Hay nhưng vẫn còn gặp khó!

Theo dõi VGT trên

Cùng lúc học chương trình phổ thông và học nghề ở hệ giáo dục thường xuyên giúp học viên có cơ hội nhận bằng tốt nghiệp THPT và trung cấp chuyên nghiệp.

Ngay sau khi tốt nghiệp, người học có thể tham gia thị trường lao động, không phải thêm thời gian học nghề. Đây là hướng đi tất yếu trong công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp phổ thông, nhưng vẫn còn không ít khó khăn cần được sự quan tâm của gia đình, xã hội để đạt hiệu quả cao hơn.

Hay nhưng vẫn còn gặp khó! - Hình 1

Một buổi thực hành phục vụ ăn uống phong cách châu Âu của sinh viên Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ.

Hợp tác cùng có lợi

Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX) quận Ninh Kiều có thêm chức năng Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) vào tháng 5-2017. Trong năm đầu thực hiện nhiệm vụ này, trung tâm chỉ tiếp cận, cũng như làm hồ sơ để xin mở các lớp nghề sơ cấp. ến nay, trung tâm đã mở dạy 5 nghề: Nấu ăn, Pha chế, Trang điểm, Tin học, iện dân dụng. Từ năm 2018, Trung tâm GDNN – GDTX quận Ninh Kiều liên kết với một số trường cao đẳng ở Cần Thơ để dạy các lớp trình độ trung cấp nghề, trong đó có Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ (năm 2019).

Cô Nguyễn Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX quận Ninh Kiều, cho biết: “Trung tâm đẩy mạnh việc liên kết với các cơ sở GDNN xuất phát từ nhu cầu thực tế của học sinh. Ở đây, các em học chủ yếu 7 môn chính, nên có đủ thời gian học nghề. Việc liên kết này còn góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS”.

Theo cô Lan, phần lớn học viên tại trung tâm có hoàn cảnh khó khăn, nên sau khi học xong các lớp liên kết, có thể tham gia thị trường lao động ngay, thay vì phải dành thêm thời gian học nghề. Người học thêm điều kiện để có thu nhập lo cho bản thân, gia đình; cũng có thể học liên thông bậc học cao hơn nếu có điều kiện.

Cô Lan chia sẻ: “Theo cơ chế phối hợp, trung tâm và các trường cao đẳng trên địa bàn hỗ trợ hoàn toàn kinh phí giảng dạy. Trung tâm hỗ trợ cơ sở vật chất giảng dạy, tư vấn tuyển sinh cho học sinh lựa chọn ngành nghề hợp sở thích, giúp các em theo học suốt khóa học”.

Có thể nói, việc liên kết đào tạo giữa Trung tâm GDNN-GDTX với các cơ sở GDNN còn giúp các trường nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh; nhất là tuyển sinh các ngành trình độ trung cấp. Tại Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam bộ, bên cạnh tuyển sinh các lớp chính quy tại cơ sở trường, lãnh đạo đơn vị còn đẩy mạnh liên kết với các Trung tâm GDTX, Trung tâm GDNN-GDTX của TP Cần Thơ và các tỉnh BSCL.

Theo đánh giá của lãnh đạo nhà trường, việc liên kết đào tạo rất thiết thực, đạt hiệu quả; giúp học sinh có nhiều cơ hội học tập, lập thân lập nghiệp sau tốt nghiệp phổ thông. Bởi các em tốt nghiệp THCS chỉ cần 2,5 năm để học chuyên môn và học chương trình THPT; sau khi tốt nghiệp, có thể học liên thông ngay lên cao đẳng, đại học.

Thực hiện công tác tuyển sinh năm 2020 đến thời điểm này, Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ đã tuyển được gần 200% chỉ tiêu cho các ngành trình độ cao đẳng, nhưng trình độ trung cấp chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Cô Nguyễn Minh Thơ, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ, cho biết: “Trường đang tăng cường phối hợp với Trung tâm GDTX để tuyển các em tốt nghiệp THCS vào các ngành trình độ trung cấp. Các em thuộc đối tượng này được miễn 100% học phí. Qua thống kê của trường, tất cả các em đều có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp”.

