Hé lộ 10 “bí mật” về những tân cử nhân Đại học Harvard
Tháng 7/2018 vừa qua, thêm một lứa cử nhân của ngôi trường danh giá nhất thế giới đã tốt nghiệp. Nhân dịp này, tờ tạp chí sinh viên của trường (The Harvard Crimson) đã tiến hành một cuộc điều tra toàn cảnh những tân cử nhân về thái độ của họ đối với chính trị, công nghệ và cả … tình dục.
Dưới đây là 10 tiết lộ thú vị về các tân cử nhân của ngôi trường hàng đầu thế giới:
1. Một thế hệ đầy lo âu
Trong các sinh viên Harvard tốt nghiệp năm 2018, 41% đã từng tìm kiếm sự hỗ trợ về sức khỏe tinh thần từ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của trường. Khoảng 15% cũng tìm sự hỗ trợ này từ bên ngoài khuôn viên trường đại học. Đó như một lời cảnh tỉnh, nhất là với những sinh viên vừa trải qua thời gian học tập nhiều áp lực và lo lắng.
Đại học Harvard là bệ phóng cho rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng tầm toàn cầu ở mọi lĩnh vực.
2. Nhiều hơn một cử nhân ra trường còn là “trinh nữ”
Theo khảo sát của Harvard Crimson nhiều năm trở lại đây, có không ít sinh viên của ngôi trường danh giá thế giới chưa bao giờ có bất kỳ kinh nghiệm hẹn hò nào ở trường đại học. Ứng dụng hẹn hò đã được 69% sinh viên ở Harvard sử dụng. Tuy vậy, hơn 1/5 sinh viên tốt nghiệp khóa 2018 đã báo cáo về việc từng bị “ quấy rối tình dục” trong thời gian còn là sinh viên của trường.
Đối với khóa 2015 của trường, theo khảo sát có đến 24% số cử nhân tốt nghiệp năm đó chưa từng quan hệ tình dục một lần nào. Tỉ lệ này tương đương với việc cứ 4 sinh viên Harvard thì có 1 người vẫn còn trong trắng.
3. Chủ nghĩa tự do chính trị
Về mặt chính trị, những cử nhân này bắt đầu học ở Harvard dưới thời cầm quyền của Obama. Theo khảo sát, 72% số họ cho rằng “nước Mỹ hiện đang đi sai hướng”. Chỉ 3% trong số họ đã từng bỏ phiếu cho Donald Trump, 2/3 cho rằng mình là người theo chủ nghĩa tự do hay rất tự do.
Video đang HOT
Về chính trị, 2/3 sinh viên Harvard được khảo sát cho rằng mình là người theo chủ nghĩa tự do hay rất tự do.
4. Tự do ngôn luận ở khuôn viên giảng đường
Có những dấu hiệu cho thấy sinh viên tự kiểm duyệt quan điểm của mình và không tranh luận một cách công khai. Khoảng 2/3 sinh viên được điều tra đã từng chọn không phát biểu ý kiến trong môi trường học thuật vì sợ sẽ “động chạm” hoặc xúc phạm người khác. Điều này đặc biệt đúng đối với những người ủng hộ đảng Cộng hòa. Gần một nửa số sinh viên muốn có một “cảnh báo trước” nếu khóa học chứa những nội dung có thể gây khó chịu hoặc xúc phạm.
5. Uống rượu bia
Ngay cả các sinh viên chăm chỉ và xuất sắc đạt thành tích cao trong học tập tại Harvard vẫn có khả năng hoặc thích uống rượu. Hơn 90% sinh viên Harvard uống rượu, và hầu hết tuần nào cũng uống. Tuy nhiên, họ lại gần như nói không với thuốc lá. Hầu như không có sinh viên hút thuốc thường xuyên, hơn 3/4 cho biết họ chưa từng một lần hút thuốc. Thậm chí số sinh viên từng hút thuốc lá còn ít hơn số sinh viên từng thử cần sa.
6. Thái độ về nổ súng ở trường học
Dưới làn sóng biểu tình lên án sự gia tăng các vụ xả súng ở trường học của giới trẻ Mỹ, sinh viên Harvard ủng hộ kêu gọi hạn chế tiếp cận vũ khí, với tỉ lệ ủng hộ 9/10 việc thắt chặt kiểm soát súng.
7. Sinh viên thông minh dùng điện thoại thông minh
Sinh viên ở Harvard dường như hoàn toàn đắm chìm trong công nghệ số. Đa phần tất cả SV mới tốt nghiệp đều sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến đến nỗi chúng được xem như một phần tất yếu trong cuộc sống. Sinh viên Harvard cũng tỏ ra thiên vị IPhone khi 87% lựa chọn sản phẩm này.
8. Quy tắc danh dự
Theo quy tắc này, sinh viên phải cam kết không gian lận trong học thuật. Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy, điều này đã không làm thay đổi hành vi và mức độ gian lận khi khoảng 1/5 sinh viên thừa nhận đã từng gian lận trong quá trình học và rất ít trong số họ bị phát hiện.
9. Đa dạng sắc tộc
Cánh cửa vào các trường đại học hàng đầu với sinh viên các sắc tộc khác nhau trên toàn thế giới luôn gây tranh cãi. ĐH Harvard gần đây gặp cáo buộc phân biệt đối xử trong cách xử lý hồ sơ của người Mỹ gốc Á.
