Hé lộ các chiến đấu cơ mới của quân đội Trung Quốc trong thập niên 2020
Quân đội Trung Quốc (PLA) tiếp tục hiện đại hóa nhanh chóng khắp các binh chủng, từ việc mở rộng hạm đội tàu khu trục tới cách mạng hóa lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược. Không quân Trung Quốc cũng không nằm ngoài guồng quay ấy của PLA.
Tiêm kích Hắc Kiếm của quân đội Trung Quốc
Họ đang nhanh chóng rời xa dân việc mua các máy bay chiến đấu Nga, ví dụ như các tiêm kích Su-30MKK, để tự phát triển các máy bay hiện đại của riêng họ. Theo Military Watch, trong một số khía cạnh, hàng không quân sự Trung Quốc đã ngang bằng với Nga và Mỹ, và thậm chí một số lĩnh vực còn dẫn đầu, ví dụ công nghệ drone và cảm biến.
Dưới đây là một số loại máy bay chiến đấu mới hoàn toàn (bên cạnh các biến thể mới của các máy bay hiện có) sẽ cất cánh lần đầu tiên trước năm 2030 trong không quân của PLA.
H-20
Đây là máy bay ném bom hạng nặng liên lục địa đầu tiên của quân đội Trung Quốc, đối trọng với máy bay ném bom B-21 Raider đang được phát triển trong không quân Mỹ. H-20 được nói là có thể bay đến đại lục nước Mỹ, có thể triển khai bom nhiệt hạch. Nó cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ do thám do có năng lực tàng hình và hệ thống cảm biến mạnh.
Tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng
Video đang HOT
Nếu Mỹ có F-35, Nga đang phát triển một biến thể của Yak-141 thì quân đội Trung Quốc cũng muốn có một loại tiêm kích của riêng họ, nhất là khi hải quân Trung Quốc sẽ hạ thủy và biên chế các tàu đổ bộ tấn công Type -075 vào năm 2025 với lượng choán nước 35.000-40.000 tấn, tương đương tàu sân bay Charles De Gaulle của Pháp hay tàu lớp Wasp của Mỹ. Tuy nhiên, chưa có thông tin nào thực sự cụ thể về một phiên bản thử nghiệm trong quân đội Trung Quốc, tính đến thời điểm này.
Tiêm kích không người lái Hắc kiếm
Được công bố hồi tháng 6/2018, tiêm kích Hắc Kiếm được đồn đoán là thiết kế tiêm kích không người lái thế hệ 6 sử dụng trí tuệ nhân tạo. Loại drone này khác biệt hẳn với các drone khác trong PLA bởi kích cỡ to lớn cũng như các định hướng riêng trong tác chiến trên không. Cho đến nay, có rất ít thông tin về dự án, nhưng một số người cho rằng nó sẽ cất cánh vào giữa thập niên 2020.
Tiêm kích thế hệ 6
Tiêm kích thế hệ 6 trong không quân PLA
Đồng thời với các chương trình MiG-41 của Nga, hay Air Dominant fighter của Mỹ, Trung Quốc được cho là đang nghiên cứu phát triển tiêm kích chiếm ưu thế trên không. Chưa có thông tin nào về dòng máy bay kế nhiệm J-20, nhưng máy bay này theo một số chuyên gia, có thể cất cánh lần đầu tiên vào cuối thập niên 2020.
ANH MINH
Theo tienphong.vn
Trung Quốc đưa chiến cơ Su-35 ra diễn tập ở Biển Đông
Không quân Trung Quốc (PLA) thử nghiệm khả năng tác chiến trên biển của máy bay chiến đấu Su-35 cải tiến trên Biển Đông, truyền thông nước này đưa tin.
Theo PLA Pictorial, lữ đoàn không quân từ Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam tham gia bài tập sau khi cải tiến những máy bay Sukhoi do Nga sản xuất. Đợt diễn tập gồm các nội dung tấn công mục tiêu bằng biên đội ba tiêm kích, cơ động và khai hỏa hiệp đồng, cũng như hoạt động bay đêm. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc không cho biết chi tiết về địa điểm và thời gian diễn tập.
Tất cả 24 chiếc Su-35 của Trung Quốc được giao cho một lữ đoàn gần Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông, nơi bộ chỉ huy phía Nam phụ trách các hoạt động ở biển Đông, theo SCMP.
Hai máy bay chiến đấu Su-35 và máy bay ném bom H-6K của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang tuần tra trên eo biển Luzon gần Đài Loan. Ảnh: AP
Trung Quốc là khách hàng nước ngoài đầu tiên của máy bay Su-35 hạng nặng hai động cơ, trụ cột của Không quân Nga. Su-35 là bản nâng cấp của Su-27, được đưa vào sử dụng thời Liên Xô vào năm 1985 và được các nhà quan sát Nato biết đến với cái tên Flanker.
Su-35 có động cơ mạnh hơn để đảm bảo khả năng cơ động cao hơn và khả năng mang trọng tải tám tấn, bao gồm cả tên lửa chống hạm. Máy bay chiến đấu J-11 Thẩm Dương của Trung Quốc cũng được phát triển từ khung máy bay Su-27.
Thông tin về cuộc tập trận của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh đô đốc Philip Davidson, chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của hải quân Mỹ, tuần trước lên tiếng chỉ trích hành động khiêu khích của Trung Quốc ở biển Đông và biển Hoa Đông như bồi đắp, quân sự hóa các đảo nhân tạo ở biển Đông và dùng lực lượng quân sự theo dõi tàu, máy bay Mỹ cùng đối tác hoạt động trong khu vực.
Mỹ và Trung Quốc đang tranh cãi về việc tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trung Quốc liên tục phản đối các chuyến tuần tra duy trì tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ở biển Đông, trong khi Washington và các nước Đông Nam Á bày tỏ lo ngại về hoạt động quân sự hóa các đảo nhân tạo bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép.
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 20/7 ra thông cáo thể hiện quan ngại trước thông tin Bắc Kinh có hành vi can thiệp hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực, bao gồm hoạt động thăm dò và khai thác lâu nay của Việt Nam. Mỹ yêu cầu Trung Quốc nên chấm dứt hành vi bắt nạt, kiềm chế các hành động khiêu khích và gây bất ổn khu vực.
(Nguồn: SCMP)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Dự đoán quan hệ giữa Trung Quốc với một số điểm nóng trong năm 2020 Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đăng tải dự báo của các nhà bình luận về những xu hướng có thể tác động đến khu vực trong năm tới. Cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung kéo dài sang năm 2020? - Ảnh: China Focus Giáo sư danh dự đại học Harvard Ezra Vogel Ông Vogel chú ý đến quan hệ...