Hệ điều hành mới của Huawei có thể được gọi là “Ark OS”
Huawei gần đây đã xác nhận rằng họ đang làm việc trên hệ điều hành riêng của mình như một giải pháp thay thế cho Android. Một số tên gọi cho hệ điều hành đã rò rỉ và một trong số đó là Ark OS.
Công ty đã đăng ký thương hiệu một số tên gọi mới với EUIPO (Văn phòng sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu) bao gồm HUAWEI ARK OS, HUAWEI ARK, ARK và ARK OS. Tất cả các nhãn hiệu này đã được nộp vào ngày 24 tháng 5, tức là chỉ một vài ngày trước.
Nhà sản xuất Trung Quốc không xác nhận rằng đây là tên gọi cuối cùng cho hệ điều hành thay thế Android mà họ phát triển. Nhưng chúng ta có thể xem xét thấy rằng “Ark OS” có vẻ như là một tên gọi cho hệ điều hành hợp lý hơn “Hongmeng OS” đã từng được biết đến trước đây.
Vào tháng 11 năm ngoái, Huawei đã xác nhận rằng công ty đang phát triển một giải pháp thay thế cho Android. Tuy nhiên, nhiều người dùng không quan tâm tới thông tin này ở thời điểm đó. Bây giờ, mọi thứ đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết với Huawei khi mà các vấn đề của họ và Hoa Kỳ đang trở nên rất căng thẳng. Hàng loạt các công ty đã cắt đứt quan hệ hợp tác với OEM Trung Quốc làm ảnh hưởng tới khá nhiều kế hoạch phát triển của thương hiệu điện thoại lớn thứ 3 thế giới hiện nay.
Theo các báo cáo gần đây, doanh số của Huawei đã giảm sau các vấn đề liên quan đến Mỹ gần đây. Hầu hết các bạn đều biết, điện thoại thông minh của Huawei dựa trên Android và mặc dù Huawei đã được cấp thời gian ân hạn ba tháng để giữ giấy phép. Tuy nhiên, điều đó sẽ không có ý nghĩa nhiều nếu họ không xoay sở được.
Theo FPT Shop
'Tọa sơn quan hổ đấu', Samsung hưởng lợi từ lệnh cấm Huawei
'Ngư ông đắc lợi' giữa cuộc thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc không ai hết chính là gã khổng lồ smartphone Hàn Quốc.
Hơn ai hết, Samsung hiểu rõ mối đe dọa từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Huawei khi hãng di động Trung Quốc vượt mặt Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới. Màn ra mắt mẫu điện thoại gập diễn ra không như ý do lỗi màn hình khiến hiều người đặt dấu hỏi cho triều đại của "nhà vua".
Video đang HOT
Nhưng giữa lúc khó khăn, Samsung nhận món quà "trời cho" khi chính quyền ông Donald Trump giáng đòn chí tử vào Huawei. Đó như cơ hội giúp hãng củng cố vị trí siêu cường smartphone mà còn lâu nữa mới có đối thủ xứng tầm.
Đối thủ xếp ngay sau gặp nhiều khó khăn, Samsung ung dung hưởng lợi. Ảnh: Reuters.
Huawei bị đưa vào danh sách đen của chính phủ Mỹ, các hãng công nghệ như Google, Intel hay ARM chấm dứt hợp tác. Công ty có thể phát triển hệ điều hành riêng thay thế cho Android, nhưng khó thay thế các dịch vụ như Gmail, Google Maps. Chưa kể, ARM là "xương sống" của làng công nghệ di động đã từ chối cấp phép thiết kế chip đối với Huawei.
Theo số liệu International Data Corp, trong 3 tháng đầu năm 2019, Samsung chiếm 23,1 % thị phần smartphone toàn thế giới, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngược lại, Huawei lại tăng 50% để chiếm giữ vị trí thứ 2 với 19% thị phần.
Không nhà sản xuất nào theo sát Samsung đến vậy. Ngay như Apple đứng vị trí số 3 cũng chỉ chiếm 11,7% thị phần, còn Xiaomi xếp thứ 4 với 8%.
Nếu Huawei sụt giảm doanh thu do tác động từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ, các đối thủ như Apple và Xiaomi còn lâu mới đe dọa vị thế dẫn đầu của Samsung.
Apple hứng chịu làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Trung Quốc
Nói như vậy không có nghĩa là vị trí dẫn đầu của Samsung được đảm bảo. Thị trường smartphone liên tục thay đổi theo từng quý dựa trên nhiều yếu tố. Ở đó, Apple và Huawei thay nhau xếp vị trí thứ 2 sau Samsung.
Chẳng hạn như trong quý IV/2018, Táo khuyết nắm giữ 18,2% thị phần điện thoại thông minh toàn thế giới, tiến rất gần tới mức 18,7% của Samsung. Huawei đứng ở vị trí thứ 3 với 16,1% thị phần, dù tăng 43,9% so với năm trước trong khi cả Apple và Samsung đều giảm.
