HDTV 3D thụ động đầu tiên ở VN
TV Cinema 3D LW6500 sử dụng kính phân cực của LG sẽ được bán ra trong tháng này với mức giá dự kiến cho 48 triệu đồng cho bản 47 inch.
LW6500 là TV Cinema 3D cao cấp nhất dự kiến sẽ được LG bán tại VN trong tháng 4. Đây là mẫu HDTV sử dụng công nghệ màn hình 3D FPR dạng thụ động, tương thích với loại kính phân cực như ở các rạp chiếu phim 3D hiện nay. So với TV 3D hiện có trên thị trường, kính 3D của dòng Cinema 3D không sử dụng pin cũng như phải kết nối tới TV thông qua sóng hồng ngoại hoặc Bluetooth. Giá của chúng cũng chỉ khoảng 2 đến 3 USD.
Công nghệ FPR cũng cho chất lượng hình ảnh sáng hơn 3D chủ động với kính màn trập. Công nghệ này mang lại chất lượng hình ảnh nổi ổn định hơn, không có hiện tượng rung, lắc và bóng mờ giống như trên một số mẫu TV 3D màn trập đang bán trên thị trường.
Với mức giá dự kiến khoảng 48 triệu đồng cho model 47 inch, LW6500 được trang bị màn hình đèn viền LED Plus hỗ trợ TruMotion 200Hz và độ phân giải Full HD. Ngoài khả năng trình diễn nội dung 3D từ đầu Blu-ray, đầu HD…, TV Cinema 3D của LG cũng có khả năng chuyển trực tiếp nội dung 2D sang 3D thông qua một phím bấm trên điều khiển.
Hãng điện tử Hàn Quốc trang bị thêm cho model mới của mình hệ thống dịch vụ giải trí trực tuyến Home DashBoard, cung cấp cho người dùng kho ứng dụng trực tuyến LG Apps, các ứng dụng nội dung thuần Việt như xem tin, nghe nhạc… và các trò chơi mini. LW6500 còn tương thích với điều khiển cảm biến Remote MagicWand của hãng.
Dưới đây là một số hình ảnh về mẫu TV 3D thụ động LW6500 sắp bán ra ở VN.
Video đang HOT
LW6500 sử dụng công nghệ màn hình 3D thụ động FPR do chính LG phát triển, khác hẳn công nghệ được hãng sử dụng trên các dòng TV 3D LG 2010.
Model này được trang bị màn hình LED viền hỗ trợ độ phân giải Full HD 1.920 x 1.080 pixel, tính năng quét hình TruMotion 200Hz.
LW6500 có kiểu dáng tương đồng với các mẫu TV mỏng dòng trung cấp của hãng với khung viền sơn đen bóng.
Kiểu dáng siêu mỏng với độ dày 22,5 mm.
Màn hình phủ lớp bảo vệ mờ giúp chống lóa. Xung quanh màn hình là viền nhựa trong suốt ánh xanh. Hệ thống kết nối được hết ở mặt sau của TV và lệch về bên phải.
Mẫu Cinema 3D đầu tiên của LG được trang bị 4 cổng HDMI, 2 cổng USB cùng nhiều giao tiếp AV khác.
Điều khiển đi kèm có thiết kế khá lớn, trong lượng vừa phải. Khi bán ra, LW6500 sẽ được tặng kèm với 4 kính phân cực. Công nghệ phân cực cho chất lượng hình ảnh 3D khá tốt, hiệu ứng nổi không bị mất đi ngay cả khi người xem quay nghiêng kính. Hình ảnh 3D trên kính phân cực cũng sáng hơn so với 3D trên kính màn trập (active shutter glasses). Hệ thống giải trí Home Dashboard đã được LG bổ sung thêm các ứng dụng thuần Việt và các trò chơi mini.
Theo Số Hóa
LG mời Sony làm TV 3D thụ động
Hãng điên tử Hàn Quốc đang đàm phán để Sony sử dụng loại màn hình 3D thụ động FPR sản xuất những mẫu HDTV 3D Bravia trong tương lai.
LG muốn Sony sẽ tham gia liên minh sản xuất TV 3D thụ động công nghệ FPR của mình. Ảnh: LGNewsroom.
Mặc dù đang có những rắc rối về kiện tụng liên quan đến bản quyền công nghệ Blu-ray trên PS3 nhưng theo Electronistra cho biết, LG Display, hãng sản xuất màn hình của LG lại đang trong quá trình đàm phán với Sony về việc cung cấp cho nhà sản xuất này các loại màn hình TV 3D thụ động. LG đang tìm kiếm một đối tác đủ mạnh để có thể lật đổ Samsung ra khỏi ngôi vị số một hiện nay về màn hình 3D, khi hãng này chiếm tới trên 60% thị trường.
Công nghệ 3D mới của LG được gọi là FPR (Film-type Patterned Retarder), dựa trên việc tái tạo hình ảnh 3D qua phương thức thụ động, người xem sẽ sử dụng kính phân cực để thấy được các hình ảnh nổi. Lợi thế của công nghệ này là việc có kính chuyên dụng gọn nhẹ giá rẻ nhưng chất lượng ảnh sáng gấp ba lần công nghệ 3D chủ động với kính trập hình động sử dụng pin.
Kính 3D phân cực (trái) có kính thước nhẹ hơn nhiều so với loại kính trập hình động ở 3D chủ động. Ảnh: Techcrunch.
Tuy nhiên, công nghệ 3D chủ động lại cho chất lượng hình ảnh nổi được đánh giá là sắc nét và rõ ràng hơn khi cho phép gửi đến các ảnh 1.080 pixel tới mỗi mắt kính trong một thời điểm ở tần số cao, trong khi FPR chỉ gửi được ảnh 540 pixel tới cả hai mắt kính ở cùng một thời điểm, nhưng là hai hình ảnh khác nhau. Bởi vậy 3D FPR có thể sẽ có hình ảnh không sắc nét khi sử dụng với màn hình quá lớn.
LG cũng là hãng sử dụng đồng thời cả hai công nghệ trình chiếu 3D thụ động và chủ động trên các mẫu TV 3D của mình. Trong khi các model 3D chủ động đã được hãng bán ra từ năm ngoái thì phải đến giữa năm nay, TV 3D thụ động công nghệ FPR của LG mới có mặt trên thị trường.
Hãng điện tử Hàn Quốc hy vọng công nghệ 3D giá rẻ của họ sẽ thúc đẩy doanh số bán nghèo nàn của TV 3D hiện nay
Theo Số Hóa.