Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó
Đôi khi bỏ qua trong một vài trường hợp trẻ phạm sai lầm lại là một phương pháp tốt đối với con của bạn.
Việc lựa chọn sự im lặng thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thực sự rất khó và nó có thể làm cho trẻ hiểu nhầm rằng mình không làm điều gì sai hay điều mình làm chẳng ảnh hưởng gì.
Một trong những lý do mà trẻ hành động là để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Sai lầm mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc phải là phản ứng với các hành vi sai trái của trẻ một cách tiêu cực. Nếu như các bậc cha mẹ lựa chọn việc khen thưởng để củng cố các hành vi tốt của trẻ thì việc im lặng khi trẻ có các hành vi không tốt có thể là sai lầm. Trước khi bạn sử dụng đến biện pháp yên lặng để kỷ luật trẻ, hãy thử xem qua những điều dưới đây:
Quan sát con bạn và xác định một hành vi cụ thể mà bạn muốn trẻ thay đổi hoặc sửa chữa
Ảnh minh họa
Nếu như con của bạn ngày càng trở nên hung dữ, có xu hướng phá hoại và làm tổn thương chính mình hoặc đánh người khác thì việc giữ im lặng với trẻ là hành động không phù hợp. Những hành vi này đòi hỏi phải có sự quan tâm nhanh nhất của bạn. Sự an toàn của con bạn là ưu tiên hàng đầu mỗi khi có xung đột. Việc bạn giữ im lặng chỉ có hiệu quả tốt nhất đối với các hành vi sai trái không làm con bạn hoặc người khác gặp nguy hiểm.
Truyền đạt rõ ràng cho con bạn về những hành vi mà bạn muốn trẻ thay đổi
Video đang HOT
Hãy nói chuyện với trẻ về những điều mà trẻ làm không đúng và bạn muốn trẻ phải hành động như thế nào (Ảnh minh họa)
Đừng mong rằng con bạn sẽ thay đổi hành động của mình khi mà bé không hề biết bản thân mình đã làm điều gì sai. Khi bạn đã xác định được hành vi mà bạn muốn bé thay đổi, hãy thảo luận với trẻ về điều đó để trẻ có thể hiểu, trẻ cần phải biết rằng hành động nào mình đã làm là không phù hợp và phải làm gì để thay thế. Hãy đặt ra ranh giới, quy tắc và thảo luận với con bạn trước khi trẻ thực hiện hoặc sau lần vi phạm đầu tiên. Giải thích với trẻ rằng bạn sẽ không tham gia cùng với trẻ nếu như trẻ la hét và bạn sẽ sẵn sàng đáp lại nếu như trẻ bình tĩnh và sử dụng lời nói của mình.
Đảm bảo rằng con bạn được an toàn ngay cả khi không có sự giám sát
Đôi khi bạn nên dành cho trẻ một không gian riêng để tự kiểm điểm bản thân những cũng đừng quên để mắt đến trẻ (Ảnh minh họa)
Nếu như bạn muốn để trẻ tự kiểm điểm nhưng lại không thể để trẻ một mình mà không giám sát, hãy để trẻ ở trong cùng một phòng với bạn và để mắt đến trẻ. Bạn cũng có thể đưa ra cho trẻ một vài cảnh báo nhẹ nhàng để trẻ có thể tự mình điều chỉnh bản thân. Trẻ sẽ học được cách tự làm dịu khi được ở một mình.
Đừng quên khen thưởng cho hành vi tốt và khen ngợi nỗ lực của trẻ
Ngoài việc kỷ luật nghiêm khắc, bạn cũng nên dành cho trẻ một vài lời khen khi trẻ có các hành vi tốt (Ảnh minh họa)
Đừng bỏ qua cơ hội để chỉ ra các hành vi tốt và dành một vài lời khen cho trẻ. Hãy nói với trẻ rằng, mọi việc sẽ tốt hơn nếu trẻ có thể tự mình nói ra những điều mình muốn thay vì khóc lóc.
Việc sử dụng phương pháp im lặng khi trẻ vi phạm một lỗi nào đó có thể có hiệu quả, tuy nhiên hãy nghĩ đến những thời điểm mà bạn sử dụng nó. Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu lý do tại sao bạn lại bỏ qua cho trẻ tại những thời điểm đó thay vì nghĩ rằng mình không được yêu thương và bị bỏ rơi.
Nguồn: Smart Parent
Cô giáo im lặng phủ nhận việc ném vở học sinh
Cô Trần Thị Minh Châu khẳng định không có hành vi ném vở hay bài kiểm tra của học sinh như thông tin nhà trường đã đưa ra trước đó.
Một tuần sau khi bị đình chỉ dạy, chuyển sang công việc văn phòng, ngày 22-3, trả lời báo chí, cô Châu cho biết trong bản tường trình gửi hiệu trưởng, cô khẳng định không ném vở của học trò. "Khi đó, tôi không giận dữ, không nổi nóng, tôi không có lý do gì để có thể hành động như trên. Thế nhưng nhà trường đã đưa ra quyết định đình chỉ dạy khi sự việc chưa được xác minh rõ ràng. Vì thế, tôi sẽ viết đơn khiếu nại gửi đến hiệu trưởng nhà trường và Sở GD&ĐT TP.HCM", cô Châu nói.