Mẫu điện thoại đầu bảng Samsung Galaxy S10. Ảnh: Reuters.
Một số nhà phân tích tin rằng những "đòn đánh" của Mỹ nhắm tới Huawei có thể tác động tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của Apple tại Trung Quốc. Theo BuzzFeed News, nhóm các nhà phân tích tại UBS gần đây nhận định làn sóng chủ nghĩa dân tộc bùng nổ tại Trung Quốc có thể làm tổn thương các doanh nghiệp nước ngoài.
Trên thực tế, người dân nước này đã đồng loạt kêu gọi tẩy chay sản phẩm Táo khuyết để phản đối quyết định của chính quyền Tổng thống Donald Tump.
Samsung không có sự hiện diện mạnh mẽ ở đất nước tỷ dân. Thậm chí, theo số liệu thống kê của Counterpoint Research, hãng còn bị đánh bật khỏi top 6 các nhà sản xuất smartphone tại thị trường Trung Quốc (theo thứ tự là Huawei, Oppo, Vivo, Apple, Xiaomi, Meizu).
Nhưng với Apple lại khác, Trung Quốc giữ vai trò rất quan trọng. Cũng theo Counterpoint Research, đây là thị trường lớn thứ 3 của Táo khuyết và doanh số iPhone chiếm 12% thị phần smartphone Trung Quốc trong quý IV/2018.
Độc tôn ở sân chơi điện thoại màn hình gập
Samsung có thêm lý do để "cười thầm" khi chứng kiến nỗi bất hạnh của Huawei, đó chính là cuộc đua điện thoại màn hình. Galaxy Fold có màn khởi đầu chẳng mấy suôn sẻ với lỗi màn hình khiến hãng phải trì hoãn ngày phát hành.
Tuy nhiên, việc Huawei đang quay cuồng chống đỡ các đòn trừng phạt từ Mỹ vô tình mang tới cho Samsung cơ hội để sửa sai.
Huawei Mate X là thách thức lớn đối với tham vọng thống trị thị trường smartphone màn hình gập của Samsung
Gã khổng lồ Trung Quốc ra mắt Mate X với thiết kế màn hình gập chỉ vài ngày sau khi Fold trình làng. Thế nhưng, mẫu smartphone này chưa hẹn ngày phát hành và bỏ ngỏ khả năng chạy hệ điều hành Android.
Chính phủ Mỹ gia hạn lệnh cấm thêm 90 ngày, tức cho tới 19/8 để công ty hỗ trợ khách hàng. Chưa rõ liệu Mate X có lách qua khe cửa hẹp này hay không. Tờ GizmoChina tiết lộ sản phẩm có thể được phát hành trong tháng 6.
Thiếu vắng Android quả là cơn ác mộng đối với Huawei, đặc biệt gây tổn hại nặng nề với mẫu smartphone cao cấp như Mate X, vốn có giá khoảng 2.600 USD.
Đối với người dùng bên ngoài biên giới Trung Quốc, các dịch vụ Google và kho ứng dụng khổng lồ Play Store đã quá quen thuộc. Họ khó chấp nhận việc Mate X thiếu vắng Android.
Samsung có cơ hội thứ hai sửa sai với Galaxy Fold. Ảnh: Business Insider.
Xiaomi và Motorola cũng tham gia cuộc chơi màn hình gập. Nhưng sản phẩm của họ chưa mang lại nhiều sức hút. Điều đó lại củng cố thêm vị thế dẫn đầu mà Samsung đang cố gây dựng. Hãng có cơ hội chiếm lĩnh thị trường này nếu hoàn thiện Galaxy Fold, giống như đã từng làm với thị trường phablet khi ra mắt dòng Note.
Vẫn còn quá sớm để biết chính xác điều gì sẽ xảy ra với Huawei trước lệnh trừng phạt từ chính phủ Mỹ. Công ty thông báo đang làm việc trên hệ điều hành riêng thay thế Android.
Trả lời tờ Nikkei Asian Review, CEO Nhậm Chính Phi cho rằng tốc độ tăng trưởng của công ty sẽ chậm lại đôi chút. Ngay cả khi tâm lý lạc quan của vị thuyền trưởng này đúng đi chăng nữa, đó cũng là tin vui để Samsung yên tâm hơn trên con đường thống trị thị trường điện thoại thông minh toàn cầu.
Theo Zing
Smartphone Huawei vẫn được cập nhật phần mềm và dịch vụ hậu mãi Các smartphone hiện tại của Huawei vẫn được cung cấp các bản vá bảo mật từ Google cũng như nhận các chương trình sau bán hàng từ nhà sản xuất. Ngày 20/5, Reuters dẫn nguồn tin nói Google đình chỉ một số hoạt động kinh doanh với Huawei, có thể khiến các mẫu điện thoại của nhà sản xuất này không được cập...