Hãy ủng hộ xu hướng mới
Xung quanh việc ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm GS, PGS theo những tiêu chuẩn riêng, để rộng đường dư luận, TS Nguyễn Minh Hòa đã chia sẻ về vấn đề trên.
Mấy ngày gần đây có nhiều ý kiến tranh luận sôi nổi quanh chuyện ĐH Tôn Đức Thắng đang trong quá trình xét bổ nhiệm GS, PGS. Ý kiến của các nhà quản lý thì cho là trường vi phạm pháp luật, nhưng cũng có nhiều ý kiến ủng hộ, trong số đó có không ít nhà khoa học uy tín.
Sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng (TP HCM) trong một tiết học với giảng viên người nước ngoài.
Phong GS, PGS ở VN khác với nhiều nước
“Ở VN, một ứng viên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn, thậm chí thừa tiêu chuẩn, nhưng vẫn bị loại vì không qua được vòng bỏ phiếu kín. Mà bỏ phiếu kín thì lại là chuyện tôi thích anh hay không, hay việc anh là GS có ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi của người bỏ phiếu hay không?
Điều đầu tiên mà tất cả trí thức và cả những người đóng vai trò xét duyệt người khác không thể không công nhận là cách thức phong chức danh GS, PGS ở VN không giống với thông lệ bất cứ nước nào trên thế giới (có chăng là Lào giống với VN).
Trên thế giới, GS là một chức danh nghề nghiệp, do một trường ĐH nào đó công nhận và bổ nhiệm. Do vậy, anh chỉ là GS của một trường ĐH chứ không có chuyện là GS nhà nước, GS của tất cả các trường như ở VN; và cũng không có chuyện là GS suốt đời, khi nào hết giảng dạy (nghỉ hưu hay bị thôi việc) thì không còn là GS nữa. Những người có công lao lớn lắm thì được phong GS danh dự suốt đời (số này ít lắm).
Bất kỳ trường ĐH nào cũng có quyền công nhận, bổ nhiệm GS. Tùy thuộc vào nhu cầu, quy mô, cấp độ của từng ngành, từng khoa, từng bộ môn mà hội đồng trường đưa ra các tiêu chí và số lượng tuyển GS từng năm.
PGS.TS Nguyễn Minh Hòa.
Trường bổ nhiệm PGS, GS: Có ủng hộ nhưng cũng băn khoăn Các chuyên gia đã có nhiều góc nhìn khác nhau trước sự kiện ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm PGS, GS.
Giá trị của một vị GS tùy thuộc vào danh tiếng của trường mà người đó phục vụ. Tất nhiên GS của trường Harvard, Stanford cao hơn hẳn GS của một trường cộng đồng.
Video đang HOT
Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm: điều này không phải bao giờ cũng đúng, bởi có nhiều vị GS ở trường bé nhưng lại được kính nể vì người đó là chuyên gia đầu ngành quý hiếm của một môn khoa học mà ở những thành phố lớn, các trường lớn không có.
Trong thời gian làm việc ở Trường Chulalongkorn, ĐH số 1 của Thái Lan, tình cờ tôi được chứng kiến buổi xét duyệt ứng cử viên chức danh GS của khoa quy hoạch đô thị. Tất cả mọi chuyện đều minh bạch, các tiêu chuẩn rất cao và rất chặt chẽ; ứng viên, hội đồng khoa học tranh luận công khai từng tiêu chuẩn, từng bài báo, ai hội đủ tiêu chuẩn sẽ được làm thủ tục công nhận là GS của trường và có thư chúc mừng của hoàng gia.
Trong khi ở VN thì một ứng viên hoàn toàn đủ tiêu chuẩn, thậm chí thừa tiêu chuẩn, nhưng vẫn bị loại vì không qua được vòng bỏ phiếu kín. Mà bỏ phiếu kín thì lại là chuyện tôi thích anh hay không, hay việc anh là GS có ảnh hưởng đến vị thế, quyền lợi của người bỏ phiếu hay không?
