Hệ sinh thái GD trực tuyến – điểm nhấn cho triết lý giáo dục mở
GD trực tuyến không còn giới hạn là một hệ đào tạo như một số quan niệm trước đây mà dần trở thành một hệ sinh thái, điểm nhấn cho triết lý GD mở tại Việt Nam.
Giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng về số lượng và chất lượng. Ảnh minh họa
Tăng số lượng lẫn chất lượng
TS Trương Tiến Tùng – Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Hà Nội, một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến tại Việt Nam khẳng định: Dạy truyền thống tập trung được thay thế cho phân tán với ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) một cách triệt để.
Người học từ tiếp cận thuyết giảng nay chuyển sang tự học theo định hướng của người dạy với tài nguyên số ngày một tăng. Người dạy cũng phải thay đổi từ thuyết giảng giáp mặt sang cung cấp các nội dung số cho người học và hướng dẫn họ tìm kiếm tài nguyên số phục vụ cho quá trình học tập.
Tại Việt Nam, GD trực tuyến có từ nhiều năm nay, với sự gia tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực hiện dạy học trực tuyến nói chung, trong bối cảnh dịch Covid-19 nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập.
Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Phạm Đức Quang – Viện Khoa học GD Việt Nam nhấn mạnh: Để dạy học trực tuyến đạt chất lượng, hiệu quả cần phải tiếp cận tổng thể. Nhiều nhà khoa học, GD đã đề cập đến Hệ sinh thái GD trực tuyến (HSTGDTT).
HSTGDTT là một HSTGD dựa trên nền tảng công nghệ số (E-learning), hướng đến nguyện vọng, nhu cầu đa dạng của mọi người học và chủ yếu triển khai theo phương thức GD từ xa. Với ưu điểm và thế mạnh của công nghệ, HSTGDTT được kỳ vọng là phương thức đổi mới toàn diện GD trên toàn thế giới.
Việt Nam đã tiếp cận HSTGDTT và bước đầu có mô hình như HSTGD thông minh Smart Education. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu ban đầu có được, thực tế cho thấy còn nhiều vấn đề liên quan cần cải thiện, nhất là về cách thức quản lý, tổ chức thực hiện, chính sách đầu tư, đội ngũ….
Video đang HOT
Người học đã và đang tiếp cận tốt với phương pháp và hệ sinh thái GD mới. Ảnh minh họa
Ông Quang cho biết: Các bậc cha mẹ, nhà GD, nhà hoạch định chính sách và người học bày tỏ một số lo ngại tiềm ẩn khi học trực tuyến. Cụ thể, do học tập trực tuyến trên nền tảng công nghệ nên người học có thể cô lập, ảnh hưởng cản trở sự phát triển tình cảm, xã hội, giao tiếp và thể chất.
Không phải ai cũng biết cách học và sẽ phát triển nhờ tự học, tự định hướng việc học. Mỗi người sẽ học với phong cách học tập khác nhau và không phải ai cũng phù hợp với GD trực tuyến. Công nghệ sẽ dần làm mất đi những ưu điểm của GD truyền thống, điển hình là tương tác trực tiếp.
“Một bộ phận giáo viên hay các nhà GD, nhất là những giáo viên đã lớn tuổi không biết dùng máy tính, không biết cách tạo lớp học ảo… nên không thể tự tổ chức lớp học online. Mặt khác, rất khó để đánh giá chất lượng của tài liệu GD hay bài giảng trực tuyến và chất lượng người học sau khi học”, PGS.TS Phạm Đức Quang bày tỏ băn khoăn.
Bước đột phá quan trọng của GD
Đề xuất xây dựng HSTGDTT, PGS.TS Phạm Đức Quang kiến nghị cần bảo đảm cơ sở vật chất và điều kiện cho HSTGDTT như xây dựng nền tảng điện toán đám mây, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, ứng dụng Big data…
Về chất lượng GD trực tuyến, điều đầu tiên cần quan tâm khi xây dựng một bộ tiêu chuẩn chất lượng GD trực tuyến là chọn hướng tiếp cận. Nên kết hợp cấu trúc của tiêu chuẩn đào tạo từ xa hay dạy học trực tuyến với các tiêu chuẩn OEQF và ISO/IEC 40180 để tạo thành một khung tiêu chuẩn Việt Nam.
PGS.TS Chu Cẩm Thơ – Viện Khoa học GD Việt Nam nhấn mạnh: Để trực tuyến trở thành hình thức học chính thức, ngang hàng và hỗ trợ học trực tiếp cần đặt ra những yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cho nội dung dạy học trực tuyến. Về kỹ thuật, cơ sở vật chất hạ tầng thiết bị, đường truyền Internet, phần mềm học tập được trang bị, hỗ trợ đầy đủ, ổn định.
