Hé lộ nỗi vất vả ‘không tên’ của giáo viên ở thời điểm ‘giao thời’ đổi mới
‘Nhiều khi sợ học sinh giỏi hỏi, đúng chuyên môn của mình thì không sao, nhưng với phân môn Vật lý và Sinh học thì phải xử lý bằng tình huống sư phạm’.
Liên quan đến việc triển khai dạy và học các môn tích hợp theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường trung học cơ sở, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam có loạt bài phản ánh về những khó khăn khi thực hiện tại các địa phương.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã có cuộc trao đổi với cô giáo Lê Thanh Quỳnh – Giáo viên dạy Hóa học của một trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong lần liên hệ đầu tiên, phóng viên chỉ nghe thấy tiếng gió và sự vội vàng, hỏi ra mới biết cô đang phải di chuyển để kịp tiết dạy liên trường do địa phương còn thiếu giáo viên.
Tranh thủ lúc vừa dạy xong và trước khi phải soạn giáo án, cô Quỳnh dành thời gian trao đổi với phóng viên. Cuộc trò chuyện hé mở nhiều những nỗi vất vả không tên của giáo viên trong thời điểm “ giao thời” của công cuộc đổi mới giáo dục còn nhiều bộn bề.
Một giáo viên dạy cùng một môn nhưng phải soạn hai giáo án
Hiện nay, ngoài đảm nhận dạy chính tại trường của mình, cô Quỳnh còn được phân thêm dạy liên trường tại một trường trung học cơ sở khác trên địa bàn.
Ở cơ sở chính hiện đang phân 3 giáo viên dạy cùng một môn tích hợp, nghĩa là Cô Quỳnh chỉ đảm nhận dạy phân môn Hóa học theo đúng chuyên môn được học. Tuy nhiên, ở cơ sở cô Quỳnh phụ trách dạy liên trường, nhà trường phân 1 giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, do đó một mình cô Quỳnh đảm nhận cả 3 phân môn Vật lý, Hóa học và Sinh học.
Như vậy mặc dù đều đảm nhận dạy môn Khoa học tự nhiên, tuy nhiên một mình cô Quỳnh phải chuẩn bị hai giáo án khác nhau cho 2 cơ sở.
Được đào tạo ngành sư phạm Hóa – Sinh, tuy nhiên hơn 20 năm đi dạy, cô Quỳnh chỉ tập trung vào môn Hóa học. Đến nay, khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 với bộ môn Khoa học tự nhiên, cô Quỳnh được phân công giảng dạy môn học mới này, nghĩa là đảm nhận thêm phân môn Vật lý và Sinh học.
“Hiện tại tôi vừa dạy vừa học, tranh thủ thời gian rảnh hay buổi tối muộn là phải đọc rất nhiều thì ngày mai mới lên lớp được. Lo lắng nhất là việc dạy kiến thức liên quan đến Vật lý, nên nhiều hôm tối muộn rồi vẫn phải gọi điện hỏi thầy giáo bộ môn Vật lý những nội dung này thì nên truyền đạt như thế nào để học trò hiểu…” cô Quỳnh tâm sự.
Dù đã có hơn 20 năm kinh nghiệm đi dạy, trải qua bao cuộc thi giáo viên dạy giỏi đến bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi, tuy nhiên khi dạy theo chương trình mới, cô Quỳnh phải thừa nhận rằng mình sợ những câu hỏi khó từ học trò:
Video đang HOT
“Nhiều khi cũng sợ học sinh giỏi hỏi, đúng chuyên môn của mình là môn Hóa học thì không có trở ngại gì, nhưng với phân môn Vật lý và Sinh học, nếu học sinh hỏi vấn đề sâu thì mình phải xử lý bằng tình huống sư phạm; còn về kiến thức thì phần nào cũng hạn chế nên phải có sự chuẩn bị, tìm hiểu thêm mới dám trả lời học trò”.
Mong muốn “trả đúng lại đúng vị trí cho từng bộ môn”
Ở cơ sở chính, cô Quỳnh được phân dạy đúng chuyên môn của mình, tuy nhiên việc cả 3 giáo viên cùng dạy một môn tích hợp cũng gây ra không ít khó khăn. Theo đó, trở ngại đầu tiên chính là thời gian biểu của thầy cô đi dạy khi lịch thay đổi thường xuyên, không đảm bảo số tiết quy định 18-19 tiết/tuần đối với giáo viên trung học cơ sở. Tiết dạy sẽ phụ vào thuộc chủ đề trong sách giáo khoa, thời khóa biểu cụ thể của cơ sở. Cụ thể cô Quỳnh lý giải:
“Sách giáo khoa thiết kế cho một người dạy, thì phải hết phần này mới đến phần khác; trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhà trường yêu cầu giáo viên phải dạy cuốn chiếu theo trình tự chương, bài trong sách, do đó có những giai đoạn giáo viên Hóa học tất bật với 24 tiết/tuần, rất quá tải, trong khi giáo viên Sinh học hay Vật lý thì chỉ 9, 10 tiết/tuần và ngược lại”.
Thêm một khó khăn nữa theo cô Quỳnh đó là việc 3 giáo viên cùng nhau ra một đề thi.
“Việc 3 giáo viên cùng nhau ra một đề thi thì đảm bảo cam kết chất lượng cũng rất khó, từ lên ma trận đề, đáp án, phân loại từng đối tượng học sinh,… Và cá nhân tôi nghĩ rằng rất khó tránh khỏi việc không thể sâu sát với từng học trò về nội dung kiến thức các em chưa vững khi có tới cùng 3 phân môn trong một đề thi”.
Từ đó, cô giáo thiết tha mong muốn “trả lại đúng vị trí cho từng bộ môn”:
“Dẫu biết đổi mới là điều cần thiết, tuy nhiên với giáo viên, chúng tôi thấy rằng để học trò hiểu sâu và đầy đủ kiến thức thì việc học các môn theo cách truyền thống sẽ tốt hơn nhiều.
Ví dụ như theo sách giáo khoa mới, phân môn Hóa học ở lớp 6 chỉ học 2 chương, tức là nửa học kì 1 là đã hết kiến thức. Học sinh phải chờ đến sang đầu kì 1 lớp 7 mới học tiếp kiến thức Hóa học.
Mới học 1-2 tháng rồi “bỏ” một thời gian dài, tôi tự hỏi liệu rằng với trình độ còn non nớt, chưa có nhiều kiến thức để có khả năng xâu chuỗi kiến thức thì các em sau khoảng 10 tháng mới học lại, trong quá trình đó các em còn nhiều môn khác, vậy kiến thức còn nhớ được bao nhiêu hay rơi rụng hết?” cô Quỳnh đặt ra câu hỏi.
Khi phóng viên đề cập về việc học bồi dưỡng để có chứng chỉ dạy liên môn, cô Quỳnh cho biết nếu có lớp thì cô chắc chắn sẽ đi học để đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy học theo chương trình mới, tuy nhiên cô đặt ra câu hỏi về chất lượng của chứng chỉ bồi dưỡng:
“Sở có bồi dưỡng đào tạo cho giáo viên chúng tôi thì hiện tại cũng là một cái chứng chỉ chứ không phải là một cái bằng. Trong khi bằng chuyên môn cần 4 năm đào tạo, liệu rằng chỉ vài tháng đào tạo chứng chỉ thì tôi có đủ trình độ để đứng trước học sinh một cách tự tin hơn, hay chỉ là giải pháp “chống cháy” trước mắt?
Hơn nữa, độ tuổi hiện tại của tôi hiện nay đã là 44 tuổi, việc tiếp cận kiến thức mới rất vất vả. Theo tôi cứ để giáo viên được dạy đúng theo chuyên môn của họ thì sẽ tốt hơn rất nhiều lần việc để giáo viên Hóa học sang dạy Vật lý.
Mặc dù bây giờ các trường sư phạm cũng đã có chương trình đào tạo sư phạm Khoa học tự nhiên, tuy nhiên số người học này chưa ra trường, nếu ra trường thì còn phải qua giảng dạy thực tế mới đánh giá được chất lượng.
Việc học chứng chỉ bồi dưỡng tích hợp không thể tổ chức ồ ạt được, mà phải theo kiểu vừa học vừa làm, như vậy tôi cũng khó chắc bản thân mình có thể tập trung 100% cho việc học không bên cạnh khối lượng công việc khổng lồ; chưa kể quá trình tiếp cận kiến thức chỉ vài tháng thôi là không thể đủ được”.
Theo lý giải của cô Quỳnh, “đặc thù trường trung học cơ sở mà cô đang dạy là trường có chất lượng tốt, học sinh so với mặt bằng chung đều là các em khá giỏi, với lớp 6,7 các em còn nhỏ, kiến thức còn dễ, các cô còn đảm nhiệm được, nhưng ở lớp cao hơn, nếu các em cảm nhận được kiến thức của cô dạy mình còn “non” thì giáo viên không tự tin đứng trước học sinh được nữa. Khi đã lớn, các em có thể sẽ phản biện lại giáo viên với những kiến thức các em cho là đúng mà giáo viên nếu không vững vàng chuyên môn có thể không giải thích hay trả lời các em được”.
Vấn đề đặt ra cho việc sử dụng sách giáo khoa trong giáo dục phổ thông
Việc sử dụng sách giáo khoa của mỗi quốc gia được căn cứ trên quan điểm, chính sách về vai trò và chức năng của sách và năng lực của giáo viên.
Vai trò của giáo viên trong giáo dục phổ thông hết sức quan trọng trong sử dụng sách giáo khoa.
Nền tảng của việc dạy học
Việc sử dụng sách giáo khoa của mỗi quốc gia được căn cứ trên quan điểm, chính sách về vai trò và chức năng của sách giáo khoa cũng như phụ thuộc nhiều vào năng lực của đội ngũ giáo viên trong việc khai thác nguồn học liệu này. Thông thường, sách giáo khoa được xem là tài liệu triển khai chương trình giáo dục trên lớp học dành cho giáo viên và học sinh. Về việc này, GS.TS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Khoa học Giáo dục Việt Nam và nhóm nghiên cứu chỉ ra:
Sách giáo khoa là nền tảng của việc giảng dạy, cụ thể hóa nội dung chương trình với lối trình bày rõ ràng, đơn giản, được sắp xếp theo trình tự và cấu trúc nhất định. Tuy nhiên, mức độ và hiệu quả sử dụng sách giáo khoa rất đa dạng, từ đặc điểm của các môn học, cấp học, bối cảnh lớp học và trường học có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng sách giáo khoa. Thêm vào đó, vai trò của sách giáo khoa cũng thay đổi một cách tự nhiên theo thời gian, thể hiện qua các khía cạnh nội dung và thiết kế.
Trong bối cảnh lớp học, sách giáo khoa được sử dụng cho nhiều mục đích và trong các ngữ cảnh khác nhau. Sách giáo khoa là công cụ hỗ trợ giáo viên và học sinh lập kế hoạch dạy học, giới thiệu nội dung, cung cấp hệ thống hoạt động, bài tập, hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên đạt được mục tiêu môn học. Trong đó 6 chức năng của sách giáo khoa bao gồm: Cấu trúc, trình bày, hướng dẫn giảng dạy, tạo động lực, sự khác biệt, thực hành và đánh giá. Nghiên cứu khác cũng chỉ ra chức năng tích hợp của sách giáo khoa, " làm nền cho việc hiểu và tích hợp kiến thức mà học sinh nhận được từ các nguồn tài liệu khác".
Sử dụng sách giáo khoa cần phải như một nguồn học liệu tiêu chuẩn để tiếp cận một môn học.
Thống nhất chung cho thấy việc sử dụng sách giáo khoa như một nguồn học liệu tiêu chuẩn để tiếp cận một môn học và làm cơ sở cho việc dạy và học. Ngoài ra, sách giáo khoa còn có chức năng hỗ trợ các giáo viên mới nhờ cung cấp cho họ một tài liệu giảng dạy chuẩn mực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng không có một quyển sách giáo khoa nào có thể phù hợp với tất cả các đối tượng. Nên chắc chắn sẽ không có cuốn sách giáo khoa nào được coi là mẫu mực, lý tưởng cho mọi giáo viên, học sinh và bối cảnh dạy học. Chính vì thế, khi sử dụng sách giáo khoa cần chú ý đến các yếu tố linh hoạt và thích ứng.
Áp dụng vào thực tế
Nhóm nghiên cứu và GS Lê Anh Vinh cho biết: Thực tế cho thấy, cách tiếp cận của các giáo viên đối với việc sử dụng sách giáo khoa rất đa dạng. Nhiều giáo viên bị ràng buộc hoặc bị lệ thuộc vào sách giáo khoa, họ tuân thủ các hướng dẫn trong sách giáo khoa, không thực hiện hoặc chỉ thực hiện những thay đổi và bổ sung nhỏ cần thiết để tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa việc dạy. Mặt khác, một số giáo viên linh hoạt hơn, chủ động thay đổi lựa chọn nguồn học liệu hoặc hướng dẫn phù hợp. Việc điều chỉnh sách giáo khoa để phù hợp với nhu cầu người học, cần cân nhắc những ưu nhược điểm trong việc sử dụng sách giáo khoa để từ đó định hướng cách sử dụng phù hợp nhất.
Việc sử dụng linh hoạt sách giáo khoa cho phù hợp với bối cảnh giáo dục vô cùng quan trọng.
Trong quá trình dạy học, việc thích ứng, sử dụng linh hoạt sách giáo khoa cho phù hợp với bối cảnh giáo dục vô cùng quan trọng. Không nên quá phụ thuộc vào sách mà cần thích ứng cho phù hợp với bối cảnh, nhu cầu hứng thú và đối tượng học sinh. Nghiên cứu chỉ ra ở nhiều quốc gia đang phát triển, giáo viên phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và do đó có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến phương pháp sư phạm trong khi các quốc gia phát triển như Phần Lan, Hồng Kông, Trung Quốc và Singapore đã thúc đẩy sự chủ động và vai trò của giáo viên trong việc sử dụng sách giáo khoa.
Thực tế phần lớn các trường học ở Ả Rập đã theo phương pháp lấy sách làm trung tâm. Giáo viên hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa mặc dù chương trình giảng dạy có thể hoặc nên liên quan đến nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Việc giảng dạy thực tế cho thấy giáo viên phần lớn dựa vào các hướng dẫn trong sách giáo khoa. Điều này có một số lý do như áp lực về việc đảm bảo chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục, giáo viên thiếu các kỹ năng cần thiết để sử dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau.
Liên quan đến kinh nghiệm sử dụng sách giáo khoa, nhóm nghiên cứu và GS Lê Anh Vinh dẫn chứng và cho rằng, các giáo viên điều chỉnh và bổ sung các hoạt động phù hợp để tạo môi trường học tập thú vị giúp học sinh tương tác tích cực hơn. Ngoài ra, giáo viên có thể thêm các bài tập để thực hành cho các mạch nội dung quan trọng hoặc điều chỉnh thời gian học cho các đối tượng học sinh. Giáo viên có thể bỏ qua các phần khó hiểu hoặc không liên quan của một bài hoặc trình bày lại các phần của bài để phù hợp với đối tượng học sinh.
Theo GS.TS Lê Anh Vinh, quy trình xuất bản một cuốn sách giáo khoa rất quan trọng, nhưng quan trọng không kém là thái độ của giáo viên và cách giáo viên sử dụng sách giáo khoa trong lớp học. Hiện nay, giáo viên được yêu cầu tạo điều kiện và tự chủ hơn cũng như sử dụng nhiều chiến lược giảng dạy và đánh giá dựa trên kinh nghiệm và nhu cầu của học sinh. Đây cũng là xu hướng sử dụng sách giáo khoa được các quốc gia phát huy, như ở Nhật giáo viên có một mức độ tự chủ đáng kể trong việc sử dụng sách giáo khoa một cách sáng tạo.
Hướng dẫn mới nhất của Bộ không đề cập đến hình thức kiểm tra môn Ngữ văn GDVN- Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH không có câu, chữ nào hướng dẫn hình thức kiểm tra tự luận hay tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan đối với môn Ngữ văn. Sau một số thông tin năm học 2022-2023 sẽ áp dụng hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm khách quan kiểm tra môn Ngữ văn đối với những...