Dấu hiệu kéo Nhật-Trung đến “miệng hố chiến tranh”
Sau chuyến thăm đền thờ chiến tranh Yasukuni của ông Shinzo Abe, quan hệ Nhật-Trung càng trở nên căng thẳng, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại về một cuộc xung đột quy mô lớn giữa hai cường quốc châu Á.
Nhật Bản tăng cường tiềm lực quốc phòng
Theo nhiều nhà phân tích, chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe có thể châm ngòi cho cuộc chiến giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Trước đó, sáng 26/12/2013, Thủ tướng Shinzo Abe đã tới thăm ngôi đền Yasukuni thờ những binh sĩ chết trận của nước này, điều đó khiến Trung Quốc ngay lập tức phản đối mạnh mẽ.
Đền Yasukuni là nơi thờ 2,5 triệu vong hồn thiệt mạng trong những cuộc chiến tranh của Nhật. Những người này bao gồm những binh sĩ và cả các tướng lĩnh gây ra các tội ác chiến tranh, đã được định tội vào những năm 1970.
Hàn Quốc và Trung Quốc coi đền Yasukuni là biểu tượng cho sự thiếu hối cải của Tokyo và nói rằng nó đại diện cho cái nhìn sai lệch về quá khứ quân phiệt của Nhật.
Sau chuyến thăm ngôi đền Yasukuni của ông Abe, ngày đầu năm 2014, Bộ trưởng Nội vụ Nhật Bản Yoshitaka Shindo cũng đã đến ngôi đền này thăm viếng.
Việc liên tiếp diễn ra các chuyến thăm tới đền chiến tranh Yasukuni củaChính phủ Nhật Bản đã tạo ra một rào cản lớn trong quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
Sau chuyến thăm đền, Bộ Quốc phòng Nhật Bản còn có kế hoạch vào đầu năm 2015 sẽ triển khai các máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk để tăng cường giám sát khu vực Senkaku nói riêng và toàn bộ các cụm đảo tây nam.
Máy bay chiến đấu F-15J của Nhật Bản
Ngoài mục đích tăng cường khả năng giám sát các hoạt động của lực lượng nước ngoài, đặc biệt là lực lượng không – hải quân Trung Quốc ở khu vực quần đảo Senkaku và các cụm đảo tây nam, Nhật Bản đồng thời cũng muốn tăng cường giám sát các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng cho biết, để tăng cường đối phó với các hành động của Trung Quốc, lực lượng phòng vệ Nhật bản cũng xem xét xây dựng thêm các đường băng máy bay chiến đấu và các công trình khác ở đảo Iwo Jima, tăng cường khả năng tác chiến của không quân trên biển.
Trong một thông tin có liên quan, bắt đầu từ năm 2014, không quân Mỹ cũng có kế hoạch triển khai các máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk ở căn cứ Misawa – Nhật Bản, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giám sát.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ và lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ sửa đổi cơ chế hiện hành, tạo điều kiện thuận lợi để chia sẻ và phân tích các thông tin trinh sát.
Nhật Bản cũng có kế hoạch mua các máy bay trinh sát không người lái và thành lập một đơn vị máy bay cảnh báo sớm E-2C ở căn cứ Naha, dùng để giám sát khu vực xung quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông.
Trung Quốc đầu tư tàu đổ bộ
Trong khi đó, đáp lại động thái của Nhật Bản, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 27/12 đã chỉ trích ông Abe “đạo đức giả” và “kiêu ngạo” sau chuyến thăm của ông.
“Điều chúng tôi có thể thấy là vẻ đạo đức giả, sự kiêu ngạo và tự mâu thuẫn bản thân, thể hiện qua những cái cớ không trung thực của ông ấy ngày hôm qua, cũng như lời nói và hành động của ông trong năm qua”, Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Óanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói.
