Hãy thử 9 bài tập này để tái lập trình và tăng hiệu năng xử lý của não bộ
Nếu não bộ là một cỗ máy tính, thì đây là cách bạn lập trình lại nó.
Đảm bảo sau khi thử, não bộ bạn sẽ rất khác. Đó là nhờ khả năng thay đổi cấu trúc của não bộ ( neuroplasticity). Mỗi khi não bộ xử lý thông tin, các neuron phát tín hiệu và hình thành các liên kết thần kinh và não tái cơ cấu cấu trúc lại cho phù hợp.
Gần đây, các nhà khoa học đưa ra giả thiết rằng bạn có khả năng kích hoạt khả năng này nhằm tối ưu hóa não bộ, cải thiện hiệu năng làm việc.
Neuroplasticity là gì?
Neuroplasticity chính là khả năng thích nghi và học hỏi của não bộ. Trước đây, các nhà khoa học tin rằng não bộ dừng thích nghi sau tuổi trưởng thành và chất lượng hoạt động não bộ giảm đi trông thấy từ thời điểm đó. Nhưng các nghiên cứu mới đây cho thấy ngược lại: não bộ vẫn có khả năng phát triển ở tuổi trưởng thành. Nhưng chỉ khi chúng ta chăm sóc nó mà thôi.
Làm cách nào để đưa ra quyết định tốt hơn và tăng cường năng lực nhận thức?
Tưởng tượng não bộ như một lưới điện khổng lồ. Hàng tỷ đường điện lóe sáng lên mỗi khi bạn nghĩ, cảm nhận hay làm bất kỳ hoạt động gì. Nhờ neuroplasticity chúng ta có thể tạo ra các thói quen mới, củng cố những thói quen tốt đã có và loại bỏ những thói quen xấu. Việc huấn luyện lại não bộ giống như “đi mãi cũng thành đường”. Hãy nghĩ tới não bộ như một cơ bắp. Bạn càng sử dụng nó nhiều thì nó càng mạnh.
9 bài tập để tái lập trình lại não bộ
Hãy nghĩ tới não bộ như một cơ bắp. Bạn càng sử dụng nó nhiều thì nó càng mạnh.
1. Ăn uống lành mạnh
Video đang HOT
Não bộ chỉ nặng bằng một phần nhỏ của cơ thể, nhưng lại tiêu tốn 1/4 năng lượng mà chúng ta nạp vào. Nếu bạn muốn não bộ hoạt động hiệu quả hơn, bạn cần điều chỉnh chế độ ăn. Những thực phẩm có lợi bạn nên dùng là hạt óc chó, việt quất, quả bơ. Vitamin D và Magie cũng rất quan trọng để giúp não bộ linh hoạt.
2. Ngủ trưa
Một giấc ngủ đêm đủ dài từ 7-9 tiếng chắc chắn sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Đôi khi chỉ thêm một giấc ngủ ngắn 20 phút vào buổi trưa/chiều có thể giữ cho não bộ dẻo dai hơn nữa. Những giấc ngủ ngắn kích thích phát triển các mối liên kết bền vững giữa các neuron.
3. Đừng để công việc ảnh hưởng đến thời gian nghỉ
Giống như tập gym, não cần thời gian nghỉ để phục hồi hiệu quả. Những người quản lý nên kết thúc ngày làm việc với những ‘nghi lễ’ như cảm ơn và tán dương đồng nghiệp cuối ngày. Những hoạt động này giúp khẳng định rằng thời gian nghỉ đã đến và kích thích sản sinh các chất endorphine giúp kích thích neuroplasticity.
4. Cải thiện vốn từ
Hãy thử học một từ mới mỗi ngày. Theo các chuyên gia, chỉ hành động nhỏ này đủ để kích thích hình thành các liên kết thần kinh mới, cả ở các vùng thị giác lẫn thính giác. Một điểm cộng là bạn cũng sẽ trở thành vô địch game nối từ.
5. Học cách dùng tay trái
Những bài tập sử dụng tay không thuận cũng là một cách tuyệt vời để tạo ra các liên kết thần kinh mới cũng như củng cố các liên kết sẵn có. Hãy thử sáng mai thức dậy đánh răng bằng tay trái thay vì tay phải, trong khi cố giữ thăng bằng trên một chân!
6. Học tung hứng
Tung hứng thường được nhắc đến như một kỹ năng tuyệt vời để tăng cường sự dẻo dai của não bộ. Thử để một vài quả bóng mềm trong ngăn bàn và tập tung hứng trong lúc nghỉ giữa các tác vụ xem. Càng tung hứng tốt, não sẽ càng học hỏi tốt.
