“Hệ miễn dịch – Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người”: Cuốn sách ai cũng nên đọc giữa thời dịch bệnh
“ Nâng cao sức đề kháng” là một trong những thông điệp được Nhà nước và các cơ quan chức năng, các chuyên gia liên tục nhắc đến trong thời gian này, khi dịch cúm Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và các nhà khoa học vẫn chưa điều chế được một loại thuốc điều trị bệnh hiệu quả.
Ảnh minh họa
Trong bối cảnh này, “ Hệ miễn dịch – Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người” chính là một cuốn sách mà bạn nên đọc để có được hiểu biết đầy đủ, cũng như những quyết định sáng suốt nhất trong việc nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu.
Cuốn sách Hệ miễn dịch- Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người là tác phẩm của Daniel M. Davis, Giáo sư ngành miễn dịch học Đại học Manchester, Anh. Cuốn sách từng được đề cử cho giải thưởng sách khoa học năm 2018 của Hiệp hội Hoàng gia London và được rất nhiều nhà khoa học và các tờ báo lớn trên thế giới đánh giá cao.
Video đang HOT
Cuốn sách được chia ra làm hai phần: Phần đầu tiên giải thích những khái niệm cơ bản về sức đề kháng, đồng thời kể về hành trình khám phá ra các tế bào cùng các cơ chế phức tạp trong hệ miễn dịch của các nhà khoa học. Với nhiều kiến thức và thuật ngữ chuyên ngành, như là tên gọi của các gen và chuỗi protein, có thể bạn sẽ không đọc nhanh được phần này, vì cần phải có thời gian để hiểu và ghi nhớ các khái niệm đó. Nhưng một khi vượt qua được thách thức đó, phần thưởng cho bạn – là sự hiểu biết toàn diện về hệ miễn dịch của cơ thể người – rất đáng kể.
Phần thứ hai đề cập của cuốn sách đến những nghiên cứu hiện đại liên quan đến những tác nhân khác nhau gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của chúng ta, ví dụ như: chu trình tuần hoàn của ngày và đêm, sự căng thẳng, thay đổi sinh lý và quá trình lão hóa… Từ đó tác giả sẽ chỉ cho chúng ta cách chiến đấu với bệnh tật một cách hiệu quả hơn. Ví dụ, có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, việc tiêm phòng vắc xin vào những thời điểm khác nhau trong ngày có thể có mức độ hiệu quả khác nhau. Hay như cách stress gây ảnh hưởng tiêu cực đến cách phòng vệ của cơ thể; trong khi việc tươi cười lại tạo ra ảnh hưởng vô cùng tích cực đến sức đề kháng…
Trong phần này của cuốn sách Hệ miễn dịch, tác giả Davis đồng thời cho biết việc hiểu rõ hơn về hệ miễn dịch có thể ảnh hưởng đến ngành y dược trong tương lai, đặc biệt trong cuộc chiến chống lại bệnh ung thư và các căn bệnh gây ra do các phản ứng bất thường của hệ miễn dịch như: bệnh thấp khớp, lupus ban đỏ…
Cuốn sách còn nhắc đến một mối đe dọa có thật mà loài người có thể phải đối mặt trong tương lai không xa: Với tình trạng biến đổi khí hậu, những xác người chết mang mầm bệnh đã bị diệt trừ từ quá khứ sẽ lộ ra từ lớp băng vĩnh cửu, tiếp tục gieo rắc lại những căn bệnh kinh hoàng cho con người. Và hơn hết, con người nên dành thời gian tìm hiểu về những hàng rào bảo vệ mà sự tiến hóa đã cung cấp cho chúng ta để tăng cường nó, bởi cuộc chiến vì dịch bệnh là vô tận. So với phần một, các nội dung được tác giả trình bày trong phần hai của cuốn sách khá dễ hiểu, hấp dẫn; bạn có thể dễ dàng đọc xong trong khoảng 2 ngày.
