Hệ lụy sức khỏe khi trẻ thiếu hụt vitamin K2
Thiếu vitamin K2 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở tr.ẻ e.m, đặc biệt là đối với việc hấp thụ canxi.
Việc bổ sung vitamin K2 đầy đủ sẽ giúp trẻ nắm bắt được ‘giai đoạn vàng’ phát triển hệ xương.
Vitamin K2 – dưỡng chất cần thiết hỗ trợ phát triển xương
Theo nghiên cứu của Agnieszka cùng cộng sự trên tạp chí Khoa học Children (Basel) năm 2022, Vitamin K2 có khả năng kích hoạt Osteocalcin, một loại protein giúp điều hướng canxi từ má.u vào xương và răng. Nhờ đó, vitamin K2 giúp đảm bảo canxi được sử dụng đúng cách trong quá trình hình thành và duy trì sức khỏe của xương.
Thiếu vitamin K2 có ảnh hưởng tới sự phát triển của xương. Ảnh: Pexels
Khi cơ thể thiếu vitamin K2, Osteocalcin không được kích hoạt, dẫn đến canxi không được đưa vào xương một cách hiệu quả, gây nguy cơ rối loạn chuyển hóa canxi. Ở tr.ẻ e.m, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh, thiếu vitamin K2 có thể cản trở sự phát triển xương tối ưu. Kết quả là trẻ dễ gặp phải các vấn đề như xương mềm, dễ gãy, tăng nguy cơ biến dạng xương, còi xương.
Nếu tình trạng thiếu hụt vitamin K2 kéo dài, trẻ có thể bị chậm phát triển chiều cao, xương dễ bị gãy và có nguy cơ mắc bệnh loãng xương khi lớn lên.
Kết hợp vitamin D3 cùng vitamin K2 hỗ trợ hấp thu canxi
Vitamin D3 giúp hấp thụ canxi từ ruột vào má.u, còn vitamin K2 giúp vận chuyển canxi từ má.u vào xương. Nếu thiếu vitamin D3 và K2, cơ thể sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ và vận chuyển canxi đến xương, dẫn đến nguy cơ bị lắng đọng canxi trong các mô mềm hoặc mạch má.u. Vì vậy, sự kết hợp của vitamin D3 và K2 giúp canxi được hấp thụ tối đa và đưa vào đúng nơi cần thiết, giúp xương chắc khỏe mà không ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Video đang HOT
Bổ sung đều đặn vitamin D3 và K2 giúp trẻ tăng trưởng khỏe mạnh. Ảnh: LineaBon
Việc bổ sung vitamin D3 và K2 từ sớm và đều đặn không chỉ quan trọng đối với sự phát triển hệ xương mà còn bảo vệ sức khỏe tim mạch, đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, trong các dạng vitamin K2, MK7 là dạng có hoạt tính sinh học mạnh nhất, thời gian bán thải lâu nhất (lên tới 70h). Vì thế vitamin K2-MK7 hiệu quả trong việc hỗ trợ tăng chiều cao cho trẻ cũng như hỗ trợ phòng ngừa, điều trị loãng xương ở người trưởng thành.
Tin mừng cho người thích ăn chuối
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột...
Nghiên cứu cho thấy ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, ngừa ung thừa thận, phòng bệnh loãng xương... Ảnh: MedicalNewsToday.
Ở Mỹ, chuối là một trong những loại trái cây được yêu thích nhất. Khảo sát Fresh Trend 2019 của The Packer cho thấy chuối, ngang hàng với táo, là loại trái cây phổ biến, được cả tr.ẻ e.m lẫn người lớn ưa chuộng.
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.
Cải thiện sức khỏe răng miệng
Chuối có vitamin C với hàm lượng khoảng 10 miligram/quả. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng trong hệ miễn dịch. Nghiên cứu công bố trên BDJ Open cho thấy chế độ ăn nhiều trái cây có tác động tích cực đến nướu, giảm rủi ro mắc bệnh viêm hay sưng nướu.
"Vitamin C có mối quan hệ tích cực với sức khỏe nha chu", nghiên cứu viết. Chuối cũng là loại trái cây mềm, không ép răng phải làm việc quá sức khi ăn. Do đó, loại trái cây này có mối quan hệ khá tốt với sức khỏe răng miệng.
Tránh loãng xương
Theo Health Digest, xương của con người luôn phát triển và thay đổi theo thời gian. "Bộ xương người thay mới hoàn toàn sau mỗi 10 năm và những gì chúng ta ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và cấu trúc xương", TS Chad Deal, bác sĩ chuyên khoa thấp khớp đồng thời là giám đốc Trung tâm Loãng xương, phân tích.
