Hệ lụy biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị ở trẻ nguy hiểm ra sao?
Chuẩn bị lấy vợ, chàng trai 26 tuổi ngỡ ngàng biết mình không thể làm cha vì “lãng quên” biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị từ bé.
Nam thanh niên bất ngờ biết khó có thể làm cha vì nguyên nhân biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị ngày nhỏ
Chuẩn bị kết hôn, anh N.V.H (26 tuổi, Quảng Ninh) đi kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân và vô cùng ngỡ ngàng khi được bác sĩ phát hiện “không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu” nguyên nhân do biến chứng viêm tinh hoàn do mắc quai bị từ nhỏ.
Theo BS. Thân Ngọc Tuấn, chuyên Nam khoa, BV ĐK Medlatec, phát hiện ra tinh hoàn 2 bên của bệnh nhân H. nhỏ hơn so với độ tuổi nam giới trưởng thành. Đồng thời, gốc dương vật có 3 nốt dạng nhú. Sau đó, anh H., được tư vấn làm tinh dịch đồ và làm thêm xét nghiệm HPV để kiểm tra bệnh lây truyền do virus HPV gây ra.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân không có tinh trùng trong mẫu tinh dịch, kèm hội chứng suy sinh dục tiên phát.
Với kết quả chẩn đoán bệnh nhân không có tinh trùng, qua điều tra bệnh sử, biết được gia đình đều khỏe mạnh và không có ai điều trị vô sinh. Tuy nhiên, hồi bé anh H., đã từng mắc quai bị và có biến chứng viêm tinh hoàn, nhưng gia đình không đi khám kiểm tra lại sau đó và nghĩ không ảnh hưởng gì.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vô sinh của bệnh nhân, bác sĩ nghĩ nhiều đến do biến chứng của quai bị gây giảm kích thước tinh hoàn, gây xơ hóa các ống sinh tinh dẫn tới hormone FSH và LH tăng cao, ngược lại testosteron giảm rất thấp. Đây là trường hợp vô sinh nam – suy sinh dục tiên phát.
“Đây không phải là trường hợp đầu tiên mà bệnh viện gặp, rất nhiều bạn trẻ đến khác đã phát hiện ra không có tinh trùng hoặc tinh trùng yếu mà nguyên nhân lại từ việc bị mắc quai bị từ bé. Điều này ảnh hường rất nhiều đến cuộc sống hôn nhân sau này, đặc biệt là việc sinh con”, BS. Tuấn cho biết.
Để điều trị vô sinh cho bệnh nhân, BS. Tuấn đưa hướng điều trị tiếp theo cho bệnh nhân là nên dùng liệu pháp hormone thay thế bổ sung Testosteron để tránh hiện tượng suy giảm hormone nam gây ảnh hưởng tới sự phát triển các cơ quan khác cơ thể.
Đồng thời anh H., được tư vấn thực hiện tìm tinh trùng bằng phương pháp vi phẫu tinh hoàn (MicroTese). Tuy nhiên, khả năng thành công phẫu thuật vi phẫu của anh không cao do gần như các ống sinh tinh đã bị xơ hóa từ lâu.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, ở trẻ trai mắc bệnh quai bị khi đang độ tuổi dậy thì có khoảng 20% trẻ bị viêm tinh hoàn và có đến 0.5% trường hợp có nguy cơ teo tinh hoàn dẫn đến vô sinh sau này.
Video đang HOT
Viêm tinh hoàn do virus quai bị thường gặp nhất ở lứa tuổi dậy thì và trưởng thành (thanh thiếu niên). Triệu chứng này thường xuất hiện sau khi viêm tuyến nước bọt từ 5 – 7 ngày.
Điểm nổi bật của viêm tinh hoàn ở trẻ trai là thường chỉ xảy ra một bên, tỷ lệ viêm tinh hoàn cả 2 bên ít gặp. Khi bị viêm tinh hoàn, trẻ xuất hiện sốt trở lại, thân nhiệt đôi khi còn tăng hơn cả lúc ban đầu sốt do viêm tuyến nước bọt.
Tinh hoàn bị sưng to, đau, khi sờ vào thấy tinh hoàn có mật độ chắc. Nhìn vào thấy da bìu phù nề rõ rệt, da căng, bóng, đỏ. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm viêm thừng tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, thậm chí cả tràn dịch màng tinh hoàn ở những trường hợp bệnh nặng.
Viêm tinh hoàn thường kéo dài 3-5 ngày là hết sốt, sau 3-4 tuần sau mới hết sưng và hết đau hẳn, độ sưng nề và giảm đau giảm dần.
Viêm tinh hoàn do quai bị ở bé trai có thể gây teo tinh hoàn, biến chứng này phải theo dõi trong một thời gian dài khoảng vài tháng mới biết được chắc chắn. Mặc dù tỷ lệ teo tinh hoàn do virus quai bị khá thấp, chỉ 0,5% trường hợp song nếu bị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.
