Hé lộ về MiG-41, ‘giấc mơ’ siêu tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 6 của Nga
Tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có/không người lái, đạt tốc độ lên tới Mach 5, có khả năng mang vũ khí siêu vượt âm và đánh chặn mục tiêu ở không gian vũ trụ.
Phác họa về MiG-41 (ảnh trên) và tiêm kích thế hệ thứ 5 của Nga, Su-57 (ảnh dưới).
Máy bay chiến đấu MiG-41, được gọi là PAK DP (Tổ hợp Hàng không triển vọng Đánh chặn tầm xa), dự kiến sẽ trình làng vào cuối thập niên này với tư cách là sản phẩm thế hệ thứ 5 của Tập đoàn MiG.
Theo trang 19fortyfive, tập đoàn MiG của Nga có thể đang chế tạo một loại máy bay phản lực tàng hình, có người lái và không người lái, có khả năng mang vũ khí siêu thanh. Máy bay này có thể đạt tốc độ Mach 5 và mang tên lửa chống vệ tinh gần ranh giới bầu khí quyển Trái đất.
Hiện tại, có 5 thế hệ máy bay chiến đấu, mỗi thế hệ đều có các đặc tính kỹ thuật riêng. Thế hệ mới nhất cho đến nay là F-35 của Mỹ, Su-57 của Nga (dự kiến bắt đầu hoạt động chiến đấu trong năm 2021).
Có rất ít thông tin về máy bay chiến đấu đánh chặn tàng hình thế hệ thứ 5 hoặc có thể là thế hệ thứ 6 của Nga đang được phát triển để thay thế cho MiG-31 hiện có. Báo chí Nga cho biết MiG-41 có thể giống Su-57 thế hệ thứ 5 về cấu hình.
Chưa có buổi ra mắt hoặc trưng bày công khai chiếc máy bay nào. Tuy nhiên, một số hình ảnh hoặc “bản dựng” cho thấy thiết kế tàng hình thân cánh tròn, kết hợp với các cánh đuôi đứng không giống như trên chiếc F-22, F-35 của Mỹ hoặc Su-57 của Nga.
Một báo cáo năm 2019 từ hãng thông tấn TASS của Nga cho thấy một bức ảnh chụp thân máy bay tròn trịa dường như để tàng hình bao phủ buồng lái của phi công, nhưng có rất ít chi tiết được cung cấp trong phần nội dung của báo cáo.
Bài báo này trích lời giám đốc của tập đoàn MiG nói rằng MiG-41 sẽ “sử dụng các loại vũ khí hàng không mới” và “được tạo ra bằng cách sử dụng các công nghệ tàng hình mới”.
Máy bay MiG-31 và Su-27 của Nga.
Những công nghệ tàng hình mới là gì?
Video đang HOT
Câu hỏi này chắc chắn gợi ra suy đoán về chiếc máy bay thế hệ thứ 6 bí ẩn của Lực lượng Không quân Mỹ. Nó có thể chứa các loại vật liệu hấp thụ sóng radar, cấu hình thiết kế và cảm biến mới. Có lẽ nó sẽ được hỗ trợ AI (trí tuệ nhân tạo) và có khả năng vận hành máy bay không người lái. Các nhà lãnh đạo Nga và MiG đã làm rõ rằng MiG-41 cuối cùng sẽ thay thế MiG-31 trong vai trò máy bay tiêm kích-đánh chặn.
Câu nói của giám đốc điều hành MiG rằng nó sẽ chứa “các loại vũ khí hàng không mới” cũng để lại một dấu hỏi về năng lực mới của MiG-41.
Một bài báo từ trang militaryaerospace.com suy đoán rằng MiG-41 có thể hoạt động trong môi trường “gần vũ trụ” và thực hiện các loại nhiệm vụ đánh chặn và tấn công.
“MiG-41 cũng có khả năng mang tên lửa chống vệ tinh và có thể hoạt động trong môi trường gần vũ trụ. Một số báo cáo thậm chí còn tuyên bố rằng máy bay có thể bắn hạ một tên lửa siêu vượt âm đang lao tới”, bài báo viết.
“Kể từ khi được công bố vào năm 2018, một vài chi tiết đã xuất hiện thêm về máy bay chiến đấu phản lực MiG-41, bao gồm việc nó sẽ được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet) hoặc động cơ tuốcbin phản lực dòng thẳng (turboramjet), sử dụng công nghệ tàng hình và có khả năng đạt tốc độ Mach 4 đến 4,3, trong khi một số báo cáo cho rằng nó thậm chí có thể đạt tới vận tốc Mach 5″ – theo bài viết trên militaryaerospace.com.
