Hãy cẩn thận, rất có thể bạn sẽ di truyền cho con cái căn bệnh chính bạn không hề biết mình mắc phải
Nếu bố mẹ hoặc người ruột thịt của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn những người khác.
Hiện Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người mắc tăng huyết áp. Điều này có nghĩa, đây là căn bệnh phổ biến, nguy hiểm, là “kẻ hại chết người thầm lặng” bởi không có triệu chứng điển hình, nhiều người mắc mà không hề biết. Trong khi đó, cách đơn giản nhất để phát hiện bệnh là đo huyết áp.
Các chuyên gia tim mạch khẳng định tăng huyết áp không phải là bệnh thần kinh, không phải là do căng thẳng thần kinh.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia khẳng định khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân.
Tuy nhiên, có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.
Ăn nhiều muối là một trong 6 yếu tố nguy cơ mắc tăng huyết áp
Hội Tim mạch học Việt Nam chỉ ra 6 yếu tố nguy cơ sau có thể điều chỉnh được: Thừa cân và béo phì (là người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn); Ăn nhiều muối; Hút thuốc lá (gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch); Uống rượu nặng và thường xuyên; Thiếu vận động (cuộc sống tĩnh lặng dễ dẫn đến thừa cân, tăng huyết áp); Stress (các căng thẳng trong cuộc sống cũng làm ảnh hưởng tới huyết áp).
3 yếu tố nguy cơ khác không thể điều chỉnh được. Cụ thể, đó là chủng tộc. Theo đó, người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp sớm hơn, nặng hơn người Cancasians.
Video đang HOT
Di truyền: tăng huyết áp có xu hướng di truyền. Nếu bố mẹ hoặc người ruột thịt của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.
Yếu tố thứ 3 là tuổi. Tuổi càng cao bạn càng dễ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Đàn ông thường bắt đầu bị tăng huyết áp từ 35-50. Phụ nữ có thể bị tăng huyết áp sau mãn kinh.
Có khoảng dưới 10% số người bị tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, các bệnh nhân này được gọi là tăng huyết áp thứ phát (có căn nguyên).
Khi bạn bị tăng huyết áp xuất hiện sớm (khi còn trẻ) hoặc tăng huyết áp rất khó khống chế thì cần tìm hiểu kỹ xem có nguyên nhân nào không.
Những nguyên nhân gây THA thứ phát thường gặp là:
- Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận cấp; Viêm cầu thận mạn tính; Sỏi thận, niệu quản; Hẹp động mạch thận…
- Các bệnh nội tiết: cường tuyến giáp; cường tuyến yên; bệnh u tế bào ưa crom (u tủy thượng thận); u vỏ thượng thận…
- Các bệnh lý mạch máu và tim: Hở van động mạch, hẹp eo động mạch chủ, Takayasu…; Nhiễm độc thai nghén.
- Tăng huyết áp do dùng một số thuốc: thuốc chữa ngạt mũi, chữa hen; thuốc đông y như cam thảo…
- Tăng huyết áp do yếu tố tâm thần: lo lắng, sợ sệt quá mức.
Quỳnh An (ghi)
Theo giadinh.net
Mất 6 đứa con chỉ vì một căn bệnh di truyền quái ác
Một cặp vợ chồng đã mất 6 đứa con của họ trong vòng vài giờ sau khi được sinh ra với tình trạng di truyền hiếm gặp.
Con trai duy nhất còn sống của họ, Edward Bernardi, đến từ Springwell (Anh), đã "thách thức" các bác sĩ bằng cách trở thành người sống lâu nhất thế giới dù mang trong người căn bệnh di truyền có tên là Leigh - căn bệnh gây đột biến DNA ty thể ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh. Thế nhưng, mặc dù được tận tình cứu chữa và bản thân có sức sống mãnh liệt, nhưng cuối cùng, Edward cũng ra đi ở tuổi 21 và để lại nỗi đau đớn tột cùng lại cho cha mẹ.
Cô Sharon Bernardi (52 tuổi), mẹ của Edward nói: "Thật không may là bệnh Leigh không có cách chữa trị. Khi đó, con trai tôi mới hơn 4 tuổi và được chẩn đoán mắc căn bệnh này. Các bác sĩ nói con sẽ không thể có sinh nhật lần thứ năm, nhưng Edward đã làm được điều đó. Thậm chí, con còn khiến mọi người ngạc nhiên khi sống tiếp cho đến khi được 21 tuổi. Bởi tất cả những đứa con trước đó của chúng tôi đều chết trong vài giờ hoặc vài ngày sau khi được sinh ra. Vì vậy, Edward là một chiến binh thực sự. Khi bạn đã mất đi năm đứa con trước đó, bạn sẽ muốn cho con mọi thứ bạn có thể và đó là những gì chúng tôi đã làm với Edward. Con trai tôi phải ngồi xe lăn và cần phải được chăm sóc toàn thời gian".
Edward chụp hình cùng cha mẹ trong sinh nhật lần thứ 21 của mình.