Video đang HOT

Vẫn còn khó khăn

Sau thời gian liên kết đào tạo giữa Trung tâm GDNN-GDTX quận Ninh Kiều với Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ, cô Nguyễn Ngọc Lan, Phó Giám đốc Trung tâm GDNN – GDTX quận Ninh Kiều, cho hay khó khăn nhất hiện nay là phần lớn học viên có học lực trung bình, trong khi kiến thức trung cấp yêu cầu chuyên môn sâu, nên học viên khó theo kịp bài học. Mặt khác, do hoàn cảnh khó khăn, nhiều học viên phải vừa làm vừa học nên gặp nhiều trở ngại, khó khăn trong duy trì việc học đến khi tốt nghiệp.

Cô Lan nói thêm: “Ban giám đốc và các giáo viên ở trung tâm luôn động viên các em cố gắng vượt khó. Trung tâm luôn tạo mọi điều kiện để duy trì lớp học, cố gắng đạt tỷ lệ tốt nghiệp 50%”. Theo thống kê, Trung tâm GDNN – GDTX quận Ninh Kiều tuyển được hơn 40 học viên năm 2019, nhưng nay chỉ còn 15 người học. Năm 2020, Trung tâm liên kết với Trường Cao đẳng Du lịch Cần Thơ tuyển được 57 hồ sơ và cố gắng duy trì 50% tổng số học viên là đạt yêu cầu.

Qua ghi nhận thực tế ở các đơn vị, những học sinh hoàn thành tốt nghiệp THCS chỉ khoảng 14, 15 tuổi, nên không phải ai cũng có thể định hướng rõ nghề nghiệp, mà rất cần sự ủng hộ từ phía gia đình.

Trong khi đó, một số phụ huynh vẫn còn tâm lý con còn nhỏ nên thường chọn học ở các trường phổ thông tư thục hoặc học xong bậc THPT, rồi hướng đến học đại học hoặc GDNN. Theo lãnh đạo Trung tâm GDNN – GDTX quận Ninh Kiều, so với học sinh THPT, phụ huynh học viên ở trung tâm có quan tâm nhưng vẫn chưa sâu sát. Người học có hoàn cảnh khó khăn phải đi làm thêm nên có những hạn chế nhất định.

“Người học vừa học nghề, vừa học văn hóa, còn học quân sự, nên đòi hỏi có ý chí nỗ lực học tập, mới thành công”, cô Lan nói. Hiện trung tâm đã có nhiều học viên trúng tuyển vào Trường ại học Cần Thơ hay học các ngành trình độ cao đẳng hoặc có việc làm ổn định sau tốt nghiệp.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 90%, các chuyên gia vẫn nhất trí: Phải tiếp tục thi

"Có nhất thiết phải duy trì kỳ thi tốt nghiệp THPT khi mà 98 - 99% là đỗ?", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt câu hỏi.

"Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nào cũng cao ngất ngưởng, lên đến 90 - 95%. Vậy thì cần gì phải tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT nữa? Nên bỏ kỳ thi và thay vì cấp bằng tốt nghiệp THPT thì cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông". Đó là ý kiến tập trung nhất bày tỏ băn khoăn về kết quả và hiệu quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian qua.

Tuy nhiên, ngoài tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT "lên đến hơn 90%", chưa có nghiên cứu nào thấu đáo cho thấy việc bỏ kỳ thi là cần thiết.

"Tại sao mỗi năm chúng ta phải tiêu tốn rất nhiều tiền cho kỳ thi THPT trong khi biết chắc tỷ lệ đỗ tới hơn 90%, trong khi đó bằng tốt nghiệp THPT hiện nay không còn giá trị lớn, chỉ như một tờ giấy khai sinh của đứa trẻ. Vì thế không nên quá khắt khe về kỳ thi THPT, Giáo sư Phạm Tất Dong nêu vấn đề tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực diễn ra chiều qua.