Những chiếc MIG-29 có thể tạo ra thay đổi trong cuộc chiến Nga - Ukraine?
Ba Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, với 4 chiếc MIG-29 sẽ được chuyển giao trong "vài ngày tới".
Slovakia cũng vừa hứa chuyển loại tiêm kích này. Vậy những chiến đấu cơ được sản xuất từ thời Liên Xô này có thể tạo ra khác biệt gì trên bầu trời Kiev?
Ba Lan một lần nữa lại đi đầu
Như nhiều phương tiện truyền thông đã đăng tải, Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda vào hôm thứ Năm vừa qua đã thông báo rằng nước này sẽ cung cấp 4 chiếc MIG-29 cho Ukraine. Ông Duda cho biết các máy bay - trong số khoảng một chục chiếc mà Ba Lan được thừa hưởng từ CHDC Đức cũ - sẽ được bàn giao trong "vài ngày tới".
Những chiếc MIG-29 của Ba Lan rất nhanh nhẹn, nhưng có tầm bay và tải trọng vũ khí không lớn. Ảnh: AP
"Khi nói đến máy bay MIG-29, loại máy bay vẫn đang hoạt động để bảo vệ không phận Ba Lan, là nói đến một quyết định đã được đưa ra ở cấp cao nhất. Chúng tôi có thể tự tin khẳng định rằng chúng tôi đang gửi MIG đến Ukraine", Tổng thống Duda tuyên bố.
Ông Duda cũng cho biết số còn lại trong kho máy bay gồm 28 chiếc MIG-29 của Ba Lan sẽ được đưa vào bảo dưỡng để có thể tiếp tục chuyển giao cho Ukaine sớm nhất. Ba Lan có kế hoạch thay thế MIG bằng máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Golden Eagle của Hàn Quốc và máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Lightning II của Mỹ. Do đó, khả năng rất cao là nước này sẽ viện trợ toàn bộ số MIG-29 cho Ukraine.
Ba Lan từng là một trong những quốc gia châu Âu lớn tiếng nhất phản đối Nga - ngay cả trước khi xảy ra cuộc xung đột tại Ukraine. Nhiều người trong giới chính trị và ngoại giao của Ba Lan hiện nay vẫn nhìn nhận Nga bằng quan điểm của thời Chiến tranh Lạnh.
Dưới lăng kính ấy, việc gửi máy bay MIG tới Ukraine không phải là một động thái bất ngờ của Ba Lan. Thời gian qua, Warsaw cũng luôn đã đi đầu khối NATO trong việc cung cấp vũ khí hạng nặng cho Kiev, gồm xe tăng chiến đấu. Bây giờ, quyết định viện trợ máy bay chiến đấu của Ba Lan có thể thay đổi động lực của NATO, đóng vai trò là chất xúc tác để nhiều quốc gia đồng minh làm như vậy.
Đến hôm qua, đã có thêm Slovakia tuyên bố thông qua kế hoạch cung cấp cho Ukraine 13 chiếc MIG-29 mà họ sở hữu từ thời Liên Xô cũ. Còn theo báo The Guardian của Anh thì cả Hà Lan và Phần Lan cũng đang cân nhắc khả năng cung cấp chiến đấu cơ cho chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelenskyy.
Những chiếc MIG sẽ làm được gì?
Những máy bay chiến đấu mà Ukraine mong ngóng sẽ sớm đến Kiev trong ít ngày nữa. Bây giờ, câu hỏi tiếp theo là những chiếc MIG-29 kể trên có thể giúp Ukraine tạo ra thay đổi gì trong cuộc xung đột với Nga?
Đầu tiên có thể thấy rằng, những "con chim sắt" này chắc chắn sẽ hòa nhập rất nhanh vào lực lượng không quân Ukraine. Đơn giản vì Ukraine cũng sở hữu tới 36 chiếc MIG-29 và do đó, các phi công của họ không cần phải trải qua huấn luyện mới có thể lái được, như đối với những dòng máy bay phương Tây mà Tổng thống Zelenskyy vẫn đề nghị NATO cung cấp.
Thứ hai, về khả năng thích ứng vũ khí thì MIG-29 của Ba Lan hay Slovakia cũng đều có thể mang theo tất cả các loại tên lửa, bom hay rocket mà không quân Ukraine đã sở hữu từ thời Liên Xô cũ. Sự tương thích này, cùng với sự linh hoạt đặc trưng của dòng tiêm kích đánh chặn, những chiếc MIG-29 mà Ba Lan (rồi tiếp theo là Slovakia) chuyển giao rất hữu ích đối với Ukraine.