Trường THPT Long Thới, huyện Nhà Bè. Ảnh: NGUYỄN QUYÊN
Theo cô Châu, vào giờ kiểm tra của lớp 10A4, cô thu giấy làm bài của học sinh để ký tên nhằm tránh việc gian lận trong thi cử. Khi giờ kiểm tra kết thúc, học sinh thu bài theo cột chỗ ngồi. Khi kiểm tra, cô phát hiện một xấp nhập 2 đề nên yêu cầu tổ nào thu sai thì nên tách lại theo quy định. Sau khi thu bài xong cô rời lớp và không có hành vi quăng bài kiểm tra.
Còn về phản ánh ném vở học sinh, cô Châu cho hay, giữa học kỳ 2, thấy học sinh không chép bài cô đã kiểm tra vở ghi. Ngày đầu kiểm 22 quyển có 3 em chưa chép đủ, ngày thứ hai kiểm tiếp 22 tập thì có 6 em chưa chép đủ. Cô đã yêu cầu các em phải mượn vở bạn chép đủ và lên bục giảng kế bàn giáo viên chép tiếp những phần còn thiếu. Có một em chép chậm, cô có bảo em đó ngồi tại chỗ chép, khi nào chép xong thì nộp. "Bản thân tôi không hề thúc ép em đó phải chép đủ trên lớp, cũng không giận dữ gì em đó với các em còn lại. Tôi yêu cầu các em còn lại ngồi gần bục giảng để tôi dễ chú ý. Tôi không hề quăng tập em nào", cô Châu nhấn mạnh.
Trước quyết định của nhà trường về việc đình chỉ dạy và chuyển cô xuống làm nhân viên văn phòng, cô Châu cho biết mình rất buồn. Cô sẽ viết đơn khiếu nại gửi đến ban giám hiệu cũng như lãnh đạo Sở GD&ĐT. "Tôi mong trường sẽ hủy quyết định ngừng giảng dạy của tôi", cô Châu nói.
Cùng ngày, ông Bùi Minh Bình, Hiệu trưởng nhà trường cho biết sự việc vẫn đang trong quá trình xử lý, khi hoàn tất sẽ có báo cáo lên Sở GD&ĐT TP.HCM. "Sau khi tôi làm việc trực tiếp với cô Châu và học sinh, học sinh đã xác định cô có hành vi quăng tập, ném bài kiểm tra. Còn về phía cô Châu, tôi phải làm việc thật kỹ. Sự việc chưa xong, tôi đang trong hồi giải quyết cho minh bạch", ông Bình cho biết thêm.
Liên quan đến sự việc này, giáo viên chủ nhiệm lớp 10A4, nơi diễn ra sự việc trên chia sẻ: "Sự việc này đang được nhà trường giải quyết. Thầy hiệu trưởng cũng cho biết, sau ngày thứ 3 vào tuần sau mọi chuyện sẽ rõ. Tại vì hiện trường đang đợi thời gian để cô Châu khiếu nại sự việc nên cũng chưa thể nói gì. Sự việc đó là do học sinh phản ánh chứ bản thân mình cũng không có chứng kiến. Sau ngày thứ 3, mọi chuyện sẽ rõ".
Trước đó, ông Bình cho biết học sinh của trường có phản ánh về việc cô Châu ném bài kiểm tra, quăng vở học trò. "Nhà trường đã gặp học sinh để làm rõ sự việc. Đồng thời cũng gặp trực tiếp cô Châu để xác minh. Qua làm việc, cô xác nhận hành vi trên. Là một nhà giáo không thể cư xử với học trò như thế, hơn nữa cô lại là người đang chịu hình thức kỷ luật. Nếu với giáo viên khác, với hành vi trên tôi chỉ nhắc nhở, khiển trách nhưng với cô Châu, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ việc đứng lớp của cô và chuyển cô xuống làm nhân viên văn phòng từ đầu tuần rồi", ông Bình nói.
Như PLO.VN đã đưa tin, trong chương trình gặp gỡ với lãnh đạo ngành giáo dục diễn ra vào ngày 23-3-2018, em Phạm Song Toàn, học sinh Trường THPT Long Thới, đã bật khóc khi chia sẻ về cô giáo dạy toán Trần Thị Minh Châu. Khi lên lớp cô chỉ chép bài, không nói một lời nào. Tình trạng này kéo dài suốt một học kỳ khiến học sinh phải tự học. Quá bức xúc, các em đã cầu cứu tới giáo viên chủ nhiệm nhưng cũng không có kết quả.
Sau khi xác minh những gì em Toàn phản ánh là chính xác, nhà trường đã tiến hành họp hội đồng kỷ luật. Cuộc họp vào sáng 12-4-2018, hội đồng kỷ luật của nhà trường đã thống nhất hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với cô Trần Thị Minh Châu. Thời gian tới cô Châu sẽ được phân công làm việc khác.
Theo plo.vn
"Phá đi làm lại" vào đề Văn học sinh giỏi ở TPHCM "Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại/ Chút sai lầm, chưa sửa đã toan buông" - câu thơ của nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân nói lên thực trạng và cũng là lời cảnh tỉnh về sự nông nổi của người trẻ đã được đưa vào đề Văn kỳ thi Học sinh giỏi lớp 12 tại TPHCM diễn ra ngày 5/3. Cụ thể...