petrolimex là cổ đông lớn của PG Bank, với tỉ lệ sở hữu 40% vốn điều lệ.
Dù vậy, PG Bank vẫn tiềm ẩn nhiều cổ đông gần lớn. Trong HĐQT, chỉ riêng ông Đinh Thành Nghiệp (Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc PG Bank) và người thân trong gia đình đã nắm giữ tới 3,575% vốn điều lệ của nhà băng này.
Còn MSB, trong một tài liệu công bố gần đây, cho biết chỉ nắm giữ hơn 56,9 triệu cổ phần MBBank, 30 triệu cổ phần PVCombank và 6,56 triệu cổ phần DongABank (DAB) tại ngày 30/9/2020.
MSB không còn nắm giữ cổ phiếu PG Bank tại thời điểm 30/9/2020
Theo MSB, việc nắm giữ cổ phiếu PVCB và DAB là do xử lý nợ là tài sản đảm bảo khoản vay của khách hàng. Nhà băng này sẽ tiếp tục nắm giữ cổ phiếu tại MBB và PVCB, "thoái vốn vào thời điểm tốt nhất". Đối với cổ phiếu DAB, MSB sẽ xử lý theo hướng dẫn của NHNN./.
Lãi suất tiền gửi tiếp tục giảm Mặc dù lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp nhưng từ đầu tháng 12-2020, các ngân hàng thương mại quốc doanh tiếp tục điều chỉnh lãi suất giảm thêm từ 0,1-0,2 điểm % ở nhiều kỳ hạn so với trước đó. Cụ thể, Vietcombank giảm lãi suất kỳ hạn 36 tháng từ 5,6%/năm xuống còn 5,4%/năm; kỳ hạn 24 tháng giảm từ...