7. Chơi cờ vua
Nghiên cứu cho thấy những người chơi cờ vua có lượng chất xám nhiều hơn những người không biết “nhập thành” là gì. Bạn không cần chơi với người khác hay hoàn thành hết game. Hãy thử chơi một ván cờ ngắn và đánh giá chất lượng khả năng nhận thức của mình sau ván cơ mà xem!
8. Học ghi nhớ
Học các phương pháp ghi nhớ sử dụng các gợi ý (mnemonic devices) như các công thức, vần, nhạc hay các phương pháp như lâu đài trí nhớ có thể giúp tăng cường hoạt động thùy trước, tạo ra các liên kết mới.
9. Thiền
Một trong những cách tốt nhất đó chính là thiền. Có nhiều app miễn phí trên điện thoại giúp bạn làm quen với thiền dễ dàng. Không chỉ có ích trong quá trình tái cơ cấu não bộ tích cực, cũng như phát triển một số chức năng hữu ích khác, thiền cũng giúp các thành viên nhóm phản hồi với các vấn đề một cách bình tĩnh và có ý thức hơn.
Trẻ đi chân đất rất tốt nhưng có 4 trường hợp dù thế nào mẹ cũng nên đi tất cho con
Mẹ cần biết lợi ích của việc cho trẻ đi chân đất cũng như những trường hợp mà mẹ cần đeo tất cho con nhé.
1. Lợi ích của việc đi chân đất
Thúc đẩy phát triển của não bộ
Bàn chân được coi là bộ phận quan trọng của cơ thể, là nơi tập trung của rất nhiều dây thần kinh. Do đó, trẻ đi chân trần trên mặt đất, hay giẫm lên sỏi, đá có thể có tác dụng giúp xoa bóp, kích thích thần kinh. Ngoài ra, khi trẻ đi chân trần tiếp xúc với mặt đất có thể mang lại những cảm nhận khác nhau cho trẻ, giúp kích thích não bộ phát triển toàn diện.
Tạo "vòm" bàn chân cân đối
Một vài nghiên cứu cho thấy trẻ rất hay gặp phải chứng "bàn chân bẹt". Chứng này có thể gây đau lòng bàn chân, biến dạng ngón chân cái, viêm gân gót chân... Vì thế, nên cho trẻ cởi dép, đi chân trần vào một vài thời điểm trong ngày để bàn chân vừa với mặt đất nhằm thúc đẩy sự phát triển của cơ chân. Điều này cũng giúp vòm chân trở nên đều và cân đối hơn. Theo quan sát, 80% vóc dáng của trẻ được cải thiện rõ rệt, sau khi thực hiện cho trẻ đi chất đất từ 6 tháng tới một năm.
Tăng cường thể lực
Gan bàn chân của trẻ là nơi tập trung tuyến mồ hôi chân dày đặc giúp trẻ điều tiết thân nhiệt. Tuy nhiên chúng chưa hoàn thiện. Cho trẻ đi chân đất cũng giúp tản nhiệt dưới lòng bàn chân, tăng lưu thông máu, giảm hiện tượng lạnh tay chân. Khi tuần hoàn máu của cơ thể được tăng cường, quá trình trao đổi chất và khả năng miễn dịch của bé cũng được cải thiện theo.
2. Khi nào không nên cho trẻ đi chân đất mà nên đeo tất cho trẻ
Đi trên sàn nhà lạnh
Trong phòng điều hòa, hoặc nền nhà lạnh, cha mẹ không nên để cho trẻ đi chân đất. Muốn trẻ chơi trên sàn thì cha mẹ nên cho trẻ chơi ở sàn gỗ hơn là sàn gạch.
Khi đi chơi
Mục đích để chân trẻ không bị bám bụi, vi khuẩn và các vật khác "tấn công".
Khi trẻ bị ốm, cảm lạnh
Nếu trẻ bị hắt hơi, sổ mũi hoặc mới khỏi bệnh trong vòng 1 hoặc 2 tuần, nên cho trẻ mang tất hoặc mang dép trong nhà.
Khi mưa gió, môi trường ẩm ướt
Trong môi trường ẩm ướt và lạnh, chẳng hạn như mùa mưa, cố gắng không để trẻ chạy nhảy bằng chân đất.
Trẻ nhỏ nên ngủ trưa bao lâu? Quá dài hay quá ngắn đều không tốt, mẹ không nên lơ là Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng giấc ngủ trưa mang đến những lợi ích to lớn đối với trẻ, nếu được thường xuyên ngủ trưa. Trẻ sơ sinh hầu hết thời gian trong ngày đều dành cho giấc ngủ, nhưng khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ dành ít thời gian hơn để ngủ, và thời gian nghỉ trưa tốt nhất cũng...