Ian Williams, phó giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa (CSIS) của Mỹ cho biết, những tiêm kích mới sẽ được sử dụng chủ yếu cho nhiệm vụ đánh chặn máy và tên lửa hành trình của Nga. "MIG-29 rất nhanh và rất cơ động," Williams nói. "Chúng có thể là chìa khóa để bảo vệ cơ sở hạ tầng và tiền tuyến của Ukraine. Có thêm máy bay cho phép Ukraine lấp đầy khoảng trống để đánh chặn tên lửa sớm hơn".
F16 hay Eurofighter vẫn đáng mong chờ hơn
Dù vậy, những gì xảy ra trên chiến trường Ukraine cho thấy, những chiếc MIG-29 cũng có những hạn chế khiến nó kém hiệu quả trong việc đánh chặn các cường kích hạng nặng của Nga như Sukhoi Su-30 và Sukhoi Su-35.
Cường kích Su-30 của không quân Nga có tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn, tầm bay xa và radar mạnh hơn MIG-29 - Ảnh: Sputnik
Vốn là dòng tiêm kích hạng nhẹ, được thiết kế để đánh chặn và giành chiến thắng trong những cuộc cận chiến, MIG-29 có tải trọng vũ khí và tầm bay lần lượt là 3.500 kg và 1500 km. Con số này kém xa Su-30, vốn có thể mang tới 8.000 kg vũ khí và sở hữu tầm bay 3.000 km.
Hơn nữa, Su-30 ra đời sau MIG-29 chừng gần 10 năm nên có hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, mạnh mẽ hơn MIG-29. Những chiếc Su-30 có khả năng lái tự động ở tất cả các giai đoạn bay, bao gồm bay ở độ cao thấp trong chế độ radar bám theo địa hình, và khả năng chiến đấu cá nhân và theo nhóm chống lại các mục tiêu trên không và mặt đất/mặt biển.
Cùng sử dụng radar Doppler xung nhưng Su-30 có tầm phát hiện mục tiêu gấp đôi và khả năng theo dõi, bám bắt nhiều mục tiêu hơn MIG-29 nhờ công suất lớn hơn, hiện đại hơn (radar mới nhất dòng Irbis-E của Su-30 có thể phát hiện mục tiêu cách 400 km trên không và 200 km trên mặt biển). Những con số phác thảo ấy chưa phải là tất cả, nhưng phần nào nó cũng cho thấy, MIG-29 chỉ là sự bổ sung mang tính chất cầm cự cho không quân Ukraine.
Một chiếc F-16, dòng chiến đấu cơ đa nhiệm được đánh giá rất cao của không quân Mỹ. Ảnh: Lookheed Martin
Để có thể hy vọng đảo ngược thế trận trên không, Ukraine vẫn mong chờ những chiến đấu cơ tiên tiến hơn từ phương Tây, như F-16 hay Eurofighter Typhoon. Hệ thống điện tử hàng không ưu việt và khả năng mang theo các loại vũ khí có độ chính xác rất cao của những dòng máy bay này được cho rằng đủ sức đấu sòng phẳng với những chiếc Sukhoi của Nga.
Nhưng theo các diễn biến mới nhất thì dường như Mỹ, Đức, Anh và các quốc gia chủ chốt trong NATO vẫn không mặn mà với ý tưởng cung cấp các dòng chiến đấu cơ kể trên cho Ukraine. Bởi khác với những chiếc tiêm kích đánh chặn MIG-29 vốn chỉ làm nhiệm vụ phòng thủ, F-16 hay Eurofighter Typhoon hoàn toàn có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Đó là lý do Nhà Trắng cho biết hôm thứ Năm rằng quyết định gửi máy bay chiến đấu của Ba Lan là một "quyết định có chủ quyền" sẽ không thúc đẩy Tổng thống Joe Biden gửi máy bay F-16 tới Ukraine. John Kirby, quan chức hàng đầu tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ tuyên bố việc Ba Lan chuyển máy bay cho Ukraine "không làm thay đổi tính toán của chúng tôi đối với F-16".
Tiêm kích 'Chiếu tướng' của Nga sẽ bay thử vào năm 2025 Phó thủ tướng Nga Yury Borisov cho biết mẫu tiêm kích thế hệ mới nhất của Nga với tên gọi "Chiếu tướng" sẽ lần đầu bay thử vào năm 2025, trước khi xem xét sản xuất hàng loạt. "Chuyến bay đầu tiên sẽ vào năm 2025", ông Borisov nói ngày 17/6, cho biết thêm phải mất 18-24 tháng giữa lần bay thử và...