Hay bị ngứa đầu, có phải viêm chân tóc?
Tôi năm nay 30 tuổi, đầu tôi lúc nào cũng ngứa, kể cả sau khi gội khoảng 2 giờ. Tôi đã thay dầu gội, dùng cả dầu gội trị nấm nhưng không hết. Xin hỏi, tôi mắc bệnh gì? Hà Thị Hiền (Lạng Sơn)
Tra lơi
Theo như bạn mô tả, rất có thể bạn bị bệnh viêm chân tóc, hay còn gọi là viêm nang lông, là tình trạng viêm ngay đầu lỗ chân lông. Là một bệnh rất hay gặp. Bệnh có biểu hiện là những vết sần ở chân các sợi tóc. Các sẩn này nổi cao hơn mặt da. Đôi khi có một vảy tiết dính ở phía trên sẩn.
Bệnh bắt đầu bằng một sẩn đỏ, nhỏ quanh chân lông, đóng vảy, khi lành bong vảy không để lại sẹo. Bệnh thường phát ở những người hay ra nhiều mồ hôi, có thói quen gội đầu quá nhiều hoặc thường dùng các dầu gội đầu có chất tẩy mạnh làm sạch gàu. Những người dùng lượng dầu gội đầu quá nhiều mà lại không xả kỹ, đặc biệt ở các cháu nhỏ nên các chất tẩy còn lưu lại cũng làm tổn thương da đầu.
Video đang HOT
Bệnh viêm chân toc thường phát ở những người hay ra nhiều mồ hôi, có thói quen gội đầu quá nhiều, hoặc thường dùng các dầu gội đầu có chất tẩy mạnh làm sạch gàu (anh minh hoa)
Nguyên nhân do nhiễm khuẩn và hoặc nhiễm vi nấm kèm theo tụ cầu, liên cầu thường xuyên có trên bề mặt da và lỗ chân lông. Khi người bệnh bị ngứa, gãi nhiều làm trầy xước da, tạo điều kiện cho các vi khuẩn này gây bệnh. Nếu không điều trị ngay, khi chỗ viêm nhiễm khuẩn ngày càng sâu tạo thành áp- xe giữa nang lông, biểu hiện thành một mụn mủ có nền cộm, quầng viêm đỏ lan rộng.
Muốn biết chính xác có phải bạn bị viêm chân tóc hay không phải đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để bác sĩ căn cứ vào tình hình bệnh cụ thể mà có chỉ định phù hợp. Tuyệt đối không nên tự ý bôi thuốc bởi nếu sử dụng thuốc không hợp lý sẽ khiến tình trạng nhiễm khuẩn ngày càng nặng thêm.
(Theo Sưc khoe & Đơi sông)
Nguyên nhân và giải phóng chống rụng tóc
Những sợi tóc rụng luôn là hiện tượng khiến nhiều chị em phụ nữ "mất ăn mất ngủ". Tuy nhiên, viêc tóc cũ rụng đi đê thay bằng sợi tóc mới cũng là chu trình phát triên của sợi tóc. Bạn chỉ nên lo lắng khi sô lượng tóc rụng môi ngày nhiêu con sô 100.
Một cách đơn giản để kiểm tra xem mình có bị chứng rụng tóc hay không đó là: Cầm khoảng 20 sợi tóc ở giữa ngón trỏ và ngón cái, nắm chặt và kéo từ từ. Nếu số lượng tóc bị rụng nhiều hơn 6 sợi thì chứng tỏ mái tóc của bạn rất yếu.
Trên thực tế, ngoài những yếu tố như di truyền, dùng thuốc, mang thai, sinh nở... thì không ít những thói quen xấu trong cuộc sống hằng ngày của bạn chính là nguyên nhân gây hư tổn cho tóc và cuối cùng là dẫn đến rụng tóc. Vì vây, đê cải thiên tình trạng tóc rụng thì trước hêt bạn nên từ bỏ những thói quen tưởng như vô hại này.