Cô cho biết thêm: "Tôi đã không biết là các con tôi mắc bệnh gì cho đến khi đứa con thứ năm của tôi chết. Không ai biết tại sao nó lại xảy ra, và các bác sĩ không có câu trả lời dù họ đã đưa trường hợp của tôi vào nghiên cứu khi tôi liên tục mất 3 đứa con mới sinh. Rồi tôi có thai lần nữa, tôi không biết làm gì hơn ngoài cầu nguyện mong cho lần sinh con này sẽ khác. Nhưng rồi, niềm tin của tôi bị dập tắt khi mẹ tôi tiết lộ là bà cũng từng rơi vào trường hợp giống như tôi khi mất đi 3 đứa con trước khi sinh tôi ra".
Sau khi điều tra thêm, người ta thấy rằng gia đình Sharon đã mất tổng cộng 5 người con trước khi sinh Edward, và những đứa trẻ này đều chết chỉ trong vài giờ sau khi được sinh ra. Vì vậy, trong lần mang thai Edward, cô đã được các bác sĩ theo dõi sát sao và chuẩn bị mọi thứ tốt nhất. Trong 48 giờ đầu tiên sau khi chào đời, Edward được cho uống thuốc và truyền máu để ngăn chặn một dạng ngộ độc máu gọi là nhiễm axit lactic - nguyên nhân gây ra cái chết những đứa con trước đó của cô Sharon.
Cho đến khi Edward được 4 tuổi, trong một lần cậu bé bị co giật, các bác sĩ cuối cùng đã tìm ra nguyên nhân sâu xa của vấn đề di truyền trong gia đình. Họ chẩn đoán Edward mắc bệnh Leigh - một chứng rối loạn cản trở hoạt động trơn tru của hệ thần kinh. Nó được gây ra bởi các khiếm khuyết trong ty lạp thể mẹ - nhà máy điện của các tế bào.
Đau đớn hơn là cô Sharon và chồng cô là ông Neil Bernardi được thông báo rằng Edward có khả năng chết trước khi lên 5, nhưng kỳ diệu thay, đứa trẻ đã sống sót cho đến khi bước sang tuổi 21 mới từ giã cõi đời bởi một chứng động kinh gây ra cơn đau tim nghiêm trọng.
Edward là một chiến binh dũng cảm. Bất chấp lời tuyên bố không thể sống qua 5 tuổi của bác sĩ, Edward đã cùng cha mẹ dệt nên 21 năm bên nhau đầy kỷ niệm.
Cô Sharon chia sẻ: "Đó là một điều tàn khốc đối với vợ chồng tôi, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy may mắn khi đã từng có Edward. Con trai tôi luôn dũng cảm và có khiếu hài hước tuyệt vời, con sẽ cười khúc khích với bất cứ điều gì. Mặc dù các nghiên cứu để chữa căn bệnh quái ác này là quá muộn đối với tôi nhưng sẽ là một điều tuyệt vời nếu các nhà khoa học và bác sĩ có thể ngăn chặn điều này trong tương lai".
Được biết, trước đó, khi Edward được 11 tuổi, cô Sharon đã mang thai và sinh cô con gái út tên là Caroline, nhưng tiếc là cô bé đã không dũng cảm được như anh của mình, nên đã ra đi sau 22 giờ chào đời.
Vậy hội chứng Leigh là gì?
Câu chuyện đau lòng của cô Sharon đã xảy ra cách đây hơn 9 năm về trước. Tại thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của giáo sư Doug Turnbull làm việc tại trường Đại học Newcastle (Anh) đã lao vào nghiên cứu trường hợp đặc biệt này và họ đã làm nên lịch sử khi phát hiện ra nguyên nhân gây ra những cái chết liên tiếp của các con cô Sharon là do căn bệnh di truyền có tên là Hội chứng Leigh.
Hội chứng Leigh là một tình trạng rối loạn thần kinh nghiêm trọng thường xuất hiện trong một năm đầu đời của một đứa trẻ. Tình trạng này được đặc trưng bởi sự mất dần dần các khả năng tinh thần và vận động (hồi quy tâm lý) và thường dẫn đến tử vong trong vòng 2-3 năm, nguyên nhân phổ biến là do suy hô hấp. Một số ít cá nhân không phát triển các triệu chứng cho đến khi trưởng thành hoặc các triệu chứng xấu có bước tiến chậm.
Nguyên nhân gây ra căn bệnh là do trong quá trình thụ thai, DNA của mẹ và DNA của cha sẽ được chuyển vào một tế bào có ty thể khỏe mạnh. Ty thể không phải là một phần của tế bào, nói nôm na, nó giống như là một cục pin giúp cung cấp năng lượng cho tế bào. Nếu cục pin đó bị hỏng, em bé có thể bị mắc bệnh và có thể sẽ chết.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu các loại thuốc để giúp chữa căn bệnh này.
Nguồn: Dailymail, Mom/baodatviet
Hãy nhớ số đo huyết áp như nhớ số tuổi của mình Tăng huyết áp được coi là yếu tố nguy cơ chính dẫn đến các ca tử vong do bệnh tim mạch (41%) và đột quỵ (51%). Tăng huyết áp ngày càng phổ biến, trở thành một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng cấp bách nhất hiện nay. Khám sàng lọc và tư vấn bệnh tăng huyết áp. Kẻ giết người thầm...