Hãy nói với con: Không học trường danh giá cũng đâu có sao
Chúng ta tự tạo ra định kiến rằng đời là cuộc đua khốc liệt và chỉ bứt phá được bằng cách tốt nghiệp đại học danh giá. Nhưng có thật là khốc liệt đến thế?
Peter Gray – Chuyên gia tâm lý học
Peter Gray hiện là giáo sư tâm lý học tại ĐH Boston (Mỹ). Ông tốt nghiệp bậc cử nhân tại ĐH Columbia và có bằng tiến sĩ sinh học của ĐH Rockefeller. Nghiên cứu của ông Gray chủ yếu xoay quanh thần kinh học, tâm lý học phát triển, nhân chủng học và giáo dục. Ông là tác giả của hai quyển sách Free to learn (Thoải mái học) và Psychology (Tâm lý học – đã tái bản 7 lần). Hiện nay GS Gray tập trung nghiên cứu cách dạy học tự nhiên cho trẻ. Zing.vn chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh trên trang psychologytoday.com với sự đồng ý của tác giả.
Cuối năm 2018, nước Mỹ chấn động khi hàng loạt học sinh trung học ở hai thị trấn nổi tiếng dành cho giới nhà giàu là Acton và Boxborough (bang Massachusetts) tự sát. Người ngoài cuộc có thể thấy hành động này là bồng bột, thiếu suy nghĩ. Nhưng chỉ đến lúc nhìn vào sự thật, người ta mới nhận ra: Con nhà giàu phải chịu áp lực học hành, thành tích, địa vị xã hội nhiều hơn bất cứ ai.
Những đứa trẻ có kết quả học tập xuất sắc, thông minh sáng láng sẽ được xếp vào lớp “danh dự” hay “nâng cao”, rồi lại vùi mình trong đống sách vở để đạt điểm cao.
Những học sinh này đã quen với việc thường xuyên được điểm cao. Nếu chẳng may điểm một bài kiểm tra nào đó không như ý, chắc chắn chúng sẽ vô cùng suy sụp.
Áp lực thành tích còn gây ra sự căng thẳng, mệt mỏi. Để rồi khi bị đẩy đến giới hạn, suy nghĩ dại dột sẽ nảy sinh.
Nghiên cứu đã chứng minh ngày càng có rất nhiều thanh thiếu niên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi. Trong khảo sát phục vụ nghiên cứu của mình, tôi phỏng vấn một số học sinh để hiểu thêm về áp lực điểm số. Kết quả không bất ngờ nhưng vô cùng đáng lo.
Những đứa trẻ này đã quen với việc thường xuyên được điểm cao. Nếu chẳng may điểm một bài kiểm tra nào đó không như ý, chắc chắn chúng sẽ vô cùng suy sụp.
Một học sinh chia sẻ từ nhỏ em đã được dạy là phải đạt điểm A, nếu không sẽ không thể vào được đại học. Một em khác cho biết cha mẹ chỉ chấp nhận điểm A bởi chỉ với sự hoàn hảo (bằng việc đạt những chuỗi điểm A liên tiếp), học sinh này mới tồn tại được ở môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Video đang HOT
Ngoài điểm số, các em học sinh tôi khảo sát còn cho biết bị ép tham gia từ hai câu lạc bộ ngoại khoá trở lên và phải nắm cương vị lãnh đạo như chủ tịch hoặc phó chủ tịch. Có em chia sẻ với tôi cảm giác như bị mắc kẹt ở trường bởi tất cả chỉ xoay quanh điểm số và tuân thủ quy định, không quan trọng kiến thức thu nạp được bao nhiêu.
Bao năm qua chúng ta sống với lời đồn là tốt nghiệp đại học danh giá thì sẽ mang lại lợi thế to lớn trong tương lai. Lời đồn này còn được thổi phồng lên bởi những ai không có khả năng phân biệt giữa tương quan và hệ quả.
Tốt nghiệp đại học danh tiếng có thể là chìa khóa dẫn đến một công việc với lương thưởng tốt. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa điều kiện để thành công chỉ được quyết định bởi tấm bằng đại học danh tiếng.
Bao năm qua chúng ta sống với lời đồn là tốt nghiệp đại học danh giá thì sẽ mang lại lợi thế to lớn trong tương lai.
Những đứa trẻ xuất thân trong gia đình giàu có được kỳ vọng tiếp tục làm nảy nở khối tài sản để duy trì vị thế xã hội của gia đình. Do đó, động lực để đạt thành tích cao, để tốt nghiệp trường danh tiếng của giới nhà giàu sẽ cao hơn.