1. Chải tóc khi còn ướt
Khi ướt là lúc tóc mong manh và dễ rụng nhất. Vì vậy nếu bạn chải lúc này sẽ khiến sợi tóc bị căng và rụng. Nếu phải chải tóc khi ướt, hãy dùng loại lược răng thưa, mềm và nhẹ nhàng gỡ tóc. Nếu bạn muốn làm khô tóc bằng máy sấy hãy dùng tay để xới tóc.
2. Sử dụng hóa chất
Thường xuyên sử dụng các hóa chất nhuộm, uốn, duỗi tóc dễ làm cho tóc bị giòn, dễ gãy và rụng. Thuốc uốn tóc có tính kiềm rất mạnh do đó dễ làm đóng vón chất protein, làm tóc mất đi sự óng mượt. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao trong khi làm tóc cũng khiến các tế bào tóc bị phá hủy, tóc dễ rụng và bị cháy, chuyển từ đen thành vàng, từ dày sang thưa.
Các loại hóa chất tạo kiêu khác như keo xịt tóc, gel, mousse... cũng tác động không tốt đến tóc nêu bạn xài quá nhiêu.
3. Để tóc ướt đi ngủ
Nhiều bạn có thói quen gội đầu ban đêm rồi để tóc ướt đi ngủ. Thói quen xấu này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm phát triển và sinh ra gàu. Gàu khiên bạn ngứa ngáy khó chịu nên thường xuyên gội đầu và gãi mạnh. Hành đông này làm tổn thương da đầu và nang tóc, khiến tóc bị gàu nhiều hơn, đồng thời tóc yếu, mỏng dần và dễ rụng.
Các loại hóa chất tạo kiêu khác như keo xịt tóc, gel, mousse... cũng tác động không tốt đến tóc nêu bạn xài quá nhiêu.
4. Hút thuốc - uống rượu
Các chất kích thích có trong thuốc là và cồn làm thay đôi quá trình phát triên và phục hôi của tóc, giảm sự tuân hoàn máu nuôi dưỡng sợi tóc. Vì vậy nếu muốn có một mái tóc khỏe đẹp, bạn cần từ bỏ quen quen xấu này.
5. Buộc tóc quá chặt
Dưới sự tác động cơ học của việc cột, thắt bím, búi tóc quá chặt làm căng chân tóc nhiều lần khiến tóc dễ bị rụng.
6. Thói quen nhổ tóc
Nhổ tóc do thói quen hoặc rối loạn tâm lý đều khiến mái tóc thưa dần và không mọc khỏe như trước.
7. Sấy tóc
Thường xuyên sấy tóc ở nhiệt độ cao mà không sử dụng kem dưỡng tóc sẽ làm cho cấu trúc của tóc kém bền vững, hủy hoại các chất bảo vệ tóc. Mái tóc bạn sẽ bị khô, chẻ ngọn, gãy và cuối cùng là rụng.
Vì vậy, bạn nên hạn chế sấy tóc hoặc sấy ở mức có độ nóng thấp nhất, để máy sấy cách tóc 15 - 20 cm, không để máy sấy tại một điểm quá 15 giây, bôi dầu bảo vệ tóc trước khi sấy.
8. Gội đầu bằng nước nóng
Không nên gội bằng nước nóng vì nó làm da đâu bạn bị khô và kích thích viêc tăng tiết bã nhờn trên da đầu.
9. Dùng lược quá cứng
Chọn lược răng thưa, mềm để tránh da đầu và sợi tóc bị cọ xát nhiều.
10. Chải tóc thường xuyên
Thói quen liên tục chải tóc hoặc vuốt tóc quá nhiều lần trong ngày khiến sợi tóc chịu sức căng và ma sát dễ bị rụng.
11. Gội đầu quá nhiều lần
Gội đầu hàng ngày khiến tuyến bã nhờn trên da đầu (nơi sản sinh dầu giúp bảo vệ tế bào tóc và điều chỉnh sự cân bằng độ ẩm trên da đầu) tiết nhiều dầu hơn. Điều này không chỉ gây rụng tóc mà còn khiến tóc bị xỉn màu và tùy theo tình trạng của mái tóc, da đâu sẽ bị dầu hoặc khô.
