Hệ thống cảnh báo thảm họa ở Maui không hoạt động, 80 người chết oan?
Số người chết trong các vụ cháy rừng ở Maui ( Hawaii, Mỹ) đã tăng lên 80, tuy nhiên, con số này có thể tiếp tục tăng khi các đội tìm kiếm với chó nghiệp vụ đang làm việc xuyên ngày đêm để tìm kiếm các thi thể.
Những chiếc xe bị ngọn lửa thiêu cháy bên cạnh bờ biển Maui. Ảnh AP.
Theo Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA), chi phí để xây dựng lại thị trấn nghỉ dưỡng lịch sử Lahaina trên đảo Maui ước tính khoảng 5,5 tỷ USD. Ngọn lửa dữ và lan nhanh thiêu rụi hơn 1.000 tòa nhà và san bằng gần như toàn bộ thị trấn.
Giới chức Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra các hệ thống báo động khẩn cấp của bang Hawaii sau khi có thông tin cho biết một số khu dân cư không hề có báo động. Nhiều người vì quá bất ngờ khi thảm họa ập đến, đã phải nhảy xuống biển để tránh ngọn lửa.
Còi báo động được lắp đặt khắp đảo Maui nhằm cảnh báo về các thảm họa thiên nhiên sắp xảy ra, tuy nhiên, hệ thống này đã không vang lên. Ngoài ra, tình trạng mất điện và mạng di động trên diện rộng đã cản trở các hình thức cảnh báo khác.
Tổng chưởng lý của bang Hawaii, Anne Lopez cho biết, đã tiến hành điều tra về việc ra quyết định ứng phó thảm họa của chính quyền địa phương cả trước và trong khi xảy ra vụ cháy, trong khi Thống đốc Josh Green khẳng định, ông đã chấp thuận tiến hành điều tra về nỗ lực ứng phó thảm họa.
Vụ cháy bùng lên hôm 8/8 trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử Hawaii, vượt qua trận sóng thần năm 1961 giết chết 61 người, một năm sau khi Hawaii trở thành một tiểu bang của Mỹ
Số người thiệt mạng vì cháy rừng tại Hawaii tăng mạnh
Số người thiệt mạng vì cháy rừng tại đảo Maui thuộc bang Hawaii của Mỹ đã tăng lên thành 53 trong khi hàng chục ngàn người đã và sắp được sơ tán.
Chính quyền hạt Maui của bang Hawaii ngày 10.8 thông báo ít nhất 53 người thiệt mạng do đám cháy rừng Lahaina trên đảo, tăng thêm 17 người so với trước đó một ngày, theo CNN.
Một người tại thị trấn Lahaina trên đảo Maui ngày 10.8. Ảnh AFP
Hơn 14.000 người đã được đưa khỏi đảo Maui trong ngày 9.8 và thêm 14.500 người khác dự kiến được sơ tán trước cuối ngày 10.8, Cục Du lịch Hawaii thông báo. Những người được sơ tán sẽ sang các nơi khác ở Hawaii để hoàn tất kỳ nghỉ hoặc về nhà luôn.
Số người thiệt mạng vì cháy rừng tại Hawaii tăng mạnh
Trước đó, Thống đốc Josh Green lấy thảm họa sóng thần năm 1960 làm 61 người chết để làm ví dụ và cảnh báo thảm họa lần này có thể gây thương vong cao hơn mức đó. Thị trấn Lahaina, trung tâm du lịch và kinh tế của phía tây Maui, là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất.
Khói bốc lên từ các đám cháy trong thị trấn Lahaina ngày 10.8. Ảnh REUTERS
Các đám cháy rừng được thổi bùng do gió từ cơn bão Dora đã thiêu rụi hầu hết Lahaina, phá hủy nhiều nhà cửa trong các cộng đồng khác trên đảo. Ngoài đám cháy tại Lahaina còn có 2 đám cháy lớn khác, gồm Pulehu và tại Upcountry. Các quan chức địa phương cho biết tính đến cuối ngày, khoảng 70-80% hai đám cháy đầu tiên đã được khống chế trong khi đám cháy còn lại đang được đánh giá.
Khung cảnh hoang tàn tại Lahaina sau thảm họa cháy rừng. Ảnh REUTERS
Một con tàu bị thiêu rụi ngay trên biển. Ảnh REUTERS
Trước đó, các đám cháy gây cháy nổ các cây xăng, trạm tiếp nhiên liệu cho tàu thuyền, thiêu rụi nhiều tàu. Cư dân trên đảo bị bất ngờ và không kịp thu dọn đồ đạc, một số người phải nhảy xuống biển. Hàng chục ngàn người sống trong cảnh thiếu điện.
Tổng thống Joe Biden đã phê chuẩn việc ban bố thảm họa tại Hawaii để tăng mức viện trợ của liên bang cho các khu vực bị ảnh hưởng. Vị trí biệt lập của hòn đảo được cho là gây khó khăn cho công tác hỗ trợ.
Số người thiệt mạng do cháy rừng ở Hawaii tiếp tục tăng Theo số liệu mới nhất được giới chức bang Hawaii, Mỹ công bố, số trường hợp thiệt mạng do cháy rừng ở đảo nghỉ mát Maui đã lên tới 67 người. Hãng tin Reuters dẫn thông cáo của chính quyền Hạt Maui, Mỹ, cho biết, các nhóm cứu hộ với sự trợ giúp tìm kiếm từ những chú chó nghiệp vụ ngày 11/8...