Chính vì cách làm này mà rất nhiều người đủ chuẩn bị loại, và cũng có rất nhiều người thừa chuẩn không muốn làm hồ sơ xin được xét tuyển vì thấy không đủ “dũng khí” để theo đuổi. Việc bỏ phiếu kín chính là nơi phát sinh tiêu cực, đã có những người lợi dụng dịp này để hạ uy tín người khác, kể cả việc coi đó là cơ hội ban ơn cho người cùng hội cùng thuyền, là cơ hội làm ăn…
Có thể đó chỉ là “một vài con sâu”, nhưng điều đó cho thấy cách thức làm như hiện nay là có rất nhiều vấn đề không ổn, cần phải thay đổi triệt để từ tư duy đến hành động.
Trường ĐH phải có quyền tự chủ
Dù là quá muộn, nhưng đến lúc cần phải cất tiếng nói mạnh mẽ để khẳng định rằng hệ thống giáo dục của VN so với thế giới đã quá lạc hậu, bảo thủ. Một trong các nguyên nhân của tất cả nguyên nhân trì kéo giáo dục VN tụt hậu là Bộ GD&ĐT và các cơ quan trung ương liên quan đến giáo dục đang duy trì một cơ chế quan liêu, tập trung hóa quá cao, không chịu phân quyền và không tin vào bên dưới.
Bộ GD&ĐT chỉ nên làm công việc của cơ quan quản lý nhà nước là giúp Chính phủ tham mưu xây dựng chính sách chiến lược; tuyên truyền, hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực thi chính sách; đôn đốc, kiểm tra, kiểm soát việc thực thi chính sách và làm cầu nối giữa các trường với Chính phủ, giữa các trường với nhau và các trường với đối tác nước ngoài, còn lại thì trả hết cho các trường.
Trước mắt, Chính phủ cần trao quyền xét phong và bổ nhiệm GS, PGS cho hai trường ĐHQG Hà Nội, TP HCM và các trường ĐH vùng như Thái Nguyên, Huế.
Phải chăng niềm tin của Bộ GD&ĐT đặt vào các trường ĐH quá thấp, lúc nào cũng cho rằng nếu buông ra là loạn. Chả lẽ với hơn 300 GS, PGS và hơn 1.000 TS của ĐHQG TP HCM, rồi gần 400 GS, PGS, hơn 1.000 TS của ĐHQG Hà Nội lại không đủ năng lực tổ chức được việc xét phong, bổ nhiệm GS, PGS cho chính tổ chức mình.
Nếu các trường dân lập, các trường tự chủ tài chính có nhu cầu thì không nên cấm cản, mà có thể cùng lúc duy trì cả hai hệ thống – GS nhà nước và GS của trường, ai muốn đăng ký vào hệ thống nào là tùy theo nhu cầu, sở thích và tầm mức của họ.
Cái mới ra đời bao giờ cũng khó khăn, có thể sai luật, có thể có trục trặc về kỹ thuật, có thể rất khó chấp nhận, có thể làm ai đó phiền lòng, thậm chí mất đi chút quyền lợi, nhưng xét thấy nó đúng và hợp với thông lệ quốc tế thì nên ủng hộ, chớ nên hùa nhau “ném đá”, bóp chết nó. Luật không còn phù hợp thì sửa luật.
Biết đâu ĐH Tôn Đức Thắng đang bắt đầu cho một sự thay đổi có tính cách mạng trong hệ thống giáo dục VN: hãy trả lại giáo dục cho nhà giáo dục và cho thị trường lao động. Các trường ĐH phải có quyền tự chủ trong chương trình đào tạo, tài chính, nhân sự, đường hướng phát triển và kể cả quyền tự chịu trách nhiệm trước xã hội, trước sinh viên, cha mẹ sinh viên, hơn thế nữa là quyền được sống hay phải chết do cung cách làm ăn của mình gây ra.
Không dại gì phong tặng GS, PGS vô tội vạ
Có một vài người cho rằng nếu tất cả các trường đều có quyền phong GS thì sẽ loạn, VN sẽ thừa GS. Xin chớ lo vội, khi mà GS gắn với tên tuổi, thương hiệu và “chén cơm” của mỗi trường thì tự khắc họ sẽ biết sử dụng sao cho việc phong GS tôn vinh trường của họ lên, chứ không dại gì tự làm hạ thấp nó xuống.
