Hé lộ điểm thi thử bất thường của các “thủ khoa” tại Hà Giang
Sự chênh lệch về điểm thi thử và điểm thi chính thức tại Hà Giang trong kỳ thi THPT Quốc gia đang khiến dư luận băn khoăn.
Thí sinh thi THPT tại cụm thi Đống Đa – Hà Nội. Ảnh minh họa: Việt Phương
Ngày 11.7, toàn bộ kết quả kỳ thi THPT quốc gia tại 63 cụm thi đã được Bộ GDĐT chỉ đạo địa phương công bố. Đặc biệt, năm nay có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (Toán, Lý, Anh) từ 27 điểm trở lên, trong đó có tới 36 em tại cụm thi Hà Giang.
Danh sách các thí sinh đạt điểm cao khối A1 tại Hà Giang.
Những con số có phần “ bất thường” khác với thông lệ hàng năm khiến dư luận đặt ra dấu chấm hỏi về công tác tổ chức thi tại Hà Giang.
Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, giáo viên vật lý hiện đang công tác trong hệ thống giáo dục HOCMAI, là một trong những người đặt ra nhiều nghi vấn về vấn đề điểm số kể trên tại Hà Giang.
Chia sẻ với phóng viên Dân Việt, ông Hà cho biết có nhiều thí sinh tham gia kỳ thi tại Hà Giang đã gửi cho ông những thông tin bên lề về quá trình học tập của các thí sinh đạt điểm cao. Theo đó, nhiều người khẳng định, điểm thi của một số cá nhân quá cao so với khả năng người đó thể hiện trong quá trình học tập, đặc biệt là trong thời gian trước khi thi.
Chênh lệch về điểm thi thử với điểm thi thật của một số thí sinh điểm cao tại Hà Giang.
Video đang HOT
Chia sẻ của thí sinh là bạn học của một trong các thí sinh điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia tại Hà Giang.
Bên cạnh những nghi vấn đặt ra, cũng có ý kiến cho rằn, việc thi thử không phản ánh được kết quả thi thực tế bởi sự khác biệt về đề thi, tâm lý làm bài…, nhưng cũng phải đặt dấu chấm hỏi bởi điều này không chỉ xảy ra ở một trường hợp đơn lẻ mà có số lượng nhiều.
Theo thống kê từ Bộ GDĐT, năm nay có 76 thí sinh có điểm thi khối A1 (toán, lý, anh) từ 27 điểm trở lên, trong đó có tới 36 em tại cụm thi Hà Giang. Điều này đã tạo ra không ít thắc mắc trong dư luận bởi cả cụm thi Hà Giang chỉ có 5.500 thí sinh, trong khi cả nước có tới 925.000 thí sinh, gấp 168 lần.
Phổ điểm thi “bất thường” tại Hà Giang.
So sánh với cụm thi Nghệ An có 31.500 em thi THPT, gấp gần 6 lần so với Hà Giang, đối với môn vật lý, chỉ có 23 thí sinh đạt điểm 9 trở lên, con số này ở Hà Giang là 65. Môn toán ở Nghệ An có 28 em đạt điểm 9 trở lên, còn Hà Giang có 57 em.
Trước đó, ông Vũ Văn Sử, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Hà Giang cho biết, không thể lý giải về những con số trên và nhấn mạnh, đây mới chỉ là những thông tin trôi nổi trên mạng xã hội.
Ông Sử thông tin rằng, công tác thi cử tại Hà Giang trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa rồi được làm rất chặt chẽ, tất cả các hoạt động đều được ghi rõ trong biên bản. “Hơn nữa, năm nay, Bộ GDĐT còn cử thêm 2 thanh tra của Bộ làm việc với địa phương và có 2 giám sát của Học viện Ngân Hàng”, ông Sử nói.
Mới đây, Bộ GDĐT đã có công văn gửi Ban Chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang về việc điểm thi cao một cách “bất thường” đang khiến dư luận xôn xao. Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018 yêu cầu, Ban chỉ đạo thi THPT tỉnh Hà Giang kiểm tra, rà soát, xác minh toàn bộ các khâu của kỳ thi và báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ đạo thi THPT Quốc gia 2018. Hạn cuối cùng là ngày 17.7.
