Hay bị chảy nước mũi khi thời tiết thay đổi: Phòng ngừa thế nào?
Thời tiết thay đổi là cơ hội khiến cho nhiều căn bệnh bùng phát, trong đó có các bệnh đường hô hấp. Chảy nước mũi là một trong số những triệu chứng phổ biến của các căn bệnh này. Làm sao để hạn chế và ngăn ngừa tình trạng này?
Nguyên nhân gây chảy nước mũi
Hốc mũi được lót một lớp niêm mạc, trên bề mặt niêm mạc lại được bao phủ một lớp thảm nhầy có chức năng giữ bụi bẩn và các loại vi khuẩn gây hại. Một khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích bởi các yếu tố như hóa chất, khối u, dị vật… làm cho tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô hoạt động mạnh hơn khiến cho dịch tiết nhiều hơn bình thường và tạo nên hiện tượng chảy nước mũi.
Hay bị chảy nước mũi không chỉ khiến người bệnh thấy khó chịu, khó thở mà còn gây ảnh hưởng đến giao tiếp.
Chảy nước mũi gây ra rất nhiều bất tiện
Tại sao lại hay bị chảy nước mũi khi thời tiết thay đổi?
Giao mùa, nắng mưa thất thường, thay đổi thời tiết tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gia tăng trong khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi đó sẽ dẫn đến các triệu chứng về đường hô hấp như viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi, và đặc biệt là chảy nước mũi.
Một nghiên cứu công bố bởi các chuyên gia hàng đầu và tai mũi họng cho rằng có đến 96% người khảo sát từng bị chảy nước mũi khi thời tiết trở lạnh, trong đó có đến 48% ở mức độ vừa và nặng. Bác sĩ Murray Grossan tại Viện xoang và sức khỏe Grossan (Mỹ) cho rằng: “Khi chất nhầy được tiết ra quá nhiều, nó sẽ chảy ra ngoài và đây là phản ứng cần thiết để bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi”.
Ngoài ra, khi giao mùa, đặc biệt là mùa phấn hoa nhiều cũng dễ khiến người bị viêm mũi dị ứng hắt hơi, chảy nước mũi cả ngày.
Video đang HOT
Làm sao để ngăn ngừa chảy nước mũi khi thay đổi thời tiết?
Giữ cho cơ thể luôn ấm áp
Không khí khô hoặc lạnh khi thời tiết chuyển mùa là những nguyên nhân phổ biến gây nên chảy nước mũi. Vì vậy, cần phải giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là những vùng quan trọng như cổ, ngực và mũi. Mát xa vùng mũi khi thức dậy vào buổi sáng bằng cách dùng tay xoa xoa, thở ra hít vào trong vài phút sẽ giúp vùng mũi ấm áp hơn.
Luôn tắm bằng nước ấm ở nơi kín gió, lau cơ thể nhanh chóng rồi mặc quần áo ngay để hạn chế bị nhiễm cảm lạnh.
Sử dụng các loại thảo dược như kim ngân hoa, thương nhĩ tử, bạc hà,… để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng chảy nước mũi khi thay đổi thời tiết.
Mát xa vùng mũi khi thức dậy vào buổi sáng sẽ giúp vùng mũi ấm áp hơn
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể như kẽm, các lọai vitamin như A, C, omega 3,… để tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh, từ đó phòng ngừa chảy nước mũi.
Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể
Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Đây là biện pháp được các bác sĩ tai mũi họng đánh giá cao đặc biệt là với người bị viêm mũi dị ứng hay viêm xoang. Xịt mũi, rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn, phấn hoa, virus, thậm chí cả vi khuẩn trong hốc mũi. Nhờ đó sẽ giúp phòng ngừa chảy nước mũi khi thời tiết thay đổi.
Với trẻ nhỏ, không nên dùng bình rửa có áp lực mạnh tạo thành luồng, bởi có thể sẽ gây đau tai, viêm tai. Theo các bác sĩ, chỉ nên dùng bình xịt mũi tạo áp lực nhẹ như phun sương để xịt mũi cho trẻ. Khi dịch mũi mềm thì hướng dẫn trẻ xì mũi ra hoặc dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng.
Với người lớn, nếu biết cách thì có thể rửa mũi thường xuyên. Nếu không biết cách rửa mũi thì nên hạn chế, chỉ nên xịt mũi bằng bình phun sương áp lực nhẹ là đủ.
Trong các loại dung dịch xịt mũi, các chuyên gia cũng khuyến cao nên chọn dung dịch chứa nước muối biển và các nguyên tố vi lượng có nồng độ tối ưu với sức khỏe niêm mạc mũi, để vừa làm sạch lại giúp sát khuẩn, làm se, tốt cho mũi.
Phi Long
4 loại thực phẩm không nên dùng nhiều vì có thể gây nghẹt mũi
Nghẹt mũi thường gây ra cảm giác khó chịu. Nguyên nhân nghẹt mũi có thể là do viêm mũi, cảm lạnh hay dị ứng. Tuy nhiên, một điều ít người biết là ăn một số món cũng thể kích thích mũi tiết chất nhầy và gây nghẹt.
Ăn cay có thể khiến các mô trong mũi sưng lên, gây nghẹt mũi - Ảnh minh họa: Shutterstock
Một số món ăn có thể gây nghẹt mũi ở người này nhưng lại ít ảnh hưởng đến người khác, tùy thuộc vào cơ địa và cách cơ thể phản ứng với thực phẩm, theo Eatthis.
Những thứ không nên ăn nhiều vì có thể gây nghẹt mũi gồm:
1. Đường tinh luyện
Đường rất dễ gây viêm, từ đó kích thích xoang mũi tiết chất nhầy, gây nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây là hiện tượng thường xuất hiện ở những người ăn nhiều đường. Nếu bạn ăn ít đường thì có thể không xảy ra, theo Eatthis.
2. Món cay
Ăn cay sẽ khiến cơ thể tiết ra nhiều histamine, một chất có liên quan chặt chẽ đến tình trạng phản ứng dị ứng, tiết dịch của cơ thể. Các tế bào sản xuất ra histamine khi cơ thể phản ứng với tác nhân gây dị ứng. Chính histamine khiến các mô trong mũi sưng lên, gây nghẹt ở một số người.
3. Rượu
Bên cạnh đường thì rượu cũng là thứ có thể gây viêm nhiễm cho cơ thể ở một số người. Ngoài ra, trong hầu hết các loại rượu bia đều có gluten, chất có nhiều trong lúa mì và một số loại ngũ cốc khác như lúa mạch, yến mạch. Những người dị ứng với gluten cần cân nhắc khi uống rượu bia, theo Eatthis.
4. Một số loại trái cây
Chuối rất giàu kali, vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng khác. Tuy nhiên, đối với một số người, ăn chuối nhiều có thể gây nghẹt mũi. Chuối có khả năng kích thích cơ thể giải phóng histamine và làm nghẹt. Không chỉ chuối, một số loại trái cây khác cũng có thể gây hiệu ứng tương tự ở một số người là dâu tây và đu đủ, theo Eatthis.
Ngọc Quý
3 dấu hiệu điển hình của viêm mũi dị ứng Viêm mũi dị ứng là bệnh phổ biến vào mùa xuân, ước tính trên thế giới có 400 triệu người mắc bệnh này. PGS An khám cho bệnh nhân viêm mũi xoang. Chị Nguyễn Thị Nga, 37 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội bị viêm mũi dị ứng, chị tâm sự vào mùa xuân như hiện nay thì tình trạng nặng hơn rất nhiều,...