HDBank chào bán 15 triệu trái phiếu, lãi suất 8,5%/năm
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cấp giấy chứng nhận chào bán trái phiếu ra công chúng cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM – HDBank (mã chứng khoán HDB – sàn HOSE).
Theo đó, Ngân hàng được phát hành 15 triệu trái phiếu, với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu). Lãi suất trái phiếu cố định 8,5%/năm, được thanh toán hàng năm, định kỳ vào các ngày tròn năm so với ngày phát hành.
Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, không thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của HDBank theo quy định hiện hành.
Theo kế hoạch, đợt 1, HDBank sẽ phát hành 8 triệu trái phiếu trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán trái phiếu có hiệu lực (12/8/2020). Nếu số lượng đợt 1 không phát hành hết sẽ được chuyển sang đợt 2.
Đợt 2 được HDBank dự kiến phát hành 5 triệu trái phiếu, dự kiến được thực hiện trong quý III/2020. Nếu số lượng trái phiếu đợt 2 chào bán không hết sẽ được chuyển sang đợt 3.
Đợt 3, HDBank sẽ hát hành 2 triệu trái phiếu, dự kiến thực hiện trong quý IV/2020. Thời gian chào bán của từng đợt không được phép kéo dài quá 90 ngày.
Video đang HOT
Sau khi hoàn tất từng đợt, HDBank báo cáo UBCK kết quả chào bán từng đợt, đồng thời bổ sung các tài liệu có liên quan đến đợt tiếp theo theo quy định.
Theo HDBank, đợt phát hành trái phiếu ra công chúng lần này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, tạo thêm nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Trước đó không lâu, HDBank đã phát hành riêng lẻ thành công 2.398 tỷ đồng trái phiếu. Lượng trái phiếu trên được phát hành theo 2 đợt vào ngày 1/7 và 6/7/2020, với giá trị mỗi đợt lần lượt là 1.850 tỷ đồng và 548 tỷ đồng.
Lô trái phiếu thứ nhất được hai doanh nghiệp mua. Cụ thể, một doanh nghiệp mua 1.370 trái phiếu và doanh nghiệp còn lại mua 480 trái phiếu. Lô trái phiếu thứ hai được một doanh nghiệp khác mua toàn bộ.
Trái phiếu được HDBank phát hành đợt này có kỳ hạn 3 năm, không chuyển đổi, không có bảo đảm bằng tài sản, không kèm chứng quyền cũng như không phải nợ thứ cấp của công ty phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam.
Lãi suất phát hành dao động từ 5,9 – 6,3%/năm. Tiền lãi trái phiếu được thành toán 12 tháng/lần định kỳ hàng năm vào ngày thanh toán lãi.
Tính từ đầu năm 2020 đến nay, HDBank đã phát hành lượng trái phiếu có tổng mệnh giá khoảng 10.000 tỷ đồng. Các trái phiếu HDBank phát hành có kỳ hạn 2 – 3 năm, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu với lãi suất dao động từ 5,5 – 6,3%/năm.
Số lượng trái phiếu này nằm trong kế hoạch huy động vốn bằng trái phiếu đã được HĐQT HDBank thông qua vào tháng 3/2020, với tổng mệnh giá phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng
HDBank chào bán 15 triệu trái phiếu, tổng giá trị 1.500 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDBank, HoSE: HDB) đang chào bán ra công chúng 15 triệu trái phiếu với tổng giá trị 1.500 tỷ đồng (mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu).
HDBank chào bán 15 triệu trái phiếu, tổng giá trị 1.500 tỷ đồng.
Lãi suất trái phiếu cố định 8,5%/năm, được thanh toán hàng năm, định kỳ vào các ngày tròn năm so với ngày phát hành.
Đây là loại trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được đảm bảo bằng tài sản của tổ chức phát hành, không thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của HDBank theo quy định hiện hành. Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu.
Theo kế hoạch, HDBank chia lần phát hành trái phiếu này thành 3 đợt. Cụ thể, đợt 1 sẽ có 8 triệu trái phiếu được chào bán, số lượng trái phiếu đợt 1 chào bán không hết được chuyển sang đợt 2. Đợt 2 sẽ có 5 triệu trái phiếu được chào bán, số lượng trái phiếu đợt 2 chào bán không hết được chuyển sang đợt 3. Đợt 3 sẽ có 2 triệu trái phiếu được chào bán.
Thời gian chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 1 trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực (ngày 12/8); đợt 2 dự kiến trong quý III/2020; đợt 3 dự kiến trong quý II-IV năm 2020.
Sau khi hoàn tất từng đợt, HDBank báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả chào bán từng đợt, đồng thời bổ sung các tài liệu có liên quan đến đợt tiếp theo theo quy định.
Theo HDBank, đợt phát hành trái phiếu ra công chúng lần này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động, tạo thêm nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đáp ứng nhu cầu khách hàng, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
6 tháng đầu năm, các chỉ tiêu kinh doanh của HDBank đều tăng trưởng mạnh mẽ. Tổng nguồn vốn huy động đạt 213.932 tỷ đồng, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 178.524 tỷ đồng, tăng 18,2% so với năm 2019. Dư nợ tín dụng đạt 168.772 tỷ đồng, tăng 10,3%.
Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 6.346 tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu nhập lãi thuần đạt 5.664 tỷ đồng, tăng 30,1%.
Đồng thời, chi phí hoạt động được quản trị hiệu quả ở mức 2.738 tỷ đồng giúp hệ số chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động (CIR) giảm từ 47% cùng kỳ năm trước xuống 43,1%. Trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng chủ động tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để tất toán trước hạn nợ đã bán cho VAMC đồng thời bổ sung nguồn lực xử lý rủi ro tín dụng nếu phát sinh. Do vậy chi phí dự phòng ở mức 700 tỷ đồng, tăng 168 tỷ so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận trước thuế đạt 2.908 tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ 2019, hoàn thành 51,4% kế hoạch ĐHCĐ giao. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 21,6% và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA đạt 1,97%, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Tín dụng đầu ra yếu, vốn ngân hàng dồn vào trái phiếu chính phủ? Việc dư thừa vốn đầu vào trong bối cảnh tín dụng đầu ra yếu đã phần nào đẩy dòng vốn chảy vào kênh trái phiếu chính phủ. Tín dụng đầu ra yếu, vốn ngân hàng dồn vào trái phiếu chính phủ? Theo bản tin thị trường tiền tệ tuần từ 29/6 đến 3/7 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, tuần...