Hệ lụy từ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nhà nghiên cứu thuộc Đại học Cambridge cảnh báo những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang góp phần làm suy yếu luật pháp quốc tế.
Toàn cảnh đá Xu Bi bị Trung Quốc chiếm đóng và biến thành đảo nhân tạo Ảnh Reuters
Viện Brookings (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu mới của chuyên gia Lynn Kuok thuộc Đại học Cambridge (Anh) với tựa đề How China’s actions in the South China Sea undermine rule of law (tạm dịch: Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông làm suy yếu pháp quyền ra sao). Trong đó, bà Kuok vạch trần những hành động Trung Quốc tiến hành để theo đuổi những yêu sách về biển và củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông, đồng thời đưa ra đề xuất nhằm ngăn chặn nguy cơ nước này kiểm soát khu vực.
Trong nghiên cứu, chuyên gia Kuok nhắc lại việc Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết ngày 12.7.2016 của Tòa trọng tài quốc tế, trong đó bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc. Khoảng một năm sau đó, khi sự chú ý của cộng đồng quốc tế đối với phán quyết giảm dần, Trung Quốc bắt đầu tăng cường thêm những hoạt động nhằm củng cố yêu sách phi lý và sự kiểm soát xung quanh các thực thể ở Biển Đông với nhiều hình thức khác nhau. Hình thức đầu tiên bà Kuok đề cập là “xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước ven biển”, trong đó nhắc lại vụ nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc vi phạm EEZ và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến gần cuối tháng 10. Ngoài ra, Trung Quốc gia tăng hiện diện tại những thực thể nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông. Trong 6 tháng đầu năm nay, hàng trăm tàu hải quân, hải cảnh và dân quân biển của Trung Quốc hoạt động gần đảo Thị Tứ, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Philippines kiểm soát.
Chưa hết, Trung Quốc còn phản đối tàu chiến của Mỹ và một số nước khác thực hiện quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. “Hành vi này không phù hợp với các quyền lợi biển và tự do được hưởng theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) mà Trung Quốc đã phê chuẩn vào năm 1996″, chuyên gia Kuok khẳng định. Cũng theo bà Kuok, Trung Quốc tiếp tục củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý của nước này một cách hung hăng. Từ tháng 12.2013, Trung Quốc bắt đầu hoạt động bồi đắp, biến những thực thể nước này chiếm đóng phi pháp ở Biển Đông thành đảo nhân đạo. Bà Kuok lưu ý trong năm 2018, Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp: trong tháng 4 điều tên lửa diệt hạm và phòng không đến 3 đá Chữ Thập, Vành Khăn, Xu Bi thuộc Trường Sa nhưng bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo. Đến tháng 5, Trung Quốc ngang nhiên cho oanh tạc cơ đáp xuống đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Một số chuyên gia cho rằng những tiền đồn và vũ khí trên các đảo nhân tạo phi pháp dễ trở thành mục tiêu bị tấn công của chiến hạm, tàu ngầm và chiến đấu cơ của Mỹ. Trong khi đó, bà Kuok nhận định Trung Quốc đang tạo lợi thế quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột và đặc biệt là lợi thế phi quân sự trong những viễn cảnh chưa xảy ra xung đột, bằng cách cản trở các bên tranh chấp khác quyết liệt chống lại sự xâm phạm của Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy vậy, theo bà, các nước trong và ngoài khu vực đã và đang có những hành động để đối phó với mưu đồ kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc và các hoạt động đó cần tiếp tục được phát huy.
Trong cuộc gặp ở Manila hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana và người đồng cấp Mỹ Mark Esper đã cam kết duy trì tự do lưu thông ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết các tranh chấp theo Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS 1982), theo tờ The Philippine Star. Trước đó ngày 18.11, trong chuyến thăm Ấn Độ, Tham mưu trưởng hải quân Pháp Christophe Prazuck cho hay lực lượng này điều tàu đến Biển Đông 6 – 10 lần/năm vì luật biển quốc tế ở khu vực “đang gặp nguy cơ”, theo Hãng tin PTI. Ông Prazuck còn nhấn mạnh hải quân Pháp sẽ tiếp tục đến Biển Đông để ủng hộ tự do hàng hải.
Video đang HOT
Theo thanhnien.com.vn
Điểm yếu lớn nhất của các căn cứ Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông
Những năm qua, Trung Quốc không ngừng cải tạo đảo nhân tạo trái phép, đưa vũ khí ra Biển Đông nhưng các chuyên gia cho rằng, một khi xung đột nổ ra, những nỗ lực của Trung Quốc sẽ trở nên "công cốc".
Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc.
Trong giai đoạn Thế chiến 2, Nhật Bản nhận ra việc kiểm tra các chuỗi đảo ở Thái Bình Dương mang ý nghĩa chiến lược. Nhưng cuối cùng, chính những hòn đảo này lại trở thành gánh nặng cho Nhật Bản khi Mỹ và đồng minh tập trung lực lượng đánh chiếm từng hòn đảo.
Ngày nay, Trung Quốc không ngừng cải tạo đảo nhân tạo trái phép, đưa vũ khí ra Biển Đông, nhưng nếu chiến tranh nổ ra, kết cục không mấy khác biệt, theo National Interest.
Các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông chủ yếu nằm ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam. Ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc chiếm đóng trái phép và xây sân bay tại đá Chữ thập, đá Subi, đá Vành Khăn, cùng với các cơ sở phục vụ tên lửa, trạm radar ở các đảo nhỏ khác.
Ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc xây đường băng quân sự trên đảo đảo Phú Lâm, với trạm radar và bãi đáp trực thăng ở nhiều nơi khác.
Các căn cứ lớn Trung Quốc xây dựng trái phép đều có thể là nơi tập kết chiến đấu cơ, với tầm bắn tên lửa bao quát khắp khu vực.
Tàu Trung Quốc xuất hiện trái phép trong các vùng nước xung quanh đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Tên lửa Trung Quốc đưa ra Biển Đông bao gồm tên lửa phòng không như HQ-9, tên lửa hành trình phóng từ đất liền. Trong thời chiến, câu hỏi đặt ra là các tổ hợp tên lửa này tồn tại được trong bao lâu.
Thông thường, các tên lửa có thể được ngụy trang trong rừng, giấu trong đồi, núi, nhưng ở Biển Đông không có nơi nào che giấu được vũ khí như vậy, ngay cả các cơ sở phòng thủ do Trung Quốc xây dựng trái phép cũng không thể chống đỡ được các đợt tấn công, theo NI.
Duy trì tên lửa tại các đảo ở Biển Đông cũng là thách thức lớn vì cần đến mạng lưới cung cấp thường xuyên nhiên liệu, năng lượng và đạn dược.
Các sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông, giúp Bắc Kinh dễ dàng xác định vị trí mục tiêu nhờ các máy bay cảnh báo sớm. Nhưng trong thời chiến, các sân bay có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa bằng tên lửa tầm xa và bom thông minh. Trung Quốc cũng khó có thể sửa chữa các sân bay vì cần vật liệu và thiết bị chuyên dụng, dù rằng Trung Quốc có thể tính đến khả năng sân bay bị máy bay Mỹ dội bom, theo NI.
Tương tự, các tổ hợp radar được coi là "tai mắt" của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dễ dàng bị vô hiệu hóa, dù rằng thiệt hại sẽ không quá lớn, so với những gì Mỹ và đồng minh phải bỏ ra để tấn công.
Lính hải quân Trung Quốc.
Nhìn chung, toàn bộ năng lực quân sự của trên đảo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông đều phụ thuộc vào liên lạc với đại lục. Một khi bị cô lập, các hòn đảo Trung Quốc tốn công xây dựng sẽ sụp đổ trong thời gian ngắn.
Trong quá khứ, các thành trì kiên cố được coi là thách thức đối với bất cứ tàu chiến nào. Nhưng công nghệ ngày nay đã đạt đến mức độ toàn bộ căn cứ quân sự bị phơi bày bởi vệ tinh.
Những hòn đảo không còn là "pháo đài bất khả xâm phạm" từ khi tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo xuất hiện.
Có thể nói, các đảo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt quân sự mà mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn. Ở thời bình, các hòn đảo có thể khiến hoạt động tuần tra tự do hàng hải của Mỹ gặp khó khăn. Nhưng trong thời chiến, không quân và hải quân Mỹ hoàn toàn có thể đè bẹp các đảo Trung Quốc tốn công xây dựng.
Theo danviet
Việt Nam nắm công lý trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc thì không! Vấn đề pháp lý chính là 'tử huyệt' của Trung Quốc ở Biển Đông bởi yêu sách của Bắc Kinh với gần như toàn bộ vùng biển này là hoàn toàn phi lý. Kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế, đó là một trong những gợi ý được nhiều chuyên gia nhắc tới trong bối cảnh Trung Quốc từ hồi đầu tháng...