Dạy học trực tuyến là xu thế bắt buộc của nền giáo dục hiện đại.
Giáo viên cần được tập huấn về dạy học chương trình phân hóa trong thiết kế nội dung đồng thời tương thích với phần mềm dạy học. Cần có phần mềm quản lý hệ thống tích hợp với phần mềm môn học để có thể đánh giá quá trình học tập, quản lý giảng dạy giúp việc học có thể được triển khai ở nhiều cấp độ: Học với máy, học có hướng dẫn của giáo viên, học trong xã hội học tập.
Chỉ khi có sự chuẩn bị tốt, nội dung dạy học đạt được những yêu cầu, dạy học trực tuyến mới bảo đảm chất lượng, hiệu quả học tập; đồng thời đó là điều kiện để xác thực, chính thức hóa việc học tập này, xây dựng một hệ sinh thái GD trực tuyến hiệu quả.
PGS.TS Nguyễn Mai Hương – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Mở Hà Nội khẳng định: Để triển khai HSTGDTT cần thay đổi nhận thức về vai trò, vị trí của phương thức GD này trong hệ thống GD quốc dân. Đặc biệt, phải hiểu đúng và đầy đủ về bản chất, yêu cầu của phương thức GD trực tuyến.
Từ đó, có cơ chế, chính sách phù hợp và chú trọng tới công tác quản lý chất lượng đào tạo và việc công nhận văn bằng để HSTGDTT được phát triển lành mạnh, bền vững trong hệ sinh thái GD chung và cùng hướng tới sự phát triển của nền GD Việt Nam trong tương lai.
Cần thực hiện tốt và đa dạng hoá công tác thông tin, truyền thông về GD trực tuyến nhằm triển khai chuẩn mực quá trình GD, đồng thời tạo sự đồng thuận, giữa cơ quan quản lý, nhà trường và xã hội, từ đó tạo những điều kiện thuận lợi để các thành tố của HSTGDTT tăng trưởng và phát triển.
Đào tạo trực tuyến cần được nhìn nhận như một phương thức cần thiết, xu thế tất yếu và thậm chí là bước đột phá quan trọng của GD trong bối cảnh của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0. – PGS.TS Nguyễn Mai Hương
Điểm cao chưa chắc bằng "chiến thuật" giỏi
Từ ngày 19/9, thí sinh bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (bằng phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu). Các em không nên quá lo lắng về điểm cao hay điểm thấp, quan trọng là có "chiến thuật" để điều chỉnh nguyện vọng trúng và đúng với sở nguyện của mình.
Thí sinh dự thi môn Ngữ văn - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh: Thế Đại
Không nên quá lo lắng
Theo TS Trương Tiến Tùng - Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội, khi biết kết quả thi tốt nghiệp THPT, việc đầu tiên là các em thật bình tĩnh. Kết quả thi không thể thay đổi được, nhưng lựa chọn ngành nghề và trường học thì có thể điều chỉnh. Vì vậy, điểm cao - hay thấp không phải là vấn đề quá quan trọng, bởi "dễ người dễ ta và khó người khó ta". Thay vì hân hoan khi đạt điểm cao, hay hụt hẫng, tiếc nuối vì điểm thi không được như mong muốn, thì các em nên xây dựng "chiến thuật" để điều chỉnh hoặc bổ sung nguyện vọng đăng ký xét tuyển. Bởi đôi khi, điểm cao chưa chắc bằng "chiến thuật" giỏi.
TS Trương Tiến Tùng chia sẻ, nếu mong muốn học ngành nghề nào thì các em hãy đặt nguyện vọng vào ngành nghề đó ở mức độ ưu tiên cao hơn. Hiện nay, việc sở hữu nhiều tấm bằng đại học để có được vị trí công việc tốt hơn đang là lựa chọn của nhiều sinh viên. Các em có thể lựa chọn ngành học, mà ở đó có thể học song song một ngành khác để bổ trợ. Ví dụ: Quản trị kinh doanh và Luật; Công nghệ Thông tin và Tiếng Anh; Du lịch và Tiếng Trung Quốc - Tiếng Anh; Công nghệ Sinh học và Tự động hóa...
"Trong một ngành học có các mức độ yêu cầu đầu vào khác nhau, do đó, các em nên xác định theo hướng: Nghiên cứu, tổ chức công việc, thực hành công việc. Phương thức học cũng được phân chia theo các mức độ yêu cầu đầu vào khác nhau. Do vậy, các em có thể lựa chọn các ngành xét theo học bạ hoặc xét tuyển ngành đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến.
Quan trọng nhất là được làm việc mà mình yêu thích và cống hiến sức lao động cho xã hội. Vì thế, cần xem xét thật kỹ bản thân phù hợp mức độ nào trong ngành học, trường học và phương thức đào tạo nào, yếu tố gia đình. Thứ nữa là việc làm sau khi ra trường. Đó là những vấn đề mà các em nên quan tâm trước khi quyết định điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển" - TS Trương Tiến Tùng khuyến cáo.