Ăn một quả chuối mỗi ngày ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe xương khớp về lâu dài. Chuối chứa nhiều kali giúp phòng bệnh loãng xương - căn bệnh làm xương người giòn xốp và dễ gãy. Thống kê của Tổ chức Xương khớp Quốc tế cho thấy khoảng 50% nữ giới và 25% nam giới trên 50 tuổ.i bị gãy xương vì căn bệnh này.
Thực phẩm giàu kali như chuối giúp cơ thể người lưu giữ canxi - khoáng chất cần thiết cho một bộ xương khỏe mạnh. Bác sĩ khuyến khích mọi người ăn chuối kèm một ít muối để duy trì sức khỏe xương khớp.
Chuối không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh: Pexels.
Bảo vệ đường ruột
Chuối thường được khuyên dùng khi chúng ta bị đau bụng vì dễ tiêu hóa và làm dịu cơn đau dạ dày, theo Self. Chuối cải thiện sức khỏe đường ruột nếu được ăn hàng ngày.
Theo BBC, tinh bột trong loại trái cây này tạo ra môi trường sống phù hợp cho vi khuẩn đường ruột. Khi con người ăn chuối, lợi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển thuận lợi hơn.
Đối với những người thường bị đầy hơi, một quả chuối mỗi ngày cũng có thể giúp ích. Nghiên cứu được công bố trên Anaerobe, theo dõi 34 phụ nữ ăn hai quả chuối mỗi ngày, phát hiện những người tham gia bị đầy hơi với tần suất thấp hơn đáng kể so với trước đó.
Phổi khỏe hơn trông thấy
Nhiều người cho rằng sức khỏe của phổi và chế độ ăn uống ít liên quan. Song, theo Health Digest, lượng kali cao trong chuối giúp phổi khỏe mạnh hơn.
Theo Lisa Richards, chuyên gia dinh dưỡng đồng thời là tác giả của The Candida Diet (Tạm dịch: Chế độ ăn kiêng Candida), kali là chất "thiết yếu" giữ cho phổi hoạt động bình thường. "Tiêu thụ đủ kali, đặc biệt là khi còn nhỏ, giúp tăng chức năng và dung tích phổi", Lisa giải thích thêm và trích dẫn nghiên cứu về vấn đề này.
Gan được bảo vệ
Là cơ quan làm sạch má.u, gan khá bận rộn và con người cần hỗ trợ cơ quan này thông qua chế độ ăn uống. Một quả chuối mỗi ngày là người bạn tốt nhất của gan.
Theo Liver Support, hàm lượng kali cao trong chuối góp phần duy trì tỷ lệ chất lỏng và thúc đẩy quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, hỗ trợ gan hoạt động. Hàm lượng tinh bột và chất xơ trong chuối có tác dụng điều hòa lượng đường trong má.u và giảm cholesterol xấu.
Chuối có lợi cho những người từng bị tổn thương gan và kali trong chuối giúp ngăn ngừa tình trạng này. Theo WebMD, nồng độ kali thấp gây bệnh gan nhiễm mỡ trong khi ăn chế độ ăn giàu kali giúp tăng cường sức khỏe gan.
Ngăn ngừa ung thư thận
Với chức năng lọc chất thải từ má.u, thận cần được chăm sóc đặc biệt và đầu tiên.
Ăn chuối mỗi ngày giúp giảm nguy cơ ung thư thận. Một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên Tạp chí Ung thư Quốc tế xem xét mối liên hệ giữa ung thư thận và chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả. Nghiên cứu phát hiện trong số tất cả các loại thực phẩm được ăn, những phụ nữ ăn bốn đến sáu quả chuối/tuần có nguy cơ mắc ung thư thấp nhất.
Tuy nhiên, bệnh nhân đang điều trị ung thư cần cẩn thận khi ăn chuối. Kidney Cancer UK giải thích hoạt động này nói chung là an toàn nhưng ăn quá nhiều chuối làm tăng nồng độ kali, gây nguy hiểm cho người đang hóa trị. Hãy nhớ tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi Canxi là một chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng được cung cấp thông qua ăn uống vì cơ thể không thể tự sản xuất được. Tuy nhiên không phải cứ ăn thực phẩm giàu canxi là đủ vì có một số thực phẩm có ảnh hưởng đến hấp thụ canxi trong cơ thể. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp...