Hé lộ kế hoạch Mỹ định tổng tấn công Iran từ xa
Chính phủ Mỹ từng lên kế hoạch tổng tấn công mạng ở Iran, làm tê liệt hệ thống phòng không, mạng lưới điện và hệ thống thông tin liên lạc của Iran.
Cuộc tấn công, nếu xảy ra, sẽ lôi hàng ngàn nhân viên tình báo và quân sự Mỹ vào cuộc – Ảnh minh họa: AFP
Tên của kế hoạch tấn công là Nitro Zeus. Kế hoạch này được lên sẵn để triển khai trong trường hợp cuộc đàm phán hạt nhân hồi năm ngoái thất bại dẫn đến xung đột. Nếu Nitro Zeus được triển khai, nó sẽ làm tiêu tốn của chính phủ Mỹ hàng chục triệu USD, huy động sự tham gia của hàng ngàn nhân viên tình báo và quân sự Mỹ.
Báo New York Times dẫn nội dung từ một bộ phim tư liệu về đề tài này sắp được trình chiếu cũng như từ giới chức tình báo, quân sự Mỹ tiết lộ rằng kế hoạch được sắp xếp trong bối cảnh Mỹ dự trù Thủ tướng Israel, ông Benjamin Netanyahu – người theo chính sách cứng rắn với Iran – sẽ ra lệnh tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nếu cuộc thương lượng thất bại, buộc Mỹ phải dính vào cuộc xung đột với Iran bởi Israel là đồng minh thân cận và lâu năm của Mỹ.
Video đang HOT
Mỹ đã tính sẵn một kế hoạch làm tê liệt hệ thống phòng không của Iran – Ảnh minh họa: AFP
Ngoài Nitro Zeus, giới tình báo Mỹ cũng đã thiết kế một kế hoạch khác nhằm tấn công mạng làm tê liệt cơ sở hạt nhân Fordo nằm gần thành phố Qum của Iran. Đây là một cơ sở đáng gờm khác với Mỹ, bởi nó được xây dựng sâu trong núi, ngoài “tầm với” của các loại vũ khí hiện đại của Mỹ.
Nhưng cuối cùng, các kế hoạch trên đã bị xếp xó sau khi cuộc thương thượng hạt nhân giữa Iran và quốc tế đã kết thúc thành công vào tháng 7.2015, trong đó Iran cam kết ngưng các chương trình hạt nhân và được gỡ bỏ các lệnh cấm vận áp đặt lên nước này.
Kiều Oanh
Theo Thanhnien
Ngoại trưởng Mỹ lo Iran dùng tiền được giải ngân để tài trợ khủng bố
Một phần trong số tiền trả lại cho Iran sau lệnh cấm vận kinh tế có thể sẽ được Tehran chuyển tới những tổ chức Mỹ liệt vào danh sách khủng bố, AFP dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (giữa) lo ngại Iran dùng số tài sản bị đóng băng trước kia để tài trợ các tổ chức bị Mỹ liệt vào hàng khủng bố - Ảnh: AFP
"Tôi nghĩ rằng một phần số tiền sẽ được chuyển tới IRGC hoặc các đơn vị khác, trong đó bao gồm những đơn vị bị xem là khủng bố", ông John Kerry trả lời kênh truyền hình CNBC hôm 21.1.
Theo thỏa thuận về vấn đề hạt nhân của Iran đạt được hồi tháng 7.2015, nước này sẽ được nhận lại số tài sản bị đóng băng ở các ngân hàng nước ngoài trong thời gian bị cấm vận trước đây.
Số tài sản này ước tính trị giá khoảng 100 tỉ USD, có được từ các hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ... trong các năm qua, theo đài phát thanh quốc gia Mỹ NPR. Và sau khi thỏa thuận hạt nhân thông qua, trước mắt họ có thể nhận 55 tỉ USD từ khoản này, theo lộ trình nới lỏng cấm vận.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vốn không bị Bộ Ngoại giao Mỹ liệt vào hàng khủng bố. Tuy vậy lực lượng đặc nhiệm Quds (Quds Force) thuộc IRGC, phụ trách các hoạt động nước ngoài, lại là đối tượng bị Mỹ cho là khủng bố, theo AFP.
"Nếu chúng ta biết được Iran tài trợ cho khủng bố, chắc chắn họ sẽ gặp vấn đề với Quốc hội Mỹ và những người khác. Tôi chỉ cố gắng trung thực về điều này. Tôi không thể nói với mọi người rằng một số trong lượng tiền đó không phải để tài trợ cho khủng bố. Tuy nhiên chúng tôi không tin rằng điều này quá quan trọng đối với các hoạt động của Iran trong khu vực", ông Kerry nói thêm.
Ông John Kerry được xem đã đóng góp quan trọng cho tiến trình đàm phán hạt nhân Iran. Thỏa thuận này là một trong những ưu tiên của chính quyền Tổng thống Barack Obama, qua đó giúp Iran thoát khỏi cấm vận, đổi lại Iran phải cắt giảm khoảng 97% kho dự trữ uranium làm giàu.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Thỏa thuận hạt nhân Iran bắt đầu thực thi trong nghi ngờ Hôm nay 18.10, thỏa thuận hạt nhân của Iran chính thức có hiệu lực, nhưng lời hứa của Iran về việc đáp ứng thỏa thuận hạt nhân có quá viễn vông hay không, khi chỉ vài ngày trước khi đàm phán có hiệu lực, họ còn thử tên lửa? Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải) không tin Iran có thể sớm...