Không nên chải tóc với lược quá cứng.
12. Không bảo vệ tóc khi ra đường
Tia bức xạ cực tím từ ánh nắng mặt trời, sức nóng và sự ô nhiễm môi trường dần dần làm cho tóc vàng, khô, cháy và rụng. Ngoài ra, thời tiết như khô hanh, độ ẩm nhiều cũng là tác nhân gây ra rụng tóc.
13. Sử dụng sai loại dầu gội
Một trong những nguyên nhân khiến tóc bạn bị yếu và rụng chính là tóc bạn đang bị hư tổn. Bạn nên sử dụng loại dầu gội và dầu xả dành riêng cho tóc bị hư tổn với vi dưỡng chất Micro Moisture có thể thấm sâu vào bên trong sợi tóc, phục hồi những sợi tóc yếu và nuôi dưỡng tóc từ gốc đến ngọn. Nên sử dụng kèm theo kem ủ tóc và kem dưỡng tóc ban đêm để có hiệu quả cao.
Massage nhẹ nhàng trước và trong khi gội đầu để kích thích mao mạch và mao nang thúc đẩy tóc nhanh mọc.
14. Sử dụng dầu xả không đúng cách
Dâu xả giúp tóc bạn bóng mượt hơn tuy nhiên nêu sử dụng không đúng cách thì tác dụng sẽ hoàn toàn ngược lại. Bôi dầu xả trực tiếp vào da đầu gây hiện tượng dầu và dẫn đến rụng tóc. Sử dụng quá nhiều dầu xả cũng khiến tóc bị rụng. Bạn nên đọc kỹ hướng dân sử dụng trên chai và tuyêt đôi không để dầu xả trên tóc quá 15 phút.
15. Stress
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi do bị stress khiến bạn phải suy nghĩ nhiều và mất ngủ. Khi tập trung suy nghĩ sẽ làm nhiệt độ ở chân tóc tăng và sản xuất dầu nhiều hơn. Nhiêu bã nhờn tích tụ chung quanh chân tóc làm sự lưu thông của máu nuôi chân tóc bị nghẽn lại. Từ đó chân tóc ngày càng teo nhỏ cho đến lúc chân tóc biến mất. Khi da đầu trở nên bóng dâu, việc mọc tóc trở lại cũng rất khó khăn.
16. Mât ngủ
Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng xấu đển mái tóc. Từ 22 - 2h sáng là thời điểm tóc được phục hồi nhiều nhất, chính vì thế trong khoảng thời gian đó, bạn phải chắc chắn là đã ngủ sâu giấc. Mỗi ngày bạn nên ngủ đủ ít nhất 6 tiếng và nên tạo thói quen ngủ buổi trưa từ 10 - 30 phút.
17. Ăn kiêng
Việc ăn uống ảnh hưởng đến mái tóc rất rõ rệt. Ăn thiếu chất hoặc ăn kiêng khiến bạn dễ bị rụng tóc hơn binh thường.
Vitamin H, chất đạm, vitamin nhóm B và các chất khoáng (có trong lòng đỏ trứng, cá, sữa, phô mai các loại hạt, gan bò, cá hồi, men bia, đậu nành, đậu phộng, hạt óc chó, cải bắp, nấm) sẽ giúp kích thích sự phát triển của tóc. Thiếu chất kẽm (có trong gan, sò, thịt đỏ, cá, óc, trứng) làm tóc kém phát triển, tóc trở nên mảnh, nhỏ, có màu vàng ố, không óng ả và hay bị rụng.
Theo SSM
Mẹo tránh tóc bị tích điện Tích điện không chỉ làm cho sợi tóc bám đầy bụi, làm mất đi vẻ đẹp trên tóc mà tóc còn dính chặt lên mặt. Hiện tượng này là do tóc khô, sự ma sát giữa tóc và quần áo, thậm chí cả phương pháp gội đầu, dưỡng tóc. Muốn đánh đuổi tích điện, đầu tiên phải giải quyết vấn đề tóc khô....