Thí sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp năm 2020. Ảnh: Sỹ Điền
"Rốt-đa" cho kế hoạch điều chỉnh nguyện vọng
Đồng quan điểm, TS Lê Xuân Thành - Trưởng phòng Công tác chính trị - Sinh viên, Trường ĐH Mỏ Địa chất (Hà Nội) cho rằng: Thời điểm này, thí sinh tạm gác lại chuyện điểm cao, hay thấp. Bởi các em vẫn còn quyền điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển của mình. Vì thế, điều cần quan tâm lúc này là, các em nghiên cứu và tính toán thật kỹ các ngành nghề mà mình yêu thích, sau đó đối chiếu với số điểm để có lựa chọn phù hợp nhất.
Các em có thể áp dụng phương thức "2 ". Nghĩa là: Lấy tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp mà mình dự định xét tuyển, sau đó cộng với 2. Nếu tổng điểm cao hơn 3 điểm so với điểm chuẩn của năm 2019 đồng nghĩa bạn đang ở ngưỡng an toàn, cơ hội trúng tuyển sẽ cao. Nếu tổng điểm bằng hoặc thấp hơn so với điểm chuẩn của năm trước, bạn cần tính toán lại để có kế hoạch điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển.
"Các em có quyền điều chỉnh một lần theo phương thức trực tuyến hoặc bằng phiếu tất cả nguyện vọng mà em muốn thay đổi như: Tổ hợp xét tuyển, ngành học, trường học, thứ tự nguyện vọng, bỏ bớt hay tăng thêm nguyên vọng... Vì thế, dù là điểm cao hay thấp không phải là vấn đề quá quan trọng, các em hoàn toàn có thể thay đổi nguyện vọng của mình (nếu cần) và hãy tính toán thật kỹ để có lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, các em không nên điều chỉnh hoặc bổ sung quá nhiều nguyện vọng" - TS Lê Xuân Thành chia sẻ.
Theo số liệu của Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), thời gian qua, khi cho phép thí sinh đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, hầu hết các em trúng tuyển và nhập học với 3 nguyện vọng đầu tiên trong lần xét tuyển đợt 1. Số thí sinh trúng tuyển trong những đợt xét tuyển lần 3, 4, 5 chiếm tỷ lệ rất ít. Vì thế, dù có những thí sinh đăng ký tới hàng chục nguyện vọng, nhưng nếu đã trúng tuyển nguyện vọng 1, 2 thì sẽ không sử dụng tới nguyện vọng thứ 3, 4 nữa.
Theo khuyến cáo của Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), các em cần xác định được nguyện vọng 1, 2 là nguyện vọng chính, quan trọng nhất, phù hợp với năng lực và mong muốn của mình. Các em đã có 3 năm THPT để suy nghĩ lựa chọn và tập trung học tập, ôn thi cho ngành nghề phù hợp với khả năng, sở trường, thế mạnh, phù hợp với các điều kiện về kinh tế, sức khỏe, gia đình... của mình.
Vì thế, chọn ngành, chọn trường... không nên là câu chuyện của thời gian này. Căn cứ vào điểm thi của mình, các em có thể điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng nếu thấy cần thiết. Quá trình xét tuyển không phân biệt nguyện vọng 1, nguyện vọng 2. Thứ tự nguyện vọng chỉ phân biệt đối với thí sinh ở cuối danh sách cùng điểm thi và sẽ ưu tiên nguyện vọng cao hơn. Thí sinh có thể đăng ký nhiều nguyện vọng và các nguyện vọng được xếp thứ tự từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là ưu tiên cao nhất).
Theo TS Cao Xuân Liễu -Trưởng phòng Đào tạo (Học viện Quản lý Giáo dục), khi điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh cần cân nhắc giữa sở thích với điểm thi của mình. Nên chú ý tới các thống kê về phổ điểm hơn là quan tâm đến từng môn thi của tổ hợp xét tuyển. Các em nên lựa chọn ngành mình yêu thích và phù hợp với mức điểm của mình đạt được. Đừng cố đăng ký vào trường tốp đầu nếu như điểm số của mình không thuộc ngưỡng an toàn, vì như vậy các em có thể gặp rủi ro.
Điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm và sức khỏe dự báo sẽ tăng hơn so với năm trước Theo các chuyên gia, điểm chuẩn nhóm ngành sư phạm và sức khỏe dự báo sẽ tăng hơn so với năm trước; đặc biệt ngành sư phạm mầm non và tiểu học có thể sẽ cao hơn so với các ngành sư phạm khác. Trao đổi với Giaoducthoidai.vn, TS Trương Tiến Tùng, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội cho rằng, để có...