Hệ thống chiến đấu không người lái trên biển
Công ty Israel Aerospace Industries (IAI) tại Israel vừa công bố hệ thống chiến đấu không người lái trên biển mang tên KATANA nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo IAI, hệ thống KATANA bao gồm các tàu chiến không người lái có khả năng tự điều hướng, tránh va chạm. Chúng được trang bị máy quay thông thường và máy quay hồng ngoại để quan sát hiệu quả cả ngày lẫn đêm. Ngoài ra, các tàu còn có hệ thống thông tin liên lạc tối tân cùng radar hiện đại và có thể mang theo vũ khí.
Thành viên mới nhất trong gia đình tàu thủy không người lái của Israel. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Hệ thống chiến đấu KATANA là sản phẩm của nhà máy Malam, thuộc sở hữu của IAI. Chúng ra đời để đảm nhiệm vụ bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), biên giới trên biển đồng thời tuần tra bảo vệ các giàn khoan và đường ống dẫn dầu ngoài khơi. Chúng cũng có thể bảo vệ an ninh cảng, tuần tra các vùng nước nông và chiến tranh điện tử.
Trong trường hợp cần thiết, KATANA sẽ cung cấp hình ảnh tình báo trực tiếp, theo dõi và phân loại mục tiêu gần và xa hay thậm chí tấn công chúng. Hệ thống này có khả năng tự hoạt động theo lịch trình đặt sẵn hoặc do con người điều khiển.
Giám đốc điều hành của IAI cho biết: “Chúng tôi tự hào giới thiệu thành viên mới nhất của gia đình tàu thủy không người lái (USV). Nó là thành tựu của quá trình phát triển suốt nhiều năm qua”. Tuy nhiên, đại diện của IAI không đề cập đến khả năng xuất khẩu KATANA.
Video đang HOT
Theo Zing
Siêu tàu sân bay Nga sẽ là đối thủ đáng gờm của Mỹ
Tàu sân bay hạt nhân tương lai của Nga có thể hoạt động không giới hạn trên biển, một cách độc lập hoặc trong cụm tàu sân bay chiến đấu với sự yểm trợ của 6 tàu mặt nước và 2 tàu ngầm bảo vệ.
Tổng giám đốc Neva PKB, ông Sergey Vlasov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA Novosti là theo tính toán của các nhà thiết kế, sẽ cần tới khoảng 10 năm kể từ khi bắt đầu thực hiện bản vẽ đến buổi lễ kéo cờ đầu tiên trên tàu sân bay tương tai của Nga.
"Theo tính toán của chúng tôi, thời gian kể từ khởi động thiết kế con tàu, xây dựng, thử nghiệm cho đến khi tàu được kéo cờ sẽ là 10 năm"- Ông nói- "Nga cần chế tạo ít nhất 4 tàu sân bay, 2 chiếc cho Hạm đội Thái Bình Dương và 2 chiếc cho Hạm đội biển Bắc".
Ngoài ra, dự tính thủy thủ đoàn của các hàng không mẫu hạm tương lai sẽ ít hơn so với các tàu sân bay trước đây. Được biết, trên tàu sân bay Ấn Độ Vikramaditya (trước đây là tàu tuần dương sân bay hạng nặng Đô đốc Gorshkov của Nga) có con số nhân sự 1.700 người kể cả các phi công, thủy thủ đoàn; trên tàu Kuznetsov cũng có số lượng tương đương.
Tàu sân bay Kuznetsov của Nga
Theo nguồn tin nội bộ ngành công nghiệp quốc phòng Nga, hải quân nước này cần một tàu sân bay hiện đại "đi trước thời đại nhiều thập kỷ và không giống như các tàu sân bay hiện tại của Mỹ và các nước khác". Yêu cầu chính của tàu sân bay tương lai là phải có khả năng tác chiến trong mọi môi trường, cả không gian, trên không, trên mặt nước, đất liền và ngầm dưới nước.
Tàu sân bay mới sẽ kết hợp các chức năng tàu chỉ huy và tàu chiến hạng nặng, có khả năng chỉ huy tác chiến giữa các nhóm tàu ven biển, trên biển và trên các đại dương xoay quanh chính bản thân tàu sân bay. Là tàu sân bay hạt nhân, nó có thể hoạt động không giới hạn trên biển, hoạt động một cách độc lập hoặc trong cụm tàu sân bay chiến đấu, có thêm 6 tàu mặt nước và 2 tàu ngầm bảo vệ.
Để đạt được sứ mệnh của mình thì tàu sân bay mới của Nga phải có khả năng tương tác với các vệ tinh trên quỹ đạo để xác định và chỉ thị mục tiêu theo chuẩn Glonass. Nó sẽ rất hữu ích đối với nhóm không quân hạm và hệ thống tên lửa, đảm bảo khả năng tấn công các mục tiêu trên không, trên biển cũng như khả năng tấn công mặt đất từ tàu sân bay.
Máy bay tấn công không người lái Skat của Mykoian
Lượng choán nước của con tàu tiềm năng này sẽ tương đương với tàu sân bay hiện có của Hải quân Nga, tàu Đô đốc Kuznetsov. Như vậy, tàu sân bay này vẫn thua về kích thước so với tàu hiện đại của Mỹ. Dự kiến, tàu có thể chứa 80 máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng trên boong.
Trước đó, tờ Izvestia đã đưa tin rằng, Bộ tư lệnh Hải quân Nga thừa nhận tàu sân bay tương lai của Nga dựa trên nền tảng công nghệ cũ từ những năm 1980. Theo tờ báo này, nền tảng của tàu sân bay mới là tàu Ulyanovsk dự án 1143.7 chưa được hoàn thành của Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, tàu sân bay mới sẽ xây dựng các kết cấu thượng tầng trên cao và có máy phóng điện từ trên boong.
Trong tương lai, rất có thể loại máy bay chiến đấu "Đại bàng vàng" Su-47 Berkut (/Golden Eagle) của Nga sẽ trở thành một tiêm kích hạm siêu hiện đại. Phiên bản này là một hình mẫu lí tưởng cho một loại tiêm kích hạm tàng hình trên tàu sân bay, giống F-35C của Mỹ. Máy bay chiến đấu Su-47 được giới quân sự đặc biệt quan tâm, một phần vì kiểu dáng cánh ngược của máy bay, trái ngược hoàn toàn với các máy bay chiến đấu truyền thống.
Tiêm kích cánh ngược Su-47 Berkut được thiết kế cách gập để lên tàu sân bay?
Từ những bức ảnh mới công bố hồi tháng 7-2013 của Su-47, người ta có thể nhận thấy có 2 điểm khác biệt rất lớn so với Su-47 kiểu cũ, là thiết kế kiểu cánh gập xếp, thường sử dụng cho các tiêm kích hạm, thứ 2 là kiểu thiết kế ống xả động cơ rất lạ, không sử dụng 2 ống xả tròn 2 bên kiểu truyền thống mà là 2 ống xả vát hình bậc thang, mỗi bên có 3 lỗ xả giống như một khe cửa hẹp.
Cùng với sự xuất hiện thông tin máy bay tấn công không người lái Skat có thể được trang bị trên tàu sân bay và hình ảnh thiết kế cánh gập của Su-47 Berkut, có thể đưa ra dự đoán là Nga đang nghiên cứu phát triển một mô hình không quân trên hạm theo kiểu Mỹ. Cùng với tàu sân bay đa nhiệm thế hệ mới, trong tương lai rất có thể Su-47 và UCAV Skat sẽ sánh vai nhau giống như F-35C và X-47B trên tàu sân bay Mỹ.
Theo ANTD
Nga phát triển UAV trực thăng cho lực lượng đổ bộ đường không Ngày 26-12, Công ty máy bay trực thăng Nga cho biết, họ đã trình diễn một mẫu thử nghiệm hệ thống máy bay không người lái cánh quạt quay cho lực lượng đổ bộ đường không của nước này. Lực lượng đổ bộ đường không Nga đang thao tác sử dụng UAV "Công ty đang phát triển hệ thống máy bay không người...