Thực tế cho thấy, hơn 60% sinh viên được lựa chọn và ưu tiên trúng tuyển dựa trên sắc tộc. Ở khóa sinh viên vừa tốt nghiệp, phổ biến nhất là sinh viên da màu, ít phổ biến nhất là nhóm sinh viên da trắng và gốc Á.
10. Điều gì tiếp theo?
Các cử nhân vừa tốt nghiệp Harvard đang bước vào một kỷ nguyên của các quan điểm phân cực. Đây cũng là kỷ nguyên mà nước Mỹ bị chia cắt bởi địa lý kinh tế. Những con người ưu tú này sẽ không tản ra khắp mọi miền đất nước sau khi tốt nghiệp, thay vào đó họ đang dự định phát triển sự nghiệp ở một trong 3 nơi: New York, Massachusetts và California.
Khoảng 1/10 tân cử nhân muốn phát triển sự nghiệp ở nước ngoài. Những công việc họ muốn làm ngay sau khi rời trường thuộc lĩnh vực tư vấn, tài chính và công nghệ. Nhưng khi được hỏi về nguồn thu nhập đến từ đâu, có tới 60% lại mong đợi tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính từ gia đình.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?
Cả ngành Sư phạm Ngữ văn của trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai chỉ có duy nhất 1 thí sinh đăng ký và chương trình đào tạo sư phạm chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa tại trường Đại học Hồng Đức mới chỉ tuyển được 1 sinh viên ngành Toán đang là những thông tin gây "sốc".
Năm 2018, Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai chỉ có duy nhất một thí sinh đăng kí nguyện vọng vào khoa Sư phạm Ngữ văn. Ảnh: Báo Gia Lai
Việc trường Cao đẳng sư phạm Gia Lai nâng điểm chuẩn lên 23 để loại thí sinh đăng kí duy nhất đạt 22,5 điểm đã bị Bộ GD&ĐT "tuýt còi" vì vi phạm quy chế xét tuyển và bị nhiều người phản đối. Trong khi đó, mặc dù ngành Toán mới chỉ có 1 sinh viên nhưng trường Đại học Hồng Đức vẫn khẳng định sẽ mở lớp và quyết tâm này được ghi nhận.
Chúng tôi lại cho rằng không nên và không thể duy trì những "khóa đào tạo 1 sinh viên" như thế.
Bởi vì, ngành sư phạm dù sao cũng chỉ là một ngành đào tạo nghề-nghề giáo. Đào tạo nghề phải phù hợp với nhu cầu xã hội. Hiện hàng chục nghìn cử nhân, thạc sĩ sư phạm đang chưa tìm được việc làm, hàng nghìn giáo viên trên cả nước đang đứng trước nguy cơ bị chấm dứt hợp đồng. Do đó, việc duy trì đào tạo sư phạm đối với những môn đang thừa là không cần thiết, không phù hợp, gây lãng phí nguồn lực, chỉ làm gia tăng số lượng đội quân thất nghiệp.
Đây là lí do nhiều năm trở lại đây, học sinh tốt nghiệp THPT không còn mặn mà với ngành sư phạm, những học sinh giỏi lại càng hiếm. Đầu vào của nhiều trường sư phạm thấp ở mức kỉ lục.
Mặt khác, việc duy trì các khóa đào tạo chỉ có duy nhất 1 thí sinh sẽ rất lãng phí, tốn kém, cơ sở đào tạo sẽ thua lỗ, phá sản vì nguồn thu từ học phí không đủ bù đắp một phần nhỏ chi phí. Trong trường hợp sinh viên duy nhất đó nghỉ học giữa chừng, sự lãng phí càng lớn.
Về mặt tâm lí, lớp học chỉ có duy nhất một sinh viên sẽ khó tránh khỏi rơi vào tâm lí trầm lắng, buồn chán, mặc cảm cả về phía người dạy và người học. Chỉ có duy nhất một người nên không thể có sự tương tác, học hỏi, thảo luận, cạnh tranh giữa những người học với nhau, việc học tập sẽ thiếu động lực, khó đảm bảo chất lượng.
Trong đào tạo đại học hay đào tạo nghề, yếu tố tâm lí, tinh thần đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên chất lượng đào tạo.
Tốt nhất, cần có sự liên kết, phối hợp để các trường gom đủ sinh viên của một lớp để tổ chức đào tạo.
Bộ GD&ĐT cũng cần nghiên cứu, bổ sung quy chế tuyển sinh ĐH, quy định số lượng thí sinh tối thiểu của một ngành-khoa đào tạo; trong trường hợp số thí sinh đăng kí không đủ thì trường có quyền từ chối. Không nên đặt các trường vào thế phải nhận sinh viên dù chỉ một vài em cho một khóa đào tạo.
QUANG ĐẠI
Theo laodong.vn
Cơ hội nhận bằng tốt nghiệp của trường ĐH thuộc Top 50 thế giới dành cho sinh viên Việt Nam Một trong những "điều khoản" được nêu rõ trong văn bản hợp tác được ký kết giữa ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Griffith (GU), Úc vào đầu năm 2018 vừa qua. Đó chính là những sinh viên theo học chương trình hợp tác này, nếu chuyển tiếp học giai đoạn 2 tại ĐH Griffith, sẽ được nhận bằng Cử nhân ngành...