Nếu teo tinh hoàn một bên thì tinh hoàn còn lại vẫn hoạt động bình thường, nhưng nếu teo cả 2 bên sẽ hoạt động tình dục và sinh sản (vô sinh) bị ảnh hưởng lớn.
Để khắc phục tình trạng viêm tinh hoàn ở bé trai mắc quai bị và ngừa biến chứng, cha mẹ cần cho trẻ đi thăm khám theo chỉ dẫn của bác sĩ, cho trẻ mặc quần lót chặt để treo tinh hoàn, và dùng thuốc chỉ định giảm đau như Paracetamol…
Theo baogiaothong
3 dấu hiệu mà cơ thể "lên tiếng" trước khi bị ung thư cổ tử cung nhưng rất nhiều phụ nữ bỏ qua
Ung thư cổ tử cung thường rất khó để phát hiện ở những giai đoạn đầu bởi những triệu chứng thường khá giống với các bệnh phụ khoa.
Tuy nhiên nếu để ý kỹ thì 3 dấu hiệu này là bằng chứng rõ nhất cho thấy, chị em đang ở những giai đoạn đầu của ung thư cổ tử cung.
Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ trên thế giới, xảy ra do viêm nhiễm virus HPV và kéo dài từ 10 - 15 năm. Bệnh thường xuất hiện ở những năm tiếp sau khi quan hệ tình dục lần đầu.
Thường virus HPV sẽ tự tiêu biến trong 1 - 2 năm, nhưng một số trường hợp không tự "loại bỏ" được chúng ra khỏi cơ thể và dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh, trong đó có ung thư cổ tử cung. Theo các chuyên gia, các chị em cần phải để mắt đến 3 dấu hiệu rõ nét nhất của bệnh mà tử cung đã phát ra tín hiệu cảnh báo, đừng chần chờ nữa mà phải đi khám ngay:
1. Chảy máu âm đạo bất thường
Đây là một dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư cổ tử cung, nhưng phụ nữ luôn tưởng nhầm rằng mình đang "tới ngày" nên thường bị bỏ qua. Nó thường xảy đến ở phụ nữ độ tuổi trung niên nhiều hơn, với các biểu hiện như tăng tiền mãn kinh ở kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, việc chảy máu bất thường này có thể xảy đến bất cứ lúc nào.
Chị em cần để ý kỹ và phân biệt giữa chảy máu do kinh nguyệt hay do ung thư cổ tử cung
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung sớm sẽ có máu lẫn trong dịch tiết âm đạo sau khi quan hệ hoặc táo bón. Bạn cần phải để ý thật kỹ cơ thể mình có những thay đổi nào, nếu phát hiện thì đừng trì hoãn nữa mà đi khám ngay đi.
2. Chảy máu sau khi "tiếp xúc"
"Tiếp xúc" ở đây mang nghĩa là có hành vi quan hệ tình dục hay bất kỳ sự động chạm nào vào "cô bé". Theo các chuyên gia, một trong những tín hiệu sớm và rõ nét nhất của ung thư cổ tử cung chính là thấy máu ở âm đạo sau khi quan hệ, hoặc những bài kiểm tra phụ khoa.
Tuy nhiên việc chảy máu sau khi quan hệ có thể xảy ra ở một số phụ nữ, mặc cho đó không phải là lần đầu. Nhưng nếu cảm giác đau và chảy máu đó vẫn xảy ra thường xuyên thì phải hết sức cẩn thận!
3. Dịch âm đạo tiết ra bất thường
Cũng như dấu hiệu chảy máu, việc dịch âm đạo tiết ra bất thường cũng khiến chị em nhầm lẫn với các căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa, khiến việc điều trị ung thư cổ tử cung bị trì hoãn. Trong trường hợp dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều bất thường, màu sắc lạ (màu vàng, xanh như mủ hoặc có lẫn máu...), có mùi khó chịu... thì đấy chính là dấu hiệu bệnh.
Nên đi khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, bởi đôi khi các triệu chứng rất khó để phân biệt
Tuy nhiên, có những bệnh lý khác ở "vùng kín" như ung thư buồng trứng, viêm vòi trứng... cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường ở dịch âm đạo. Vì vậy, bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, chị em cần phải làm gì?
Rất ít người biết rằng ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa trị dứt điểm nếu như được phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Sau đây là một số biện pháp mà chị em có thể thực hiện ngay để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất:
- Tiêm phòng vắc-xin HPV
- Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý
- Không làm "chuyện ấy" quá sớm và bừa bãi
- Không lạm dụng thuốc tránh thai
- Giữ vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ
- Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Theo QQ/baodansinh
Phụ nữ ngoài 45 tuổi ít xét nghiệm sàng lọc có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung Theo một nghiên cứu mới đây, số lượng phụ nữ tham gia các xét nghiệm sàng lọc Pap smear thường xuyên giảm dần sau 45 tuổi, mặc dù 50% chẩn đoán ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ trên 49 tuổi. Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư có thể phòng ngừa. Tuy nhiên, những...