Ông Abe cho rằng những lời chỉ trích coi các chuyến thăm đền Yasukuni là hành động ca ngợi các tội phạm chiến tranh đều là sự hiểu lầm. “Tôi không có ý định xúc phạm người Trung Quốc và người Hàn Quốc”, ông Abe nói và cho hay chuyến thăm đền chính là lời cam kết rằng đất nước của ông sẽ không tham gia vào cuộc chiến tranh nào nữa.
Bà Hoa cho rằng tuyên bố của Abe không thuyết phục và không đáng để phản bác, đồng thời tố lãnh đạo Nhật “chối bỏ lịch sử xâm lược của Nhật, tăng cường sức mạnh quân sự, chối bỏ hậu quả của Thế chiến II và thách thức trật tự quốc tế thời hậu chiến”.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tại cuộc họp báo ngày 30/12/2013 đã khẳng định: “Chính ông Abe đóng cửa đối thoại với giới lãnh đạo Trung Quốc” và người dân nước này “không chào đón ông ấy”.
Không chỉ là chỉ trích và “không chào đón” ông Abe, Trung Quốc còn tăng cường đầu tư cho lực lượng quốc phòng.
Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr
Đài truyền hình Thâm Quyến ngày 2/1 đưa tin Trung Quốc đã đặt mua bốn chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr từ Ukraine, trong hợp đồng trị giá 315 triệu USD, giúp Trung Quốc có khả năng đổ bộ nhanh chóng vào quần đảo tranh chấp với Nhật Bản Senkaku/Điếu Ngư.
Công ty đóng tàu Feodosiya sẽ đóng hai chiếc tàu đổ bộ đệm khí tại Ukraine. Hai chiếc còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc.
Được biết, khoang chứa của tàu đổ bộ lớp Zubr có diện tích 400 m2, đủ khả năng chở tám xe tăng đổ bộ hoặc 500 binh sĩ hoặc 10 xe binh chủng cùng 140 binh sĩ, với tốc độ lên đến 111km/giờ.
Đài truyền hình Thâm Quyến cho biết tàu đổ bộ lớp Zubr lớn hơn gấp ba lần so với các tàu tuần tra của Nhật Bản và các nước Đông Nam Á.
Đài truyền hình này nhận định, nếu xảy ra xung đột với Nhật Bản tại quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, Trung Quốc có thể điều đồng tàu đổ bộ lớp Zubr.
Về lý thuyết, chỉ trong vòng 3 giờ, tàu đổ bộ lớp Zubr có thể đưa quân đến chiếm Senkaku/Điếu Ngư trước khi Nhật Bản kịp điều động binh sĩ, nghĩa là Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trước Nhật Bản thậm chí khi cuộc chiến chưa bắt đầu, theo nhận định đài truyền hình Thâm Quyến.
Cũng theo đài truyền hình Thâm Quyến, tàu đổ bộ lớp Zubr còn được trang bị cả tên lửa phòng không.
Ngoài việc đặt mua 4 chiếc tàu đổ bộ, tờ Yomiuri Shimbun ngày 1/1 đưa tin, để nhanh chóng đáp ứng chính sách quốc phòng mới, quân đội Trung Quốc đang xem xét tổ chức lại 7 đại quân khu thành 5 đại quân khu.
5 Bộ Tư lệnh đại quân khu được tổ chức mới sẽ chỉ huy hiệp đồng các lực lượng hải – lục – không quân và tên lửa chiến lược trên địa bàn đóng quân của mình, các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc đã nói với Yomiuri.
Việc tổ chức lại các đơn vị chủ lực sẽ đánh dấu một sự thay đổi với định hướng quốc phòng hiện đại, tăng tính cơ động và chỉ huy hiệp đồng giữa các quân binh chủng.
Theo cơ cấu dự kiến, quân đội Trung Quốc dường như nhằm tới mục đích tăng cường khả năng tấn công và đảm bảo uy lực không – hải quân trong tác chiến ở Biển Đông và Hoa Đông, Yomiuri nhận xét.