Theo Giáo sư Phạm Tất Dong, nhiều giáo viên còn ngạc nhiên về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao như hiện nay. "Thậm chí họ nói rằng nếu họ được tự đánh giá thì chỉ đạt 60% nhưng lúc đi thi họ rất mừng vì học sinh của mình đỗ tới 89 - 90%. Tại sao chúng ta cứ phải bỏ tiền ra để biết rằng hơn 90% học sinh thi đỗ?", Giáo sư nói.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 90%, các chuyên gia vẫn nhất trí: Phải tiếp tục thi - Hình 1

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nào cũng lên đến 90 - 95%.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sau đó kể câu chuyện ông vừa giải quyết liên quan đến Bộ LĐ-TB&XH và Bộ GD&ĐT.

Khi học hết bậc THCS, học sinh được chuyển sang học nghề. Trong khi học nghề, các em sẽ được học văn hóa, nhưng học văn hóa trong trường nghề thì không được tham gia thi THPT và không có bằng tốt nghiệp THPT. "Sau khi lấy ý kiến của nhân dân và phụ huynh, hầu hết rất bức xúc và đều muốn rằng, các học sinh dù học văn hóa ở trường nghề cũng phải được thi tốt nghiệp THPT và có bằng THPT vì đó là danh dự của con cái họ", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ.

Bỏ thi, học sinh sẽ không chịu học nữa

Với vai trò là giáo viên giảng dạy, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT Yên Hoà (Hà Nội), thành viên Tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới Giáo dục và Đào tạo, nêu quan điểm việc bỏ thi tốt nghiệp THPT sẽ khiến học sinh lười học, từ đó gặp khó khăn khi xét tuyển đại học, cao đẳng.

"Thi tốt nghiệp THPT không đơn thuần là con số như dư luận hay phụ huynh thường có ý kiến. Nếu không thi thì học sinh sẽ không học. Học sinh không học thì thầy cô cũng không nỗ lực dạy, đổi mới. Hệ lụy này không chỉ đơn thuần dừng lại ở cấp THPT mà nó sẽ đổ xuống cấp THCS, rồi tiểu học nữa", cô giáo Nhiếp nói.

Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, trong giai đoạn 2021-2025 nên giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng.

"Dù có tới 80- 90% thí sinh đỗ tốt nghiệp thì vẫn phải thi, nếu không thi thì học sinh không học. Ngoài ra, không thi thì chỉ còn cách xét học bạ, mà xét học bạ trong tình hình hiện nay trình độ từng vùng khác nhau, trình độ giáo viên khác nhau, thậm chí theo hình thức này dễ có tiêu cực xảy ra", PGS Trần Xuân Nhĩ nói.

Đại diện các trường đại học cũng cho rằng, từ khi tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và năm 2020 là thi tốt nghiệp THPT thì các trường đều tuyển sinh thuận lợi, đáp ứng 80% yêu cầu. Chương trình phổ thông trung học hiện nay vẫn là chương trình cũ nên không thể bỏ kỳ thi này.

Tuy nhiên, vấn đề cần bàn hiện nay đó là phương án tổ chức kỳ thi này như thế nào để vừa giữ được sự ổn định với thí sinh nhưng vẫn đảm bảo công bằng, đánh giá đúng năng lực học sinh, không gây áp lực, không gây tốn kém cho gia đình học sinh và xã hội.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ, nếu chỉ nhìn vấn đề từ góc độ các thành phố lớn, vấn để sẽ trở nên phiến diện. Phải đánh giá cả ở những vùng nông thôn, đặc biệt là miền núi, vùng sâu vùng xa. "Nếu ra đề khó quá, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vận động được các em đến trường đã hết sức khó khăn. Phải có chính sách cụ thể động viên các em yên tâm học hành." - ông Đam nói.

Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên 90%, các chuyên gia vẫn nhất trí: Phải tiếp tục thi - Hình 2

Trong thời gian trước mắt cần giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020.