Theo Dân Việt
Thanh Hóa: Chị em gái sinh 3 cùng thi đạt điểm cao
Trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 vừa qua, chị em gái sinh 3 ở xã Hoằng Thịnh (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) cùng đạt điểm cao. Theo đó, em Lê Thị Dương thị được 23,45 điểm các môn xét tuyển khối B; em Lê Thị Thùy thi được 23,8 điểm các môn xét tuyển khối A1 và em Lê Thị Linh thi được 24 điểm khối D.
Chúng tôi tìm đến gia đình anh Lê Duy Ngữ, ở thôn 8, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa khi vợ anh là chị Lê Thị Thúy đang đi nhập hàng ở Hà Nội chưa về. Anh Ngữ và 3 cô con gái đang ngồi đan lát những sản phẩm từ mây tre để tạo nguồn sống cho gia đình.
Nguồn thu nhập chính của gia đình anh Ngữ là từ nghề mây tre đan
Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, năm 1993, anh Ngữ lập gia đình, đến năm 1994 thì sinh cô con gái đầu lòng là em Lê Thị Trang. Cuộc sống tuy còn khó khăn, nhưng anh chị vẫn quyết định vay mượn xây dựng căn nhà cấp 4 để có chỗ che mưa, che nắng.
Hai vợ chồng dự tính trả xong hết nợ nần thì sẽ sinh con tiếp theo. Thế nhưng, đến năm 2000, chị Thúy bất ngờ mang thai 3 và sinh thêm 3 cô con gái cùng lúc là em Lê Thị Dương, Lê Thị Thùy và Lê Thị Linh. Cuộc sống gia đình vốn đã khó khăn, từ đó cũng thêm phần chật vật, vất vả hơn. Nhưng với suy nghĩ "thêm con là thêm của" nên gia đình nhỏ luôn ngập tràn hạnh phúc và tiếng cười.
Từ ngày sinh các con xong, do di chứng sinh 3 nên chị Thúy mắc chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, sức khỏe yếu đi rất nhiều và không còn được nhanh nhẹn như trước. Mặc dù mới ngoài 40, nhưng lưng chị đã còng xuống, bước đi từng bước còn nặng nhọc, khó khăn.
Ngay từ nhỏ, ngoài những buổi học, 3 chị em về nhà phụ giúp gia đình làm nghề
Bản thân anh Ngữ cũng mắc nhiều chứng bệnh như sỏi thận, thoát vị đĩa đệm nên không thể lao động nặng nhọc. Thu nhập chính của gia đình là từ nghề phụ mây tre đan.
Hàng ngày, anh Ngữ ở nhà làm nghề, sau những buổi học, 3 chị em Dương - Thùy - Linh về phụ giúp thêm bố làm nghề. Còn chị Thúy đi nhập hàng ở các tỉnh lân cận như: Ninh Bình, Hà Nội có khi cả tuần đến nửa tháng mới về nhà một lần. Sau khi về quê, chị lại đạp xe quanh thành phố Thanh Hóa đi bán hàng rong.
Ngày biết thông tin các con thi được điểm cao, vợ chồng anh Ngữ mừng thì ít mà lo lắng thì nhiều. Có những lúc, chị Thúy đã phải bật khóc thương các con và lo lắng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn. Trong khi đó, khoản nợ ngân hàng cả trăm triệu đồng chưa biết lấy đâu để trả.
Thành tích học tập là món quà mà các em dành tặng bố mẹ
Sau khi học hết cấp 3, thương bố mẹ vất vả nên chị cả Lê Thị Trang đã quyết định đi làm công nhân để phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Được biết, suốt quá trình học phổ thông, 3 chị em Dương - Thùy - Linh đều đạt học sinh khá - giỏi, tham dự và đạt giải nhiều cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Nhà không có điều kiện để các em học thêm, ngoài giờ học ở trường ra, các em về nhà tự bảo nhau ôn luyện. Trong căn nhà đơn sơ, không có một góc học tập riêng nào cho mỗi người. Mà chung vào đấy là cả ba chị em ngồi cùng trên một chiếc bàn dài hơn 2m, dưới chân còn kê vài viên gạch cho chắc chắn.