Những diễn biến căng thẳng trong quan hệ Trung – Nhật khiến cộng đồng quốc tế không thể không quan ngại về một cuộc xung đột quy mô lớn, thậm chí là một cuộc chiến tranh giữa hai siêu cường châu Á.
Chiến tranh có thể nổ ra giữa Trung Quốc và Nhật bất cứ lúc nào nếu tranh cãi kéo dài, Giáo sư Hugh White, chuyên gia hàng đầu về quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Australia nhận định trên tờ Sydney Morning Herald.
Theo Báo Đất Việt
Lãnh đạo Triều Tiên ngợi khen việc loại trừ "thành phần chia rẽ"
Trong thông điệp năm mới được các đài truyền hình và phát thanh phát sóng khắp cả nước, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ngợi khen việc loại trừ "thành phần gây chia rẽ rác rưởi", đồng thời bất ngờ tuyên bố muốn cải thiện mạnh quan hệ với Hàn Quốc.
Ông Jang Song-thaek (trái) đã bị xử tử với tội danh phản bội
Theo BBC, xuất hiện trên truyền hình để đọc thông điệp năm mới, ông Kim khẳng định "những hành động cương quyết" đã củng cố sự đoàn kết của đất nước.
Trước đó hôm 13/12, Triều Tiên đã thông báo việc xử tử ông Jang Song-thaek sau khi kết tội ông này "có hành động phản bội".
Diễn biến này đã làm gia tăng lo ngại về tình hình bất ổn tại quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân này.
Ông Kim Jong-un khẳng định hành động "loại trừ thành phần gây chia rẽ rác rưởi" trong đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền đã giúp củng cố sự đoàn kết của đất nước "100 lần".
"Đảng của chúng ta đã đưa ra quyết định kịp thời và chính xác trong việc loại trừ các thành phần phản đảng, phản cách mạng và củng cố mạnh mẽ sự đoàn kết trong đảng", ông Kim tuyên bố, với hàm ý cáo buộc ông Jang tìm cách tạo dựng thế lực của riêng mình trong đảng.
Ông Jang là chồng của em gái cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, và từng được tin là người bảo vệ cho ông Kim Jong-un khi ông tiếp nhận quyền lực từ cha năm 2011.
Mặc dù là nhân vật quyền lực số hai tại nước này, ông đã bất ngờ bị bắt ngay tại một phiên họp đặc biệt của đảng Lao động Triều Tiên, và bị tước mọi quyền lực trước khi xử tử.
Cũng trong bài phát biểu nhân dịp năm mới, ông Kim đã kêu gọi cải thiện mối quan hệ với Hàn Quốc và tăng cường sức mạnh quân sự.
"Chúng ta sẽ có những nỗ lực quyết liệt để cải thiện mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc", ông Kim nói trong bài phát biểu dài 25 phút. "Hàn Quốc cũng nên chủ động cải thiện mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc".
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, bình luận trên của ông Kim được đưa ra chỉ ít ngày sau khi xuất hiện những lo ngại rằng, Triều Tiên có thể có hành động khiêu khích chống lại Hàn Quốc, nhằm tăng cường sự đoàn kết nội bộ sau vụ thanh trừng ông Jang Song-thaek.
Trước đây, Triều Tiên từng có những hành động khiêu khích như vậy khi trong nước có những bất ổn, nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Hồi tháng 12, Triều Tiên đã đe dọa tấn công Hàn Quốc sau khi nổi giận trước cuộc diễu hành tại Seoul, trong đó một số người biểu tình đã đốt hình nộm của các nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Theo Dantri
Tàu ngầm không người lái tung hoành đại dương Trong lúc các nước đua nhau chế tạo máy bay không người lái thì Mỹ lại tích cực triển khai chương trình tàu lượn ngầm cho các cuộc chiến trong tương lai. Slocum Glider trong một lần thử nghiệm trên biển - Ảnh: US Navy Vẫn đang dẫn đầu về công nghệ máy bay không người lái (UAV) do thám lẫn tấn công,...