Vẫn thi, nhưng sẽ có nhiều đổi mới

Nhiều ý kiến cũng đồng tình với lộ trình mà Bộ GD&ĐT đề xuất đó là trong năm 2021, 2022 tổ chức thi ổn định như năm 2020. Từ năm 2023 chuẩn bị ngân hàng câu hỏi, đề thi phục vụ cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2025 với các hình thức thi trên máy tính do địa phương chủ trì toàn diện.

" Tôi cho rằng từ năm 2016, đưa các em thi ngay tại điểm thi trường phổ thông là chính sách cực kỳ đúng bởi tạo cho các thí sinh và phụ huynh sự công bằng. Những em nghèo khó ở quê làm sao có tiền đi ra thành phố lớn để thi? Nhiều ý kiến cho rằng đỗ trên 90% không cần tổ chức kỳ thi nhưng không thi không được. Bởi nếu không thi, các em sẽ không học, không chuẩn bị được đầy đủ kiến thức để học ở bậc cao hơn. Tôi rất ủng hộ phương án thi hiện nay và chủ trương dần dần chuyển sang thi trên máy tính" , ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho hay.

GS Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục cho biết: "Không có lí do gì để thay đổi kỳ thi. Kỳ thi là đợt tổng rà soát lại toàn bộ chương trình giáo dục nên không thể không thi. Còn trường đại học khi được tự chủ tuyển sinh, có thể dẫn tới trăm hoa đua nở và có thể lại quay về những vấn đề cũ".

GS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cũng nhấn mạnh, nếu không tổ chức kỳ thi, chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, kỳ thi THPT đã được quy định trong Luật Giáo dục nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước, dù tỷ lệ đỗ trên 90% nhưng ở từng môn học cụ thể như Lịch sử hay Tiếng Anh cũng đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý.

" Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng; không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đánh giá được chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông. Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội", ông Thắng nói.

Phát biểu tại cuộc họp, GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định: " Cần thi và tiếp tục những thành tựu Bộ GD&ĐT đã đạt thời gian qua", GS Nguyễn Lân Dũng lấy ví dụ, nếu hỏi các nước trên thế giới có thi không, "câu trả lời là có". "Việc thi là cần thiết, vì không thi học sinh sẽ không học, thi trên một diện rộng còn để đánh giá được môn nào đang dạy và học tốt, môn nào chưa tốt để rút kinh nghiệm", GS Nguyễn Lân Dũng nhấn mạnh.

PGS Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam lo ngại, nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét học bạ thì có thể xảy ra tiêu cực, dẫn đến tình trạng học sinh sẽ không học: "Nếu không thi mà xét học bạ, trong khi điểm học bạ mỗi vùng miền, trường học khác nhau sẽ dẫn tới tiêu cực. Cơ bản kỳ thi như năm vừa rồi, nên ổn định, không nên thay đổi nữa", PGS Trần Xuân Nhĩ phân tích.

Năm 2021 sẽ giữ ổn định như 2020

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, qua 6 năm thực hiện, lộ trình đổi mới kỳ thi THPT quốc gia đến lúc này đã hoàn thành, do đó việc tổ chức kỳ thi sau năm 2020 cơ bản ổn định: "Phương án tổ chức kỳ thi năm 2021 không có gì thay đổi cả về số môn thi, phạm vi kiến thức, cách thức tổ chức... giống như kỳ thi năm 2020, vì vậy, các em học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể yên tâm chuẩn bị cho kỳ thi".

Về lộ trình tổ chức và phương án thi trong những năm sắp tới, người đứng đầu Bộ GD&ĐT khẳng định, tinh thần là ổn định, chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ vào kiểm tra, đánh giá cho phù hợp; thí điểm, tiến tới mở rộng hình thức thi trên máy tính, đồng thời, chú trọng phát triển ngân hàng câu hỏi phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, kỳ thi tốt nghiệp năm 2020 đã đạt được những kết quả tốt đẹp và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Đổi mới giáo dục đào tạo nói chung và thi cử nói riêng là một quá trình nên cần có sự ổn định để không gây xáo trộn đối với học sinh. Do đó, trong thời gian trước mắt cần giữ ổn định kỳ thi tốt nghiệp THPT như năm 2020.