Nhưng bù lại là những tấm bằng khen, giấy khen của các con được vợ chồng anh Ngữ gìn giữ cẩn thận. Đó chính là phần thưởng, là món quà vô giá mà các con đã dành cho anh chị.
Từ khi còn học lớp 2, sau những buổi học ở trường, về nhà, cả 3 chị em phụ giúp bố mẹ và học thêm nghề đan lát.
Ba chị em chỉ có một chiếc bàn học tập
Được biết, 3 chị em đã nộp hồ sơ vào Trường ĐH Y Thái Bình, Trường ĐH Công nghệ Đông Á và Học viện Ngoại giao. Với số điểm đạt được như trên, cơ hội để bước vào cổng trường đại học là rất lớn. Thế nhưng với số tiền hơn 1 triệu đồng/tháng từ nguồn thu nhập đan lát, gia đình các em lo chạy ăn từng bữa còn khó, đừng nói đến việc đủ điều kiện kinh tế để lo cho 3 con học đại học.
Dương (cô bé bị chàm bẩm sinh từ khi lọt lòng mẹ) mắt xa xăm ngân ngấn lệ, chia sẻ: "Em muốn được đi học đại học, em không muốn làm công nhân sau 12 năm đèn sách. Nếu không được đi học, đi làm thì biết bao giờ mới giúp được bố mẹ trả nợ và thoát nghèo".
Ước mơ của Dương cũng chính là khát khao cháy bỏng của Thùy và Linh. Nghe con chia sẻ, anh Ngữ quay đi che dòng lệ chực trào nơi khóe mắt. Được biết, gia đình anh nằm trong danh sách hộ nghèo vì thu nhập thấp, gia cảnh khó khăn.
"Nói thật, các con thi được số điểm như thế là khá cao rồi. Cái khó khăn của gia đình có khổ như thế nào thì bố mẹ cũng chịu được. Nguyện vọng của bố mẹ chỉ mong muốn các con được đến trường, mở mang kiến thức sau này về giúp đỡ gia đình. Bố mẹ đau yếu cố gắng thêm được đồng nào hay đồng đó để nuôi các con. Giờ mong muốn lớn nhất là làm sao lo được cho các con theo đuổi ước mơ học hành", anh Ngữ chia sẻ.
Chứng kiến hoàn cảnh gia đình, chúng tôi thấy chạnh lòng khi nghĩ đến những thiệt thòi của Dương - Thùy - Linh, những cô bé chăm ngoan, hiếu học mà vì hoàn cảnh nếu như không được tiếp tục cắp sách đến trường.
Thầy Nguyễn Hữu Kỳ - Hiệu trưởng Trường THPT Lương Đắc Bằng chia sẻ: "Hoàn cảnh gia đình 3 chị em sinh ba rất vất vả, mẹ đi làm ngoài, bố thì bệnh tật. Trong quá trình học tập, cả 3 chị em đều rất nỗ lực, cố gắng vươn lên và kết quả học tập đều đạt loại giỏi.
Trong suốt những năm các em theo học ở trường, cả 3 chị em đều rất chăm ngoan, chịu khó rèn luyện. Về phía nhà trường, mỗi khi có chương trình học bổng đều ưu tiên dành cho các em để san sẻ bớt những khó khăn của gia đình, để các em có thêm động lực để vươn lên."
Duy Tuyên
Theo Dân trí
'Vòng nguyệt quế' chờ cô học trò nghị lực Cô học trò đầy nghị lực Nguyễn Thị Thu Thủy, Trường THPT Tiểu La, xã Bình Giang, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, vượt qua kỳ thi THPT quốc gia 2018 với 34,65 điểm. Cô học trò nghị lực Nguyễn Thị Thu Thủy - Ảnh: LÊ TRUNG "Vậy là tôi đậu tốt nghiệp rồi! Ba môn thi khối A1 để đăng ký xét...