Nghiên cứu của nhà toán học Stacy Dale và nhà kinh tế học Alan Krueger được thực hiện hai lần, trên những sinh viên nhập học vào các năm 1976 và 1989 dựa trên điểm SAT (bài thi chuẩn hóa xét tuyển vào đại học của Mỹ) đều cho thấy: Nếu khả năng học tập như nhau và vị thế xã hội tương đương, việc tốt nghiệp đại học nào – danh giá hay bình thường – cũng không ảnh hưởng đến thu nhập của những sinh viên này cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra một vài ngoại lệ. Đối với sinh viên da màu hoặc thuộc khối nói tiếng Tây Ban Nha, hoặc xuất thân từ gia đình cha mẹ có học thức không cao thì việc vào đại học danh giá có tạo ra lợi thế đáng kể. Trong trường hợp này, đại học danh giá phần nào nâng cao địa vị xã hội của nhóm người này và giúp họ tạo lập thêm nhiều mối quan hệ hơn; đặc biệt đây là đối tượng được ưu tiên trao học bổng.
Thu nhập là một thước đo thành công nhưng có phải là thước đo duy nhất? Liệu còn thước đo nào khác ý nghĩa hơn ?
Khảo sát của Pew năm 2014 về mức độ hài lòng với cuộc sống gia đình, tình trạng tài chính và công việc hiện tại của các sinh viên đại học chỉ ra: Vào đại học công hay tư không cho kết quả khác biệt. Khảo sát còn đề cập đến xuất thân gia đình của người tham gia nhưng kết quả vẫn không khác nhau rõ rệt.
Một khảo sát khác trên 30,000 sinh viên đã tốt nghiệp do Trung tâm Gallup và Đại học Purdue phối hợp thực hiện để đánh giá mức độ gắn kết với công việc – bao gồm độ hứng thú lẫn sự ràng buộc – cho thấy không hề có mối liên hệ nào giữa các tiêu chí khảo sát với đại học từng theo học, dù trường tư hay công, quy mô nhỏ hay lớn. Điểm khác biệt là cuộc sống và trải nghiệm thời sinh viên mà thôi.
Học đại học nào không quan trọng cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Yếu tố quyết định tương lai là sinh viên học được gì và áp dụng trong công việc lẫn cuộc sống khi trưởng thành thế nào.
Nói chung, các nghiên cứu đều đã chỉ ra: Dù vào trường nào thì những người chăm chỉ tìm kiếm cơ hội học tập, học hỏi nhiều từ giáo sư sẽ chủ động và năng nổ hơn trên con đường sự nghiệp sau này.
Yếu tố quyết định tương lai là sinh viên học được gì và áp dụng trong công việc lẫn cuộc sống khi trưởng thành. Ở Mỹ, ngoài điểm số cao, thành tích thể thao hay hoạt động ngoại khóa cũng là yếu tố để xét tuyển đại học.
Tôi viết những điều này cũng để muốn cha mẹ, giáo viên và cả các em học sinh hãy thoải mái tư tưởng, đừng tự làm mình căng thẳng nữa. Điểm số có quan trọng bằng niềm vui của con trẻ không?
Chúng ta tự tạo ra những định kiến rằng đời là cuộc đua khốc liệt và chỉ bằng cách học thật giỏi, điểm thật cao, tốt nghiệp đại học danh giá thì mới bứt phá được.
Nhưng có thật là thế giới cạnh tranh khốc liệt đến thế? Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng nếu biết cách phối hợp, giúp đỡ người khác thay vì chỉ chăm chăm lo cho thành tựu của bản thân, mình sẽ luôn hạnh phúc.
Và sống hạnh phúc đã là thành công.
Peter Gray
Illustration: Như Ý
Biên dịch: Cat Khang Bui, Capstone Vietnam
Theo Zing
Sẵn sàng trao quyền và tin tưởng con bí quyết dạy con thời 4.0
Không còn đặt nặng áp lực về thành tích học tập, với những ông bố bà mẹ thời hiện đại, con có nhiều trải nghiệm và sống hạnh phúc là điều tuyệt vời nhất.
Nếu chưa từng nhìn lên bầu trời và khao khát được bay lượn như những cánh chim, ắt hẳn đến bay giờ loài người vẫn chỉ đi bộ trên mặt đất.
Có ai lớn lên mà chưa từng là một đứa trẻ, song không phải ai cũng nhớ mình đã từng là một đứa trẻ hồn nhiên, tinh nghịch và khao khát khẳng định bản thân như thế nào. Chúng ta đã từng mơ ước trở thành những phi hành gia bay vào vũ trụ, nhà ngôn ngữ học có thể nói chuyện với những loại động vật hay một bác sĩ đa tài có thể chữa khỏi mọi loại bệnh, chuyên giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Và rồi, chúng ta lớn lên, hoàn thành ước mơ của mình theo những cách khác nhau, có người bỏ quên, có người trăn trở, có người gửi gắm ước mơ của mình vào thế hệ kế tiếp.