"Những kỳ thi sau năm 2020 cơ bản giữ ổn định như hiện nay và chỉ tập trung vào 2 khâu. Khâu thứ nhất, tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác để có ngân hàng đề thi phong phú hơn, để tất cả thí sinh dựa vào đó mà học, ôn luyện. Thứ hai là ứng dụng công nghệ để tiến tới chúng ta có thể thi qua máy càng nhiều càng tốt và thi nhiều đợt một năm thông qua cac trung tâm khảo thí", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

https://baocantho.com.vn/hay-nhung-van-con-gap-kho--a126558.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Mẹ bé Bắp lần đầu nói về ồn ào 16,7 tỷ đồng tiền từ thiện, giải thích chuyện làm răng sứ và cho con học trường quốc tếNóng: Mẹ bé Bắp lần đầu nói về ồn ào 16,7 tỷ đồng tiền từ thiện, giải thích chuyện làm răng sứ và cho con học trường quốc tế
2 giờ trước
Chuyện gì đã xảy ra với vợ Huy Khánh?Chuyện gì đã xảy ra với vợ Huy Khánh?
4 giờ trước
Căng: Sao nam Vbiz quỳ gối xin lỗi Trấn Thành, nguyên nhân vì 1 câu "vạ miệng" trên sóng truyền hìnhCăng: Sao nam Vbiz quỳ gối xin lỗi Trấn Thành, nguyên nhân vì 1 câu "vạ miệng" trên sóng truyền hình
4 giờ trước
Biến căng: Cảnh sát khám nhà khẩn, bắt giữ nam diễn viên hàng đầu nghi xúi giục tra tấn người đến chếtBiến căng: Cảnh sát khám nhà khẩn, bắt giữ nam diễn viên hàng đầu nghi xúi giục tra tấn người đến chết
2 giờ trước
Hoa hậu 99 của Vbiz vừa công khai bạn trai đã phát tín hiệu kết hôn, đàng trai là Phó GĐ công ty khoáng sảnHoa hậu 99 của Vbiz vừa công khai bạn trai đã phát tín hiệu kết hôn, đàng trai là Phó GĐ công ty khoáng sản
4 giờ trước
Kim Jong Kook lần đầu hé lộ nhà riêng làm dàn sao muốn "ngất xỉu": Hoá ra không ai yêu là có lí do!Kim Jong Kook lần đầu hé lộ nhà riêng làm dàn sao muốn "ngất xỉu": Hoá ra không ai yêu là có lí do!
2 giờ trước
Nhiều lần thấy con trai giặt quần áo cho vợ, tức mình tôi khuyên con ly hôn và sững sờ với câu đáp trả của conNhiều lần thấy con trai giặt quần áo cho vợ, tức mình tôi khuyên con ly hôn và sững sờ với câu đáp trả của con
3 giờ trước
Sau 6 tháng 'chiến tranh lạnh', tôi đưa ra quyết định ly hôn, nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, khung cảnh trước mắt khiến tôi bàng hoàngSau 6 tháng 'chiến tranh lạnh', tôi đưa ra quyết định ly hôn, nhưng khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, khung cảnh trước mắt khiến tôi bàng hoàng
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cảnh nam sinh ngồi bấm điện thoại khi bà bầu đứng suốt 30 phút trên tàu metro số 1 gây tranh cãi dữ dội

Cảnh nam sinh ngồi bấm điện thoại khi bà bầu đứng suốt 30 phút trên tàu metro số 1 gây tranh cãi dữ dội

Netizen

40 phút trước
Mới đây nhất, chia sẻ của anh Lê Tuấn Anh (TP.HCM) về tác phong văn minh sau tháng trải nghiệm đi làm bằng metro Bến Thành - Suối Tiên cũng được nhiều cư dân mạng quan tâm.
Mẹ đơn thân sống cùng con trai: Vừa mở cửa phòng trọ liền thấy 1 điều chưa từng dám nghĩ tới

Mẹ đơn thân sống cùng con trai: Vừa mở cửa phòng trọ liền thấy 1 điều chưa từng dám nghĩ tới