Cũng có thể sẽ có những sai lạc, tiêu cực ban đầu nhưng với cơ chế tự điều tiết của cả hệ thống sẽ biết cách làm sao cho đúng. Khi ấy, mỗi trường căn cứ trên nhu cầu thực và công việc thực mà chọn lựa số lượng, con người cụ thể vào vai trò GS.
Họ sẽ không dại gì phong tặng GS, PGS vô tội vạ. Vì kèm theo trách nhiệm, nghĩa vụ là quyền lợi và chế độ lương bổng, vì phần tài chính đó không phải là của Nhà nước mà là mồ hôi, công sức của họ làm ra.
Thêm vào nữa, việc các trường tự chọn lựa GS cho mình sẽ loại bỏ được những GS “danh dự” không giảng dạy. Nên biết ở VN hiện nay hơn 60% (có ý kiến cho là hơn 70%) GS, PGS là các quan chức trung ương, địa phương, các lãnh đạo cấp vụ, cục, cấp bộ, thậm chí có người là giám đốc các doanh nghiệp.
Theo TS Nguyễn Minh Hòa/Tuổi Trẻ
Sao Vbiz người khen kẻ chê Sơn Tùng M-TP
Nhiều tiền bối trong nghề thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến Sơn Tùng M-TP dù họ có hoặc không liên quan trực tiếp đến hiện tượng âm nhạc của VPop.
Sơn Tùng M-TP ra mắt khán giả năm 2012 và nhanh chóng xác lập nhiều điều đặc biệt tại thị trường âm nhạc Việt Nam. Những sản phẩm âm nhạc của anh chàng luôn làm nóng dư luận và gây tranh cãi về các vấn đề đạo nhái.
Nam ca sĩ sinh năm 1994 này tạo nên được làn sóng hâm mộ và tẩy chay ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, Sơn Tùng M-TP không chỉ tạo được tranh luận trái chiều trong cộng đồng người nghe nhạc mà ngay cả những tiền bối trong nghề cũng phải đăng đàn chia sẻ.
Nhận chỉ trích vì đạo nhạc, ngông cuồng
Sơn Tùng nhận chỉ trích từ các đàn anh, đàn chị trong nghề vì nghi án đạo nhạc và sự ngông cuồng trong âm nhạc.
Dương Khắc Linh từng lên án và chỉ trích trước nghi án đạo nhạc của Sơn Tùng. Vị nhạc sĩ này cho rằng anh ngại khi làm việc với ê-kip nước ngoài vì vấn đề Sơn Tùng đạo nhạc. Trong khi đó, nhạc sĩ Đỗ Bảo đã có một bài phần tích về nghi án đạo nhạc của nam ca sĩ Cơn mưa ngang qua. Đỗ Bảo kết luận: "Tôi cho rằng thói quen làm âm nhạc lệch lạc này chắc chắn sẽ gây thêm những hậu quả xấu cho nhạc Việt".
Trong lần trở lại sóng truyền hình mới nhất, Sơn Tùng một lần nữa tạo nên dư luận sôi nổi khi trình diễn ca khúc Em của ngày hôm qua với phần rap ngông cuồng. Tùng Dương cho rằng Sơn Tùng M-TP cần hướng tới hình ảnh tích cực hơn là tiêu cực. Theo nam ca sĩ Độc Đạo cho rằng, giữa thời buổi showbiz nhiều chiêu trò khiến cho nhiều ca sĩ không giữ được mình. Anh công nhận Sơn Tùng là ca sĩ trẻ có tiếng nói nhưng cũng khiến anh trăn trở khi ca sĩ trẻ đang đang đặt cái tôi cá nhân lên trên tất cả.
Sơn Tùng hát mở màn chung kết Giọng hát Việt
Tùng Dương chê bai Sơn Tùng đã đặt cái tôi nghệ sĩ quá cao và có phần ngông cuồng: "Quan điểm của tôi là không được phép để cái tôi của mình đặt trên cái tôi của người khác một cách ngạo nghễ như thế. Bởi điều đó chứng tỏ người ca sĩ chưa gạn lọc được cho mình những cái hay, cái tính của âm nhạc nước ngoài".