Nếu như trước đây, bố mẹ sẵn sàng khuyên nhủ đứa con của mình hãy nhanh chóng tỉnh ngộ, hãy thôi mơ mộng viển vông mà chú tâm đạt thành tích thật cao trong học tập để có một tương lai dễ dàng và cuộc sống giàu sang thành đạt hơn thì ngày nay, những ông bố bà mẹ thời hiện đại lại luôn khuyến khích những đứa trẻ hãy trải nghiệm thật nhiều để nuôi dưỡng ước mơ của mình.
Khoảng 20 năm trở lại đây là thế hệ Z bao gồm những bạn trẻ sinh sau năm 2000 bắt đầu lên ngôi. Được biết đến là một thế hệ dẫn dắt, đầy tự tin và khát vọng , sống có ước mơ và trách nhiệm, thế Z được kỳ vọng sẽ đem đến những thay đổi tích cực cho thế giới. Song hành cùng với dòng dịch chuyển đó, những ông bố bà mẹ của thế hệ Z cũng đã sớm thay đổi phương pháp giáo dục dành cho con em của mình. Cha mẹ thời nay cho con đi du lịch từ sớm, những câu chuyện về những gia đình cùng nhau xách balo lên và đi đã chẳng còn xa lạ gì. Nói không với đòn roi, không áp lực con phải là đứa trẻ thông minh nhất, giỏi giang nhất, những ông bà mẹ đang cố gắng cùng nhau tạo ra những đứa trẻ hạnh phúc, biết yêu thương bản thân và có trách nhiệm với cộng đồng.
Là một bà mẹ hiện đại, chị Đặng Thu Phượng - phụ huynh của cô bé lí lắc 10 tuổi Minh Châu chia sẻ: "Ngay từ nhỏ, tôi đã cho con tham gia các hoạt động tập thể và đưa con đi du lịch nhiều nơi. Có lẽ bởi vậy, con sống rất tự lập, biết cách chăm sóc bản thân và là một cô bé luôn tò mò về thế giới. Tới đây, trung tâm tiếng Anh con đang theo học có tổ chức một giải chạy thiện nguyện vì cộng đồng, con có bày tỏ nguyện vọng đăng ký trở thành Ban tổ chức nhí. Từ việc chuẩn bị các câu hỏi để tham dự buổi phỏng vấn lẫn việc tìm hiểu thông tin về chương trình, con đều chủ động thực hiện."
Từ việc chuẩn bị các câu hỏi để tham dự buổi phỏng vấn lẫn việc tìm hiểu thông tin về chương trình, con đều chủ động thực hiện
Khi biết tin con đã vượt qua hàng trăm ứng viên để trở thành BTC nhí của giải chạy mang tên Apax Happy Run, chị Phương cho biết: "Tôi không quá ngạc nhiên bởi Minh Châu đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tôi mong rằng thông qua những chương trình như thế này, con gái tôi sẽ trở nên cứng cáp và tự tin hơn."
Cũng cùng quan điểm với chị Thu Phương, chị Diệu Linh - mẹ bé Anh Thư, cũng là một thành viên trong BTC nhí giải chạy Apax Happy Run cho biết: "Anh Thư là một cô bé rất giàu tình cảm, con đặc biệt yêu thương các loài động vật và thích làm từ thiện. Hàng năm, con đều trích một phần tiền mừng tuổi để quyên góp cho các Quỹ từ thiện. Gần đây, khi trung tâm tiếng Anh con theo học tổ chức một giải chạy để gây quỹ xây trường cho các bạn học sinh tại Lai Châu, con có xin phép được tham gia với vai trò là thành viên trong Ban tổ chức nhí. Tôi thật sự rất bất ngờ trước quyết định này của con. Thông qua chương trình, tôi mong con có thể thực sự thấu hiểu cuộc sống khó khăn của những bạn nhỏ tại Lai Châu. Những xúc động của con ở hiện tại có thể biến thành những hành động tốt trong tương lai khi con đã trưởng thành."
Anh Thư là một cô bé rất giàu tình cảm, con đặc biệt yêu thương các loài động vật và thích làm từ thiện
Những phụ huynh như chị Thu Phương, Diệu Linh và biết bao ông bố bà mẹ của thế Z đều đang cùng nhau nuôi dưỡng ước mơ của các bạn nhỏ, để những đứa trẻ được lớn lên khỏe mạnh, tự nhiên và hạnh phúc.
Theo baodautu
Một học sinh vô gia cư ở Mỹ được 17 trường cấp học bổng "Tôi tin chỉ có giáo dục là chìa khóa mở cửa thế giới", Dylan Chidick, thành viên duy nhất của một gia đình vô gia cư vào đại học, cho biết. Dylan Chidick, một học sinh từ trường trung học Henry Snyder ở Jersey City dành cho người vô gia cư ở bang New Jersey, không ngừng nở những nụ cười hạnh phúc...