Sáng tạo

44 phút trước
Mới đây trên mạng xã hội Xiaohongshu, một người phụ nữ có tên Tần Lam (35 tuổi) gây chú ý khi chia sẻ căn phòng 10m2 được thuê với giá (3 triệu đồng) ở Phúc Kiến, Trung Quốc.
Khoảnh khắc kinh hoàng khi voi suýt nghiền nát ô tô cùng người ngồi bên trong

Khoảnh khắc kinh hoàng khi voi suýt nghiền nát ô tô cùng người ngồi bên trong

Lạ vui

46 phút trước
Bức hình một con voi đực khổng lồ ngồi lên mui xe và kính chắn gió dường như sắp ngiền nát chiếc xe ô tô, thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng.
Salah xuất sắc, Liverpool khiến Man City chạm mốc chưa từng có

Salah xuất sắc, Liverpool khiến Man City chạm mốc chưa từng có

Sao thể thao

54 phút trước
Liverpool củng cố ngôi đầu bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh sau khi thắngMan City trên sân vận động Etihad. với tỷ số 2-0. Đây là lần đầu tiên Man City dưới thời huấn luyện viên Pep Guardiola thua Liverpool trên sân nhà.
Đến Bình Thuận ghé thăm làng chài mũi La Gàn

Đến Bình Thuận ghé thăm làng chài mũi La Gàn

Du lịch

1 giờ trước
Đây là nơi sinh sống của ngư dân làng chài La Gàn (làng chài Bình Thạnh) - cộng đồng vẫn lưu giữ nét đặc trưng của làng chài truyền thống.
Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng

Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng

Pháp luật

1 giờ trước
Ngày 24.2, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trần Thị Kim Thoa (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH địa ốc Á Châu) mức án 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bí ẩn chiếc thẻ thanh tra xây dựng của người bị CSGT khống chế ở TPHCM

Bí ẩn chiếc thẻ thanh tra xây dựng của người bị CSGT khống chế ở TPHCM

Tin nổi bật

1 giờ trước
Chiếc thẻ thanh tra xây dựng phường của người đàn ông bị CSGT khống chế ở TPHCM vẫn còn nhiều bí ẩn cần được làm rõ, cảnh sát đang tiếp tục xác minh.
Diva Hồng Nhung và hành trình vừa làm việc vừa chiến đấu với ung thư

Diva Hồng Nhung và hành trình vừa làm việc vừa chiến đấu với ung thư

Sao việt

1 giờ trước
Thời điểm phát hiện ung thư cũng là giai đoạn bận nhất trong đời của Diva Hồng Nhung; chị vừa điều trị vừa cố gắng hoàn tất hàng loạt dự án âm nhạc đang thực hiện.
Cha tôi, người ở lại - Tập 5: Mẹ Nguyên trở về sau 10 năm

Cha tôi, người ở lại - Tập 5: Mẹ Nguyên trở về sau 10 năm

Phim việt

2 giờ trước
Sau khi trở về nước, bà Liên (Thu Quỳnh) - mẹ của Nguyên đã đến tận trường tìm gặp con trai. Sau đó, hai mẹ con tới quán cà phê nói chuyện riêng.
Làm thịt heo quay nhớ thực hiện bước này bì vàng ươm, nổ đều lại giòn tan ăn đã miệng

Làm thịt heo quay nhớ thực hiện bước này bì vàng ươm, nổ đều lại giòn tan ăn đã miệng

Ẩm thực

2 giờ trước
Món thịt heo quay thơm nức, phần thịt mềm ngọt, phần bì giòn tan ăn kèm xoài chua và chấm nước sốt chua ngọt cực ngon.
Triệu Lộ Tư tự biến mình thành trò hề

Triệu Lộ Tư tự biến mình thành trò hề

Sao châu á

2 giờ trước
Nhiều người chỉ trích nữ diễn viên mang bệnh tật ra marketing, làm ầm ĩ gây chú ý suốt nhiều ngày, sau đó lợi dụng sự việc để kiếm lợi cho mình.