Tuấn Hưng lại có cách nhìn thoải mái hơn về phần trình diễn gây sốt này và cho rằng lớp ca sĩ đi trước "không nên quá khắt khe mà cần có sự tôn trọng nhất định với lớp nghệ sĩ trẻ". Dù có phần ủng hộ Sơn Tùng M-TP nhưng nam ca sĩ Nắm lấy tay anh cho rằng đàn em của mình là một nghệ sĩ trẻ có sức lan tỏa chứ chưa thể mang tính ảnh hưởng đến khán giả. Tuấn Hưng cho rằng muốn tạo ảnh hưởng, Sơn Tùng cần phải có một quãng thời gian dài trau dồi và trưởng thành hơn.
Nói về Sơn Tùng M-TP, Cao Thái Sơn từng chia sẻ: "Với tôi, Sơn Tùng vẫn là một cậu bé". Nam ca sĩ Con đường mưa cho rằng việc được tung hô rồi lại bị ném đá là chuyện khá thường tình ở showbiz. Cao Thái Sơn chia sẻ thêm: "Sơn Tùng còn cả chặng đường dài phía trước cần phấn đấu và xác định được vị trí".
Không ít lần được khen ngợi
Sơn Tùng M-TP cũng không ít lần được các tiền bối trong nghề khen ngợi.
Là một trong những người từng chê bai và chỉ trích Sơn Tùng nhưng nhạc sĩ Dương Khắc Linh đã dần thay đổi quan điểm của mình. Anh chia sẻ đã "làm hòa" với Sơn Tùng M-TP cũng như công nhận nam ca sĩ gốc Thái Bình rất chất. "Tôi chúc Sơn Tùng có một con đường nghệ thuật lâu dài, không scandal" - Dương Khắc Linh chia sẻ thêm.
Trong giai đoạn mới nổi tiếng, Sơn Tùng được nhận định sẽ là ngôi sao trẻ tiếm ngôi của Noo Phước Thịnh. Thừa nhận từng có hiểu nhầm về đàn em nhưng chính Noo Phước Thịnh vẫn khen ngợi và thán phục Sơn Tùng. Nam ca sĩ Nỗi nhớ đầy vơi chia sẻ: "Tôi vẫn có nghe nhạc của Sơn Tùng M-TP và thấy cậu bé này rất hay, là người có tài".
Cặp chị em Lưu Thiên Hương - Lưu Hương Giang hay Hồ Ngọc Hà cũng từng khen ngợi tài năng của Sơn Tùng M-TP. Lưu Thiên Hương cho rằng nam ca sĩÂm thầm bên em là của hiếm của showbiz Việt. Trong khi đó, nữ ca sĩ Lưu Hương Giang lại không ít lần "phát cuồng" vì cái tên Sơn Tùng. Trong cuộc thi The Remix - Hòa âm ánh sáng, Hồ Ngọc Hà với cương vị giám khảo cũng đã khen ngợi Sơn Tùng là "không phải dạng vừa đâu".
Bị chỉ trích là ca sĩ thường xuyên dính nghi án đạo nhạc, nhưng Sơn Tùng M-TP cũng là nguồn cảm hứng cho ca sĩ khác tại Vpop. Hồ Quang Hiếu từng cho rằng âm nhạc của Sơn Tùng rất trẻ trung và cuốn hút. Bản thân anh cũng học hỏi từ chàng ca sĩ trẻ này.
Theo Zing
Tỷ phú Mỹ lấn át đối thủ tranh cử tổng thống trong cuộc đấu khẩu nảy lửa Với phong cách vừa khiêu khích, vừa châm biếm và khoa trương, tỷ phú Mỹ Donald Trump đã áp đảo các đối thủ khác trong cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình tối 6/8 của các ứng viên đảng Cộng hòa. Tham dự tranh luận cùng 9 đối thủ khác, vị tỷ phú bất động sản đã ngay lập tức cho thấy...