Hệ quả kinh tế từ việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát
Đối mặt với lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ qua, các ngân hàng trung ương của Mỹ, khu vực sử dụng đồng Euro và Anh đều tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.
Chính sách tiền tệ thay đổi lập tức có tác động lớn đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như ảnh hưởng đến các nền kinh tế yếu hơn.
Đồng tiền giấy mệnh giá 100 USD ở Washington DC. Ảnh: THX/TTXVN
Ngày 15/6, Ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ ( FED) thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm % – mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994, trong khi Ngân hàng Anh (ngân hàng trung ương của Vương quốc Anh) cũng dự kiến sẽ tăng lãi suất lần thứ 5 liên tiếp trong ngày 16/6.
Video đang HOT
Trước hết, lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí đi vay của các ngân hàng và đối tượng phải gánh những chi phí đó là doanh nghiệp, người tiêu dùng và thậm chí là Chính phủ. Trong khi những người gửi tiền tiết kiệm lại được hưởng lời từ lãi suất tăng nhưng lãi suất tiết kiệm phần lớn vẫn thấp hơn tỷ lệ lạm phát.
Chi phí đi vay ở mức cao sẽ làm chậm lại hoạt động vay nợ, dẫn đến đình trệ trong hoạt động kinh tế. Điều này sau cùng sẽ làm chậm sự gia tăng lạm phát – mục tiêu mà các ngân hàng trung ương hướng tới.
Trong khi đó, tỷ lệ lãi suất cao ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ. Cụ thể, sau khi FED tăng lãi suất, đồng USD tăng giá hơn so với đồng Euro. Đồng bạc Xanh có giá sẽ hỗ trợ nhập khẩu giúp người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi về giá, song lại ảnh hưởng tiêu cực đến hàng hóa Mỹ bán ra nước ngoài vì giá tăng. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động.
Ở chiều ngược lại, đồng nội tệ của Anh và khu vực sử dụng đồng euro ở mức yếu hơn đồng USD. Các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải chịu chi phí tăng cao, đặc biệt các doanh nghiệp nhập khẩu dầu, do giao dịch thanh toán được thực hiện bằng đồng USD. Tuy nhiên, xuất khẩu của các nước này lại được hỗ trợ và sẽ hỗ trợ thị trường việc làm tại các nước này.
Việc Mỹ tăng lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng đến lãi suất đi vay dành cho các nền kinh tế mới nổi – những nước đang vay nợ nước ngoài, bởi bên cho vay sẽ yêu cầu khoản lợi nhuận cao hơn khoản mà họ có thể thu được từ hoạt động đầu tư an toàn hơn tại Mỹ, từ đó cũng thu hẹp nguồn quỹ cho vay. Điều này có thể nhanh chóng làm cạn kiệt ngân sách của các thị trường mới nổi, vốn cũng đối mặt sức ép về giá cả năng lượng và chi phí nhập khẩu lương thực gia tăng do đại dịch COVID-19 và xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ông Eric Dor, người đứng đầu chuyên ngành kinh tế thuộc trường Quản trị IESEG của Pháp, cho rằng biện pháp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát không được hoan nghênh tại các nước đang gặp nhiều khó khăn như Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Argentina hoặc Sri Lankam, bởi biện pháp này sẽ khiến giá cả mọi hàng hóa leo thang và khiến các dòng vốn đầu tư chảy vào Mỹ. Điều này càng gây thêm khó khăn cho các nước đang vay nợ nước ngoài, thậm chí không loại trừ khả năng xảy ra khủng hoảng kinh tế và gián đoạn thị trường ở các nước này.
Giá trị đồng euro giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua
Ngày 12/5, giá trị của đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua khi 1 euro chỉ đổi được 1,0389 USD.
Biến động này diễn ra tại thời điểm "đồng bạc xanh" tăng giá nhờ được coi là kênh trú ẩn an toàn cũng như nhờ quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Trước đó cùng ngày, giữa bối cảnh biên độ thu hẹp lạm phát của Mỹ thấp hơn dự kiến của thị trường trong tháng 4/2022, chỉ số đồng USD - thước đo diễn biến đồng bạc xanh so với sáu đồng tiền chủ chốt - đã tăng khoảng 0,1%, lên 104,22 (điểm), chạm mức cao nhất kể từ tháng 12/2002.
"Đồng bạc xanh" đã nhận được sự hỗ trợ trong bối cảnh một mặt thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc do nhà đầu tư lo ngại các ngân hàng trung ương đang chậm trễ trong việc kiềm chế đà tăng mạnh của giá tiêu dùng, mặt khác triển vọng tăng trưởng kinh tế đang đối diện với rủi ro từ lệnh phong tỏa xã hội nghiêm ngặt kéo dài của Trung Quốc nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Đồng bảng Anh, đồng đôla Australia (AUD) và đôla New Zealand (NZD) cũng đồng loạt giảm trong ngày 12/5, khi các vấn đề liên quan tới Brexit "nóng" trở lại. Trong khi đó, đồng yen của Nhật Bản tiếp tục nhận được hỗ trợ từ việc lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn giảm từ mức đỉnh nhiều năm (trên 3,2%) vào đầu tuần này. Đồng tiền của Nhật Bản đã tăng thêm khoảng 0,2% trong ngày 12/5, lên 129,67 yen/USD, rời khỏi mức thấp nhất hơn hai thập kỷ là 131,35 yen/USD ghi nhận vào ngày 9/5, giữa lúc lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản giảm xuống mức thấp nhất trong hai tuần là 2,862%.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất mạnh nhất trong gần 30 năm qua Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã công bố mức tăng lãi suất mạnh nhất trong gần 30 năm qua, nâng lãi suất đi vay cơ bản 0,75% từ ngày 15/6 khi nước này đang phải chống lạm phát gia tăng. Trụ sở Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại Washington, DC. Ảnh: THX/TTXVN Ủy ban Thị trường Mở...