Thực tế, sự tiến hóa đã và đang được trèo lái bằng cách cá thể này triệt tiêu cá thể khác để phát triển. Những tác nhân như chiến tranh, nạn đói, súng đạn, thuốc phiện … đều không nằm trong danh sách 10 tác nhân gây chết chóc kinh hoàng nhất trong lịch sử loài người. Những mãnh thú to lớn có thể ngốn ngấu cơ thể bạn như sư tử, hổ và gấu cũng không thể lọt vào danh sách này. Những mối đe dọa đáng gờm nhất trong lịch sử loài người như sốt rét, các loại dịch bệnh: bệnh cúm Tây Ban Nha lịch sử, bệnh tả, lao phổi, HIV/Aids, bệnh đậu mùa … lại được gây ra bởi những tác nhân vô cùng nhỏ bé.
Những công cụ của Thần Chết này đã định hướng trực tiếp cho sự phát triển của một trong những đặc điểm sinh học lâu nay bị coi nhẹ nhất của con người: hệ miễn dịch của chúng ta. Vì vậy cuốn sách Hệ miễn dịch- Khám phá cơ chế tự phòng, chữa bệnh của cơ thể người của Daniel Davis mang trong mình sứ mệnh giúp bạn đọc nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của hệ miễn dịch trong cơ thể, là một cuốn cẩm nang chỉ dẫn vô cùng hữu ích cho nhân loại trong cuộc chiến vô tận với dịch bệnh, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay.
“Một cuốn sách tuyệt vời của một người kể chuyện và cũng là nhà khoa học tài ba, xem xét quá khứ và tương lai của khả năng chống lại bệnh tật và tự chữa lành của cơ thể…” – Adam Rutherford, Guardian
“Davis để lại cho độc giả một lời nhắc nhở rằng, đối với tất cả những tiến bộ khoa học được mô tả trong cuốn sách, hệ miễn dịch của con người vẫn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ loại thuốc nào chúng ta đã nghĩ ra… (vấn đề là làm sao chúng ta có thể nâng cao và tận hưởng được điều đó cho cuộc sống của chính mình)” – Publishers Weekly
Lô Giang
Tại sao có người nhiễm Covid-19 thì bị bệnh, có người không bị bệnh?
Khi bị nhiễm mầm bệnh, một người có bị bệnh hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố từ mầm bệnh và các yếu tố từ người bị nhiễm mầm bệnh.
Bị bệnh hay không là kết quả của cuộc chiến giữa mầm bệnh và con người, nếu mầm bệnh thắng thì người đó sẽ bị bệnh.
Cùng một người nhưng nếu bị nhiễm với số lượng virus ít và độc lực của virus thấp có thể sẽ không phát thành bệnh; cùng lượng virus nhưng khả năng đề kháng chống virus của mỗi người khác nhau, trong đó người có sức đề kháng tốt có thể không bị bệnh. Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ bản thân hạn chế lây nhiễm mầm bệnh, luyện tập làm tăng sức đề kháng chung cũng góp phần phòng, chống bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng.
Trung tâm bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng An ninh tỉnh Khánh Hòa, nơi cách ly 120 trường hợp. Ảnh: qdnd.vn.
Người bị bệnh do Covid-19 một lần đã khỏi có thể có hoặc không bị lại bệnh này, tùy theo từng điều kiện nhất định. Nếu Covid-19 tạo được miễn dịch bền vững như virus sởi hoặc quai bị thì không bị lại; tuy nhiên điều này chưa thể khẳng định được vì còn quá sớm. Nếu miễn dịch không bền vững, trong giai đoạn đầu mới khỏi bệnh, lượng kháng thể đủ mạnh thì có thể không bị lại, nhưng đến giai đoạn sau, lượng kháng thể đặc hiệu mất dần đi thì vẫn có thể bị lại. Trong trường hợp này thì cần sử dụng vắc-xin để khôi phục lại khả năng đề kháng chống virus.
NGỌC ANH (theo Sổ tay "100 câu hỏi - đáp về dịch bệnh Covid-19" của Học viện Quân y)
Đừng tích trữ mỳ gói, đồ hộp, bác sĩ bật mí 5 loại thực phẩm cần mua trong mùa dịch Bác sĩ nhấn mạnh, những loại rau củ có màu sắc đều có giá trị dinh dưỡng và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hiện nay, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến người dân hoang mang, chạy đến siêu thị mua giấy vệ sinh, mỳ gói, đồ hộp. Trước thực trạng này, bác sĩ đã chia sẻ thực đơn gồm những thực...